Câu 10 Anh, chị hãy cho biết các phong trào, các cuộc vận động lớn do Mặt trận phát động và chủ trì ở Bình

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 112 - 126)

- Đại hội đại biểu lần thứ III Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, họp từ ngày 14 đến 16121971, Đại hội đã biểu thị ý chí sắt đá của toàn dân ta đoàn kết

Câu 10 Anh, chị hãy cho biết các phong trào, các cuộc vận động lớn do Mặt trận phát động và chủ trì ở Bình

vận động lớn do Mặt trận phát động và chủ trì ở Bình Dương, theo anh, chị thì chất lượng, hiệu quả của các phong trào, các cuộc vận động này hiện nay như thế nào? Hãy đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận đông trong thời gian tới ?

10

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản thân tôi nhận thấy thời gian qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTU MTTQ Việt Nam có hai cuộc vận động lớn do Uỹ ban Mặt trận Tổ quốc phát động và chủ trì ở Bình Dương là “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ờ khu dân cư” và “ Ngày vì người nghèo”.

Ngoài ra Uỹ ban Mặt trận Tổ quốc còn phối hợp với Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Bình Dương còn phát động cuộc vận động “ Học Tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Qua hai cuộc vận động lớn “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ờ khu dân cư” và “ Ngày vì người nghèo” có rất nhiều phong trào được toàn đảng toàn quân và nhân dân trong tỉnh nhiệt liệt hưởng ứng và thực hiện:

1. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. 2. Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa.

3. Phong trào xây dựng khu phố, ấp văn hóa.

4. Phong trào Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. 5. Phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền.

6. Phong trào Đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo...

Và song song đócác tổ chức đoàn thể trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng hai cuộc vận động lớn với các phong trào như:

• Mái ấm công đoàn của Liên đoàn lao động

• Tiết kiệm vì phụ nữ nghèo của Hội Liên hiệp phụ nữ.

• Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Hội Nông dân.

• Giúp nhau xóa đói giảm nghèo của Hội Cựu chiến binh.

• Xây dựng nhà tình thương, tết vì người nghèo của Hội chử thập đỏ....

Để đáp ứng cao hơn, toàn diện hơn, hiệu quả hơn cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Mặt trận Tổ quốc tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng cuộc sống mới đưa đất nước đi lên CNXH. Tại Hội nghị lần thứ 2, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khoá IV) đã thống nhất thông qua Nghị quyết, trong đó có nội dung mở Cuộc vận động trên toàn quốc về “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống

mới ở khu dân cư”.

Ngày 03 tháng 5 năm 1995, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ra Thông tri số 04-TT/MTTW hướng dẫn trong toàn hệ thống Mặt trận thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” với 5 nội dung chủ yếu, khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng... với đích chung hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống các tầng lớp nhân dân.

Ngày 15 tháng 01 năm 1999, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ra Thông tri số 04-TT/MTTW về hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Từ 5 nội dung chủ yếu ban đầu, cuộc vận động đã được bổ sung thành 6 nội dung. Trong mỗi nội dung cụ thể cũng có sự điều chỉnh, bổ sung.

Ngày 12 tháng 6 năm 2001, Chính phủ và Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam thống nhất: Từ nay trên địa bàn “khu dân cư” như: thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc, khóm, cụm dân cư, khu phố... (đơn

vị dưới cấp xã, phường, thị trấn) thống nhất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thành tên gọi mới là Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn quản lý chủ trì, nối tiếp cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” trước đây.

Ban chỉ đạo cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo’’ lấy ngày 17/10 hằng năm là ngày cả nước vì người nghèo. Tháng cao điểm từ 17/10 đến 17/11 nhân ngày thành lập MT Dân tộc Thống nhất Việt Nam và chỉ thị 31/CT-UB của chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, về việc đẩy mạnh cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo’’. Đây là cuộc vận động mang tính nhân văn có ý nghĩa chính trị xã hội, nhằm giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, hòa nhập vào cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Qua cuộc vận động đã thu được những kết quả đáng phấn khởi, khơi dậy tính tương thân tương ái tạo nân sự đoàn kết gắn bó giúp đở nhau trong cộng đồng gắn với sự vươn lên của chính người nghèo.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn chủ tịch UBTU MTTT Việt Nam cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo’’ được triển khai từ năm 2000-2010 trong tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quã năm sau cao hơn năm trước. Cuộc vận động đã từng bước giúp đở kịp thời một bộ phận người nghèo vượt qua những khó khăn trước mắt, tạo động lực và thêm điều kiện để vươn lên trong cuộc sống có nhà ở ỗn định, thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, cũng còn nhiều hạn chế do cuộc vận động chỉ trên tinh thần tự nguyện không áp đặt 1 số doanh nghiệp chưa nhiệt tình tham gia, nên việc thu quỹ chưa đạt yêu cầu. Việc triển khai thủ tục xây dựng giúp người nghèo xây nhà ở một số nơi còn lúng túng. Một số hộ nghèo chưa tích cực vươn lên thoát nghèo còn biểu hiện trông chờ vào xã hội. Cán bộ xã phường đa số là kiêm nhiệm nên việc quyết tóan thu chi qũy chưa đúng thời gian.

Nguyên nhân những hạn chế trên là do việc khen thưởng tôn vinh cá nhân đơn vị có tinh thần tham gia đóng góp cho quỹ còn hạn chế chưa khuyến khích được phong trào, công tác tuyên truyền chưa phong phú sâu rộng. Ban vận động ở xã phường chưa thường xuyên đôn đốc nhắc nhở bộ phận ngân sách thực hiện quỹ đúng thời gian quy định. Một số thành viên ở cơ sở chưa thật sự quan tâm tham gia, chư kiên trì thuyết phục vận động, không thường xuyên, chưa thực sự đi sâu trong các tầng lớp nhân dân do vậy chưa huy động được hết các nguồn ủng hộ cho quỹ.

Để khắc phục những hạn chế đề nghị BCĐ cuộc vận động nghiên cứu cho phép mở rộng đối tượng hổ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , hộ tuy không thuộc diện hộ nghèo nhưng thu nhập không đủ trang trải chi phí, nên không có điều kiện cho con em họ đến trường,

không có khả năng sữa chữa nhà ở. Không chỉ riêng việc xây dựng mà cần hổ trợ về vốn làm ăn sinh sống, đặc biệt là được dùng quỹ để chi đầu tư việc học cho học sinh nghèo trong giai đoạn hiện nay, nhất là người dân nhập cư nhằm thực hiện ước nguyện của Bác “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Mục đích, ý nghĩa của hai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”và “ Ngày vì người nghèo”:

• Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” là cuộc vận động của thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác Mặt trận, được hình thành trên cơ sở kế thừa, pháy huy, quy tụ, mở rộng và nâng cao các phong trào, các cuộc vận động được tiến hành ở khu dân cư, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, có sự phối hợp của các cấp chính quyền, do Mặt trận Tổ quốc chủ trì phối hợp thống nhất hành động.

• Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” không phủ định, không triệt tiêu và không chồng chéo với các cuộc vận động, các phong trào yêu nước khác của các đoàn thể và các ngành, chính quyền, trái lại nó góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các cuộc vận động, các phong trào yêu nước, các chương trình kinh tế - xã hội được thực hiện tốt hơn việc phối hợp giữa chức năng quản lý của Nhà nước với vai trò làm chủ của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng từ khu dân cư, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước.

• Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm cùng với Đảng và Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

• Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tạo điều kiện và thúc đẩy các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và cả hệ thống chính trị cùng chuyển động về một hướng, thực hiện khẩu hiệu hành động: Hướng mạnh về địa bàn dân cư và hộ gia đình, giúp cơ sở xây dựng địa bàn dân cư có cuộc sống ấm no, an toàn, văn minh và hạnh phúc; thực hiện “Mỗi khu dân cư là một Mặt trận, đoàn kết, thống nhất, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

• Cuộc vận động góp phần quan trọng vào việc thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ tự quản ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

• Cuộc vận động có tác dụng thúc đẩy kiện toàn tổ chức ở khu dân cư: chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn có đủ sức tập hợp lực lượng, làm bật dậy các tiềm năng nội lực từ địa bàn dân cư, nhằm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao mới, chiều sâu mới.

Nội dung của hai cuộc vận động: gồm có 6 nội dung

• Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, phát huy các thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huy động được nhiều nguồn lực, tạo nhiều việc làm để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Bảo đảm ở mỗi khu dân cư ngày càng có đông số hộ khá giả, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu hợp pháp.

• Đoàn kết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái”, có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa và nhân đạo từ thiện, bảo đảm cho các gia đình liệt sĩ, thương binh và những người có công với nước có mức sống cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư. Người già cô đơn, trẻ em tàn tật, những nạn nhân của chất độc hóa học và những người bất hạnh trong cuộc sống đều được chăm sóc chu đáo bằng việc thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước và bằng sự trợ giúp của cộng đồng dân cư.

• Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luât, theo quy ước, hương ước của cộng đồng; thực hiện tốt quy chế dân chủ. Bảo đảm ở khu dân cư không có tệ nạn xã hội và tội phạm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hoà giải tại chỗ những mâu thuẫn nội bộ, cảm hoá được những người lầm lỗi, mọi người tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

• Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng, các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Bảo đảm ở khu dân cư thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong quan hệ ứng xử; có điểm giải trí vui chơi công cộng sạch sẽ; mọi hộ gia đình sống hoà thuận, quan hệ xóm giềng tốt đẹp, không còn nhà ở dột nát, phần đông số hộ có điện, có nước sạch dùng trong sinh hoạt, có phương tiện nghe nhìn, bảo vệ cây xanh nơi công cộng và khuyến khích mọi nhà trồng cây xanh, xây dựng vườn hoa, cây cảnh. Có nhiều gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

• Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát triển thể dục thể thao và chương trình Dân số-KHHGĐ. Bảo đảm ở khu

dân cư, mọi trẻ em đến trường đúng độ tuổi và không có trẻ em bỏ học, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, học sinh nghèo được giúp đỡ, học sinh giỏi được khuyến khích, mọi trẻ em được bảo vệ, chăm sóc chu đáo và tiêm chủng đúng lịch, không có người sinh con thứ ba trở lên.

• Đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh gắn bó mật thiết với nhân dân trong khu dân cư. Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy dân chủ, xây dựng, giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước và đòi hỏi sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong rèn luyện tư tưởng, đạo đức và lối sống, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể và Ban công tác Mặt trận, mở rộng lực lượng nòng cốt làm công tác Mặt trận ở khu dân cư.

Kết quả của hai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”và “ Ngày vì người nghèo”:

Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội quốc phòng - an ninh của địa phương. Qua công tác tuyên truyền học tập mục đích ý nghĩa, nội dung cuộc vận động; tiêu chí gia đình văn hóa, khu ấp văn hóa. Tính từ khi phát động cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” năm 2000 đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ hộ nghèo xây dựng mới và sửa chữa được:

+ 7.549 căn Nhà Đại đoàn kết, Nhà tình thương, Mái ấm tình thương

(xây mới 7.434 căn, sửa chữa 115 căn) - với tổng số tiền là: 68 tỷ 530 triệu 756 ngàn 640 đồng (trong đó Qũy vì người nghèo các cấp hỗ trợ xây dựng 5.217

căn, sửa chữa 115 căn Nhà Đại đoàn kết, Nhà tình thương, Mái ấm tình thương - với tổng số tiền là: 46 tỷ 129 triệu 783 ngàn 640 đồng);

Với kết quả hỗ trợ hộ nghèo xây dựng Nhà Đại đoàn kết, Nhà tình thương, Mái ấm tình thương như trên, năm 2005 tỉnh Bình Dương đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng “Bằng ghi công” về hoàn thành xây dựng nhà Đại đoàn kết, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Góp phần thực hiện đạt mục tiêu cuộc vận động và mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2001- 2005.

- Từ năm 2002 đến nay, Qũy vì người nghèo các cấp đã hỗ trợ người nghèo khám chữa bệnh là 4 tỷ 543 triệu 521 ngàn 330 đồng.

- Đặc biệt năm 2008 và 2009, nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII, Quỹ vì người nghèo của tỉnh đã phát động Qũy vì người nghèo các cấp thực hiện “Chương trình hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh tim bẩm sinh”. Kết quả, từ năm 2008 đến nay, đã hỗ trợ phẫu thuật được 134 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh - với tổng số tiền là 7 tỷ 102 triệu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 112 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w