- Đại hội đại biểu lần thứ III Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, họp từ ngày 14 đến 16121971, Đại hội đã biểu thị ý chí sắt đá của toàn dân ta đoàn kết
1. Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa 2 Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
2. Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
3. Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. 4. Chăm sóc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
6. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền và tôn trọng tự do tín ngưỡng.
7. Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
8. Đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
Thời gian: 12 đến 14/5/1983
• Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
• Nhân sự:
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát
Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến
Tham dự Đại hội có gần 500 đại biểu chính thức, hơn 100 đại biểu dự thính và khách mời. Đại hội đã hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương mới gồm 184 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 45 vị và Ban Thư ký gồm 8 vị. Đại hội nhất trí suy tôn ông Hoàng Quốc Việt là Chủ tịch danh dự, ông Huỳnh Tấn Phát được cử giữ chức Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Tiến được cử làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội lần thứ hai đã đề ra chương trình công tác của Mặt trận trong nhiệm kỳ với các nội dung chính là:
1. Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, xây dựng và củng cố chính quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Động viên các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành kế hoạch nhà nước, ổn định và từng bước cải thiện đời sống.
3. Phát động phong trào quần chúng đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa.
4. Tăng cường vận động thực hiện quốc phòng toàn dân, đẩy mạnh các hoạt động phòng thủ đất nước, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
5. Phát triển phong trào quần chúng xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cách mạng tư tưởng văn hoá.
6. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân ta và nhân dân thế giới, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình.
• Thời gian: 2 đến 4/11/1988
• Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
• Nhân sự:
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Phạm Văn Kiết
Ngoài 580 đại biểu chính thức trong nước còn có 14 đoàn đại biểu các tổ chức, phong trào Mặt trận các nước anh em trên thế giới tham dự.
Đại hội đã hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương gồm 208 vị, 31 vị tham gia Đoàn Chủ tịch. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được cử là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hai Phó Chủ tịch là Luật sư Phan Anh và ông Phạm Văn Kiết. Ban Thư ký gồm 6 vị do ông Phạm Văn Kiết là Tổng Thư ký. Chủ tịch danh dự là ông Hoàng Quốc Việt. Đại hội đã đề ra Chương trình hành động của trong thời gian 5 năm (1988 - 1993) như sau:
1/ Tham gia xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2/ Động viên các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm thực hiện các chương trình kinh tế và kế hoạch Nhà nước.
3/ Vận động nhân dân thực hiện các chính sách xã hội và văn hoá.
4/ Vận động nhân dân tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
5/ Tăng cường hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc.
6/ Đổi mới phương thức hoạt động và củng cố, tăng cường tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội lần thứ IV
• Thời gian: 17 đến 19/8/1994
• Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
• Nhân sự:
Chủ tịch danh dự: Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch: Lê Quang Đạo
Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
Tham dự Đại hội có hơn 600 đại biểu đại diện cho các giai cấp và tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các thành phần kinh tế trong nước và đồng bào Việt Nam sống ở nước ngoài. Đại hội đã long trọng công bố Chương trình 12 điểm “Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước”. Đó là chương trình thể hiện ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm
chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IV gồm 206 vị. Trong đó Đoàn Chủ tịch gồm 40 vị, Ban Thường trực gồm 7 vị, Chủ tịch danh dự: Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch: Ông Lê Quang Đạo, Tổng Thư ký: Ông Trần Văn Đăng.
Đại hội đã hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 200 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 41 vị và Ban Thường trực gồm 7 vị. Chủ tịch danh dự là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Ủy viên danh dự Ủy ban Trung ương gồm 8 vị. Ông Lê Quang Đạo được cử làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch, ông Trần Văn Đăng được cử làm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội IV MTTQVN đã công bố chương trình 12 điểm về “Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thể hiện ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt trận chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam không phân biệt quá khứ và ý thức hệ, vì mục tiêu chung, xóa bỏ mặc cảm, hận thù, chân thành đoàn kết, hòa hợp thành một khối thống nhất, cùng nhau phấn đấu hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng, đưa đất nước tiến lên. Đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước dựa trên nên tảng sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, cùng nhau xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Chương trình Mặt trận chính là những định hướng về chính sách đoàn kết đối với mọi người Việt Nam, đối với từng giai cấp và tầng lớp xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc ít người, tín ngưỡng tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài, với các tổ chức chính trị xã hội, các thành phần kinh tế, xã hội cũng trên tinh thần đoàn kết, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội lập thân, lập nghiệp, lợi nhà, ích nước cùng nhau phấn đấu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội lần thứ V
• Thời gian: 26 đến 28/8/1999
• Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
• Nhân sự :
Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt
Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
Đại hội dự họp với 621 đại biểu tham dự. Dự Đại hội còn có Đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Đoàn đại biểu Mặt trận Đoàn kết Xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Cămpuchia, Đoàn đại biểu Uỷ ban toàn quốc Hội nghị
Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, Đoàn đại biểu Ủy ban bảo vệ cách mạng Cuba, Đoàn đại biểu Hội đoàn kết và phát triển Liên bang Mianma, các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao có mặt tại Hà Nội và đông đảo các phóng viên báo chí trong nước và nước ngoài.
. Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ V) là đại hội mà nhiệm kỳ hoạt động của Mặt trận ở trong thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ, là cột mốc quan trọng đánh dấu việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. là Đại hội phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V gồm 253 vị. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 45 vị, Ban Thường trực gồm 9 vị. Đại hội đã suy tôn các vị: Nghiêm Xuân Yêm, Bùi Thị Cẩm, Phạm Khắc Quảng, Nguyễn Lân, Cù Huy Cận, Trần Ngọc Liễng làm Ủy viên danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, được cử làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Văn Đăng, Ủy viên Trung ương Đảng được tái cử làm Tổng Thư ký.
Nhiệm vụ chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong nhiệm kỳ là:
Tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố, mở rộng tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực, chủ động, sáng tạo, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đại hội đã đề ra 6 chương trình hành động là:
1. Phát huy tinh thần yêu nước, đa dạng hoá các hình thức tập hợp, mở rộng và đẩy mạnh các cuộc vận động để tập hợp toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Mặt trận tăng cường động viên phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân, phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng vật chất, tinh thần cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Góp phần đổi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện từng bước nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa dân với Đảng và Nhà nước.
4. Triển khai sâu rộng cuộc vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nền quốc phòng toàn dân. giữa dân với Đảng và Nhà nước.
5. Củng cố tăng cường quan hệ đoàn kết với nhân dân các nước trên thế giới.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần quán triệt chủ trương Đại đoàn kết toàn dân và Mặt trận dân tộc thống nhất.
Đại hội lần thứ VI
• Thời gian: 21 đến 23/9/2004
• Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Tham dự đại hội có 878 đại biểu gồm các Uỷ viên Uỷ ban Trung ương khoá 5, đại diện các tổ chức thành viên, các địa phương, các dân tộc, tôn giáo, thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư tại nước ngoài và các đoàn đại biểu nước ngoài gồm: Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ đất nước, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, Uỷ ban bảo vệ Cách mạng Cu ba, Mặt trận đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia.
Đại hội đã cử ra Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VI gồm 320 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 52 vị. Ban Thường trực gồm 8 vị
Chủ tịch: Ông Phạm Thế Duyệt
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Huỳnh Đảm
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VI là Đại hội đầu tiên của Mặt trận TQVN trong thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đánh dấu một thời kỳ phát triển quan trọng của dân tộc ta: Thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương MTTQVN khóa VI gồm 320 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 52 vị, Ban Thường trực gồm 8 vị, Chủ tịch: Ông Phạm Thế Duyệt, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Huỳnh Đảm.
Hội nghị lần thứ 5 Ủy ban Trung ương MTTQVN (khóa VI) họp tại Hà Nội từ ngày 7/1 đến 9/1/2008 đã hiệp thương cử các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký mới như sau: Chủ tịch: Ông Huỳnh Đảm thay ông Phạm Thế Duyệt nghỉ hưu theo chế độ; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Vũ Trọng Kim.
Đại hội lần này là Đại hội "Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.