MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (4-2-1977)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 51 - 53)

- Một số vị Ủy viên Ủy ban Trung ương là cán bộ chuyên trác hở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (4-2-1977)

Câu 1 Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu tóm tắt nộ

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (4-2-1977)

Sau khi cả nước đã được độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia đòi hỏi hợp nhất 3 tổ chức mặt trận. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất từ ngày 31 tháng 01 đến ngày 04 tháng 02 năm 1977, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất ý chí của tất cả

các tổ chức của các giai tầng trong xã hội, các cá nhân tiêu biểu của các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, các vị lãnh đạo tiêu biểu cho ý chí đoàn kết của dân tộc, luôn phấn đấu xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc vững mạnh thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ của toàn dân tộc: "Mục đích phấn đấu của Mặt trận Dân tộc thống nhất là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh". Đây là Đại hội lịch sử, biểu dương thắng lợi to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, là mốc đánh dấu bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

CÁC KỲ ĐẠI HỘI

Trải qua quá trình trình hình thành và phát triển theo những bước thăng trầm trong lịch sử đó. Lịch sử các kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sự trùng nhau (2 lần Đại hội I; 2 lần Đại hội II và 2 lần Đại hội III). Vì trong mỗi giai đoạn của cách mạng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường tổ chức các kỳ Đại hội nhằm phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, định ra mục tiêu, chương trình hành động thích hợp với từng giai đoạn.

Từ năm 1955 ngược về trước bên cạnh các hội nghị Mặt trận đã có tổ chức Đại hội Mặt trận, như Đại hội toàn quốc thống nhất hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (ngày 3 đến 7-3-1951) nhưng không xếp tính thứ tự Đại hội.

Sau hội nghị Giơnevơ năm 1945, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Nam, năm 1960 có sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Năm 1968, có thêm Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.

(20/4/1968).

Ở Miền Bắc, từ năm 1955 đến năm 1971 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 3 kỳ Đại hội và tính thứ tự Đại hội I, II, III như sau:

- Đại hội đại biểu lần thứ I của Mặt trận họp tại Hà Nội ngày 10-9-1955.Đại hội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 51 - 53)