Câu 2 Anh, chị cho biết xuất xứ và ý nghĩa câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 63 - 78)

- Đại hội đại biểu lần thứ III Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, họp từ ngày 14 đến 16121971, Đại hội đã biểu thị ý chí sắt đá của toàn dân ta đoàn kết

Câu 2 Anh, chị cho biết xuất xứ và ý nghĩa câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Thế nào là Đại đoàn kết toàn dân, Đại đoàn kết dân tộc và Đại đoàn kết toàn dân tộc ?

2

Tại đại hội hợp nhất Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh thành một tổ chức duy nhất là Mặt trận Liên Việt nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới tháng vào 3/1951. Câu nói đã thể hiện rất rõ tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết quốc tế cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đoàn kết ở đây được hiểu là đoàn kết trong nội bộ ĐCSVN, đoàn kết trong nhân dân và rộng hơn nữa là đại đoàn kết quốc tế. "Thành công, thành công, đại thành công" cũng được hiểu tương tự. Lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam soi đường cũng như tôn chỉ hoạt động của Mặt trận Liên Việt, là tổ chức ra đời với nhiệm vụ kêu gọi tập hợp đông đảo và rộng rãi các giai tầng cùng tham gia đóng góp công sức vào công cuộc kháng chiến trường kỳ của nước nhà

Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” được Người phát biểu lần đầu tiên và ghi bút tích trong cuốn sổ danh dự của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt, khai mạc ngày 03-3-1951 tại chiến khu Việt Bắc. Báo Cứu quốc ngày 02-4-1951 đã chụp và đăng ký bút tích đó.

Tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, ngày 25-5- 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: “Năm 1951, cuộc kháng chiến của chúng ta tuy gặp những điều kiện cực kỳ gay go, nhưng trong cuộc Đại hội hợp nhất Việt Minh - Liên Việt tôi có nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Những thắng lợi chúng ta giành được trong mấy năm qua đã chứng thực điều đó. Ngày nay đồng bào miền Bắc thì hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng bào miền Nam ruột thịt thì anh dũng phấn đấu giành dân chủ tự do, vậy để kết luận, tôi xin phép nhắc lại: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Tháng 8-1962, nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận, một lần nữa Hồ Chí Minh nhắc lại câu nói đó.

Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: ''...đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi''.

Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên. Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước''. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là ''Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”.

Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc dốt, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên...). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán

của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình. Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai... “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “... đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chí Minh một khi trở thành chiến lược của cách mạng Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Vì thế, có thể khẳng định rằng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của Hồ Chí Minh. Người đã tập hợp được những tổ chức cách mạng chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế. Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam. Đoàn kết là một lực lượng vô địch.

Câu nói trên của Người không chỉ là sự tổng kết thực tiễn sâu sắc mà còn như một lời nhắc nhở, một khẩu hiệu định hướng mang tầm chiến lược đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hóa chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.

2. Hiện nay những cụm từ Đại đoàn kết toàn dân, Đại đoàn kết dân tộc và Đại đoàn kết toàn dân tộc đã và đang được dùng phổ biến trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong sách báo, trong các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Về cơ bản, những cụm từ trên có nội dung là giống nhau, là tương đối đồng nhất và có cùng bản chất. Tuy nhiên, trong những trường hợp, bối cảnh khác nhau nó có thể được sử dụng khác nhau. Từ Đại đoàn kết toàn dân đến Đại đoàn kết dân tộc và Đại đoàn kết toàn dân tộc còn thể hiện quá trình phát triển quan điểm, nhận thức của Đảng ta về vấn đề đoàn kết.

Đại đoàn kết toàn dân được sử dụng khi muốn nhấn mạnh đến vai trò cụ thể của công dân, người dân, nghĩa là đề cập đến tính xã hội rộng rãi bao gồm mọi người dân đang sinh sống và làm ăn trên đất nước Việt Nam. Thí dụ: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng (1991) đề ra viết: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hành dân chủ và đổi mới xã hội, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”.

Khi nói Đại đoàn kết dân tộc cũng không ngoài nội dung đại đoàn kết toàn dân, nhưng có ý đề cập chung, nhấn mạnh đến mọi dân tộc thiểu số, dân tộc đa số đoàn kết với nhau, cùng với người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài thành một cộng đồng, một quốc gia dân tộc thống nhất.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực tiếp vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện là các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan Nhà nước; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương, hình thức, quan liêu, xa dân. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng đời sống văn hoá, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư. Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình

Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, viết: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế… thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất”. Tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế là truyền thống quý báu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết thành luận đề:

“Đoàn kết, đoàn kết , đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”

Cũng với ý nghĩa trên, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 63 - 78)