GIÁ TRỊ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI ANH

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 88 - 92)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI ANH

THỂ HIỆN TRONG GIÁO TRÌNH NEW HEADWAY – INTERMEDIATE

Mai Văn Cẩn*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Giáo trình New Headway – Intermediate là một giáo trình hay đang được dùng làm sách học tiếng Anh phổ biến ở Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp cho người học các chất liệu ngôn ngữ như ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp mà còn một loạt các giá trị văn hóa và tư tưởng. Đó là thông tin về sự phát triển khoa học kỹ thuật, phương pháp giáo dục thế hệ trẻ về lối sống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và cách bảo vệ môi trường sống an toàn, quan niệm về hạnh phúc và một loạt các vấn

đề phát sinh trong cuộc sống đến sự quyến rũ tai hại của đồng tiền đối với con ngườị Sử dụng cuốn sách này, giáo viên nên hướng dẫn sinh viên đi khai thác các giá trịđó để mà họ có thể hiểu

được chiều sâu ngôn ngữ và cái hay, cái đẹp của xã hội Anh đương thờị

Từ khóa: Giá trị văn hóa, tư tưởng của người Anh, giáo trình New Headway

Bước vào thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, sinh viên Việt Nam đã và đang học tiếng Anh để có phương tiện giao tiếp cũng như để tiếp cận với thế

giới khoa học. Nắm bắt được nhu cầu này, một loạt sách học tiếng Anh đã được nhập vào Việt Nam và trở thành nguồn tư liệu có giá trị. Một trong những giáo trình để dạy phổ

biến cho sinh viên Việt Nam và học viên cao học trong trường đại học hiện nay là giáo trình New Heawaỵ Mỗi giáo trình không chỉ

là một nguồn để dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp mà đằng sau nó còn chứa đựng biết bao giá trị khác nữạ Để tìm ra những giá trị này, phạm vi nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ

không còn dừng lại ở cấp độ câu mà là cả bài khóạ Theo Halliday, Hasan(2), Gerot (1)…, việc phân tích bài khóa không chỉ nhằm tìm ra cấu trúc của nó, mà còn chỉ ra giá trị văn hóa, tư tưởng và một loạt các mối quan hệ xã hội được thể hiện trong bàị Khi người học đã

đạt đến một trình độ nhất định (trình độ B và C theo khung tham chiếu Châu ÂU)(5), người thầy cần hướng dẫn họ đi tìm hiểu và khai thác được những giá trị này để thấy hết được chiều sâu ngôn ngữ, cái hay cái đẹp của xã hội nói thứ tiếng đó. Đồng thời, họ có thể

rút ra bài học cho riêng mình và có quan

điểm về thế giới quan, nhân sinh quan tương đối rõ ràng.*

*

Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com

Tập New Headway – Intermediate(4) là giáo trình mang đến cho cả người dạy và người học nhiều điều thú vị, đặc biệt là phần bài khóa (được dùng cho kỹ năng đọc hiểu). Với bài khóa số một, tác giả cho rằng 7 kỳ quan của thế giới cổ đại chỉ là những tòa nhà hay bức tượng và 7 kỳ quan của thế giới hiện đại là sản phẩm của khoa học kỹ thuật, cụ thể là máy tính, tàu du hành vũ trụ, thành tựu phát triển y học, phương tiện giao thông, thế vận hội Ô-lim-píc, sự phát triển nông nghiệp và bom nguyên tử. Đằng sau việc cung cấp thông tin này, tác giả muốn chỉ ra vai trò của khoa học kỹ thuật. Chính nó làm cho cuộc sống của chúng ta tồn tại, phát triển và trở nên hiện đại, an toàn hơn, mang tính người nhiều hơn. Xã hội con người đã phát triển từ chỗ

thiếu ăn, cả làng ở Pháp chết đói vào năm 1709, đến nay họ không thể ăn hết được lương thực mà họ sản xuất rạ Ngay đầu thế

kỷ 20, tuổi thọ trung bình ở châu Âu chỉ là 50 thì nay đã tăng lên 75 nhờ có thuốc và một số

căn bệnh gây tử vong đã được kiểm soát. Trong bao thế kỷ, việc đi trên mặt trăng chỉ là mơ ước thì nay đã trở thành hiện thực. Nhờ

có phương tiện giao thông hiện đại, người ta có thể đi hết nước này đến nước khác trong ngày nghỉ và sống ở quốc gia này nhưng làm việc ở quốc gia khác…. Tất cả đều nhờ có khoa học kỹ thuật, sản phẩm của con ngườị Thông điệp ở đây cần rút ra là mỗi chúng ta hãy làm việc, nghiên cứu và động não để góp

Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 85 - 99

phần xây dựng thế giới hiện đại hơn, an toàn hơn và làm chủ cuộc sống của mình, biến ước mơ tưởng như không thểđến hiện thực. Hình ảnh đẹp về người Anh hiện đại cũng

được khắc họa trong giáo trình này (trong các bài khóa số hai). Hạnh phúc là niềm khát khao của toàn nhân loạị Theo số liệu điều tra trong xã hội Anh, Mr Happy (người hạnh phúc) là người có độ tuổi nằm giữa 35 và 54, có nghề nghiệp ổn định, có nhà riêng, có gia

đình và hai con, được thư giãn giải trí vào thời gian rỗi, sau khi làm việc hết mình được giao lưu với bạn bè và chăm sóc các con vật nuôi, hàng năm được đi nước ngoài hai ba lần. Trong gia đình họ, người chồng là trụ

cột chính làm kinh tế còn người vợ có làm việc nhưng phải quán xuyến việc gia đình, trông nom con cái và chịu thiệt thòị Một người Anh khác nữa là bà sơ Beckett, một con chiên ngoan đạo tuyệt đối trung thành với Chúạ Ở độ tuổi 65 rồi mà không biểu hiện chút già nua chậm chạp, vẫn đi các nước để tìm hiểu văn hóa nghệ thuật và làm chương trình cho đài truyền hình BBC. Cái mà ta đáng học ở bà là lòng trung thành, đức tin và sự say sưa miệt mài, yêu lao động sáng tạo và lòng từ thiện.

Mỗi nhân vật ta gặp trong bài khóa số ba xuất thân trong những gia đình khác nhaụ Có người rơi vào hoàn cảnh éo le trắc trở, có người được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ, nhưng họđều trở thành những người nổi tiếng. Đó là Agatha Christie, Pablo Picasso và Scott Joplin.Tiểu thuyết gia vĩđại Agatha Christie, sinh ra trong một gia đình nghèo khó và mồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

côi bố từ khi 11 tuổi, đã sản sinh được 79 cuốn tiểu thuyết về đề tài trinh thám. Những lúc u ám nhất trong cuộc đời bà thì lại là thời

điểm bà viết ra những cuốn tiểu thuyết kiệt tác. Hơn nữa, bà còn thành lập riêng một nhà hát kịch ở Luân Đôn mà hiện nay vẫn đang diễn những vở để đời của bà. Pablo Picasso (người Tây Ban Nha), nhà vẽ tranh thiên tài của thế giới, không bị cuốn hút vào dòng vẽ

tranh truyền thống mà tự sáng tạo ra một kiểu vẽ tranh của riêng mình. Yêu hòa bình, phê phán chiến tranh, cảnh báo cho cả thế giới biết về sự tàn phá của chiến tranh, ông đã làm

kiệt tác Gernica năm 1937. Với trên 6000 bức tranh do ông để lại có giá một bức cũng vài triệu bảng Anh thì ta có thể thấy gia tài của ông lớn đến mức nàọ Scott (người Mỹ gốc Phi), một thần đồng âm nhạc, sinh ra trong một gia đình âm nhạc nghèo khó, lại mồ côi mẹ khi 14 tuổi và phải tự bươn chải cuộc sống từ đâỵ Trong môi trường đầy phức tạp của mặt sông Mississippi, xứ giang hồ của kẻ đánh bạc, thủy thủ và côn đồ, tính mạng của người lương thiện có thể bịđe dọa vào bất kỳ

thời điểm nào khi người ta giải quyết mọi vấn

đề đều bằng bạo lực lại là nơi chàng trai trẻ

thể hiện tài hoa âm nhạc. Ông đã sáng tác ra dòng nhạc của riêng mình có tên Ragtime, là sự pha trộn 2 dòng nhạc (1 của người da trắng và 1 của người da đen). Dòng nhạc này đã làm cuộc đời ông rạng rỡ và ông trở thành người độc nhất vô nhị có thể xua đi bạo lực trên mặt Sông mỗi khi người ta nghe thấy tiếng nhạc của ông, xóa nhòa đi sự phân biệt chủng tộc và đưa những người khác nhau về

màu da đến gần nhau hơn. Tất cả những người nổi danh này đều có một điểm giống nhau là yêu lao động, say sưa miệt mài với nghề nghiệp của mình và hướng thiện. Chính họ đã dùng nghệ thuật để chinh phục lòng người, cảm hóa con người, đưa con người tiến tới thế giới hòa bình.

Bài khóa số 4 (A World Guide to Good Manners – How not to behave badly abroad) lại chỉ ra sai sót của người Anh khi chủ quan cho rằng họ không cần học về văn hóa của các nước khác khi ngôn ngữ của họ đã trở

thành ngôn ngữ khá phổ biến và hầu hết người học đều biết về văn hóa Anh, nhưng rồi họ đã phải thay đổi suy nghĩ của mình khi ngày càng nhiều nước gia nhập vào khối EEC. Trọng tâm của bài chỉ ra rằng, để hội nhập với các nước trong khu vực cũng như

toàn thế giới, ta cần hiểu biết về nền văn hóa của họ, tôn trọng bản sắc văn hóa của họ là tôn trọng con người họ. Người Đức có thói quen rất đúng giờ, người Mỹ thì hay đến trước thời điểm đã hẹn hay người Nhật thì đề

cao chuyện môn đăng hậu đối (seniority), không có thói quen bắt tay khi gặp nhau mà

Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 85 - 89

thay bằng cúi chào để thể hiện sự tôn kính,

đón nhận mọi thứ đều dùng hai tay… Kết thúc bài này là một loạt những điều dạy ta “nhập gia tùy tục”. Đây thực sự là những điều bổ ích đối với người Việt vì chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập. Chúng ta cần làm bạn với tất cả các nước, cần tránh những cú sốc không đáng có trong giao tiếp ứng sử. Bài 5 có hình ảnh đôi vợ chồng người Anh dắt một chú chim cánh cụt đi chơi trên phố. Hình ảnh này cho thấy người ta yêu con vật, tôn trọng những động vật và quý chúng như

trẻ con. Đây cũng là hình ảnh nhắc ta cần bảo vệ môi trường qua hành động cụ thể. Còn phần đọc hiểu nói về một gia đình người Mỹ đến châu Âu du lịch lần đầu tiên thì nó mang màu sắc văn hóa Mỹ, chúng tôi không muốn bàn đến trong bài viết nàỵ

Bài khóa trong bài 6 là lời than phiền rằng: Các món ăn cũng là một phần bản sắc văn hóa dân tộc nhưng người Anh đã bị mất các món

ăn truyền thống của mình và trên đất Anh hiện nay tràn ngập các nhà hàng của người nước ngoài và gần như không có nhà hàng nào của người Anh. Tác giả giải thích điều này đã xảy ra vì từ thời La Mã đến giờ, nước Anh đều mua lương thực của nước ngoài và nước Anh nằm ở nơi đất đai màu mỡ, quanh năm cây cỏ xanh tươi, họ có thể sản xuất

được thịt, rau hoa quả có chất lượng tốt nhất, không cần phải cho thêm gia vị nào để ngụy trang món ăn truyền thống của mình, nhưng khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, không quốc gia nào bán lương thực cho nước Anh và người Anh phải tự sản xuất lương thực cho mình, họ đã đánh mất cách nấu ăn truyền thống xưa kia để thích nghi với thời gian khó, thắt lưng buộc bụng. Vốn là đất nước chỉ

quen phát triển công nghiệp suốt hai thế kỷ

qua, họ không thể sản xuất đủ được nhu lương thực thay thế cho ngoại nhập. Họ đã phải chứng kiến cảnh các món ăn của người nước ngoài bán tràn ngập trên đất Anh và họ đã mất bản sắc dân tộc về ẩm thực truyền thống. Đây là hồi chuông cảnh báo cho bất kỳ

quốc gia nào về hậu quả của chiến tranh và vấn đề an ninh lương thực.

Ở bài khóa 7, chúng ta được gặp 3 người Anh

đại diện cho giới trẻ hiện nay có xu hướng tự

tìm việc cho bản thân dựa vào sở thích và năng lực cá nhân của mình. Họ là những người sinh ra trong những gia đình khá giả, bố mẹ có vị trí trong xã hội và muốn con cái

đi theo nghề của mình, học đại học ở những trường có tiếng nhưng họđều không thể thay

đổi những quyết định chọn nghề của con mình. Cuối cùng, họ đều phải thừa nhận thế

hệ trẻ ngày nay năng động, biết làm chủ cuộc

đời chứ không nhất thiết cứ phải theo sự sắp

đặt của bố mẹ và nếp nghĩ của bố mẹ không còn phù hợp với thời đạị Họ vui khi con cái họđều có việc làm và nhìn thấy con mình yêu nghề đã chọn. Bài học ởđây cần rút ra là cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để cho thế hệ trẻ được làm chủ bản thân, tự

quyết định cuộc đời khi đến tuổi trưởng thành. Nét văn hóa của giới trẻ ngày nay là

độc lập trong suy nghĩ, có bản lĩnh vững vàng và ý thức được quyền công dân của mình. Sang bài 8 với tiêu đề: “Who wants to be a millionairẻ”, là bài học mang tính giáo dục về nhìn nhận vấn đềđồng tiền sao cho đúng. Ai cũng muốn trở nên giàu có và khi đạt được mà quên một điều rằng mình là ai, đứng ở vị

trí nào trong xã hội, coi đồng tiền là trên hết thì đều phải chịu bất hạnh và lại ước ao giá mà trở lại được điểm xuất phát ban đầụ Bài khóa này đã chỉ ra rằng cuộc sống của chúng ta gồm rất nhiều thành tố: việc làm, nhà ở, bạn bè, trò giải trí… Tất cả đều có tầm quan trọng như nhau, không hơn không kém. Khi ta đề cao cái này mà hạ thấp cái kia là ta đang tự phá vỡ cuộc sống của mình. Tiền chỉ là phương tiện phục vụ cuộc sống nhưng không quyết định được tất cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống. Trong bài chúng ta cũng gặp những người nghĩ rằng có tiền thì có tất cả và họ có thể đổi đời một cách nhanh chóng sau một lần trúng xổ số, nhưng ngược lại, chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã mất tất cả. Lại có một nhân vật mà trúng xổ số nhưng không muốn thay đổi cuộc sống của mình trong khi các thành viên khác của gia đình đều đã dự định mua cái này cái nọ và ông ta rơi vào cảnh bị cô lập, mọi người xa lánh.

Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 85 - 99

Bài khóa số 9, nói về một người chăn cừu ở

dãy An-Pơ một mình lang thang ở một nơi vô cùng khắc nghiệt, không cây gì sống được ngoài cỏ dạị Ông đã cải tạo vùng xa mạc này bằng cách hàng ngày đi gieo hạt sồi vào trong

đất. Cho dù con số nảy mầm và phát triển thành cây là rất ít, với sự cần cù, theo thời gian mấy chục năm, các cây của ông phát triển thành khu rừng che phủ diện tích hàng chục cây số vuông. Người đàn ông này yêu rừng đến mức khi biết đàn cừu phá cây non, ông đã bán hết cừu đi để bảo vệ câỵ Khi có khu rừng xum xuê thì không còn cảnh hoang mạc ngày xưa, có nước và một số gia đình

đến định cư nơi mà đã từng là đất chết. Như

vậy, ông đã mang lại hạnh phúc cho bao ngườị Đây thực sự là bài học có giá trị, dạy chúng ta tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường, góp phần mang lại sự sống cho cộng

đồng và cho thế hệ con cháu về saụ Đằng sau câu chuyện này còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân văn sâu sắc rằng con người hoàn toàn có thể

bảo vệđược mình, tránh được hiểm họa thiên tai đe dọa như hạn hán, lũ lụt khi biết cùng nhau hành động đúng ngay từ hôm nay trước khi vấn đề bảo vệ môi trường trở nên vô phương cứu chữạ

Đến bài 10, chúng ta thấy ở nước Anh có

được bằng lái ô tô là một điều vô cùng khó. Peter đã học đi học lại suốt 17 năm mới có

được. Một vấn đề xã hội khác được bàn đến trong bài là chủ đề hút thuốc lá. Ai cũng biết

Một phần của tài liệu tạp chí khoa học công nghệ (Trang 88 - 92)