MẶT TRẬN THỐNG NHẤT PHẢN ĐỂ ĐÔNG DƯƠNG – HỘI PHẢN ĐẾ ĐỒNG MINH (18-11-1930)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 42 - 43)

- Một số vị Ủy viên Ủy ban Trung ương là cán bộ chuyên trác hở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.

MẶT TRẬN THỐNG NHẤT PHẢN ĐỂ ĐÔNG DƯƠNG – HỘI PHẢN ĐẾ ĐỒNG MINH (18-11-1930)

Câu 1 Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu tóm tắt nộ

MẶT TRẬN THỐNG NHẤT PHẢN ĐỂ ĐÔNG DƯƠNG – HỘI PHẢN ĐẾ ĐỒNG MINH (18-11-1930)

HỘI PHẢN ĐẾ ĐỒNG MINH (18-11-1930)

Tháng 10-1930 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương chính trị, đồng thời còn ra "Án nghị quyết về vấn đề phản đế". Bản nghị quyết chỉ rõ: "Ở Đông Dương hiện nay có nhiều lực lượng phản đế cần phải liên hiệp lại thành một phong trào thống nhất để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mưu giải phóng cho xứ Đông Dương. Việc tổ chức phản đế là một nhiệm vụ cần kíp của Đảng". Chỉ hơn 1 tháng sau khi có Án nghị quyết về vấn đề phản đế, ngày 18-11- 1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương(2) ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh.

Bản Chỉ thị đã đề ra những nội dung cơ bản về tính chất, nhiệm vụ và những biện pháp xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất trên cơ sở phân tích hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đặc biệt là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Bản Chỉ thị đã xác định Hội phản đế đồng minh phải bảo đảm tính công nông, đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thực sự là của toàn dân và nhấn mạnh: "giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công". Bản Chỉ thị cũng phân tích và đánh giá đúng sự chuyển biến về thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp xã hội đã được thử thách qua cao trào cách mạng.

Hội phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời đã gây được cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp quần chúng, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta trong quá trình tổ chức và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu suốt trong một thập kỷ, đó cũng là cống hiến vĩ đại về lý luận và thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc gắn phong trào yêu nước Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh gửi cho các cấp uỷ Đảng và toàn thể đảng viên. Ban chỉ thị nêu đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, nêu nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến phải kết hợp chặt chẽ, và xác định công nhân và nông dân là hai động lực chính của Cách mạng.

Với bản chỉ thị này, Trung ương Đảng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp uỷ phát triển mạnh mẽ Hội phản đế đồng minh. Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã vạch ra sự cần thiết phải xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh mọi nhân tố của dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp chung giải phóng dân tộc.

Cùng với bản chỉ thị này, các tổ chức chính trị với các hệ tư tưởng khác nhau nhưng gặp nhau ở mục tiêu giải phóng dân tộc lần lượt xuất hiện với sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc. Quá trình này cũng khẳng định năng lực cách mạng của các giai tầng trong xã hội, khẳng định vị trí đặc biệt và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với việc định hướng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quá trình này cũng khẳng định khối liên minh công nông là cơ sở của Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng chủ xướng. Trong Án nghị quyết về vấn đề phản đế tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu phụ lão và thiếu nhi dự Đại hội Thống nhất Việt Minh - Liên Việt, và lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam 3- 1951.

Chỉ thị nêu rõ để mở rộng Hội phản đế phải “hấp thụ” mọi tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc... tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia... Bản Chỉ thị có tác dụng giúp các cấp ủy đảng phát triển mạnh mẽ được Hội Phản đế Đồng minh.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 42 - 43)