MẶT TRẬN LIÊN VIỆT (3-3-1951)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 47 - 48)

- Một số vị Ủy viên Ủy ban Trung ương là cán bộ chuyên trác hở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.

MẶT TRẬN LIÊN VIỆT (3-3-1951)

Câu 1 Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu tóm tắt nộ

MẶT TRẬN LIÊN VIỆT (3-3-1951)

Năm 1951, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đi vào giai đoạn quyết liệt, thực hiện khẩu hiệu " Tất cả cho tiền tuyến ", yêu cầu tập hợp các hình thức tổ chức Mặt trận để đoàn kết động viên toàn dân ta tập trung sức người sức của đẩy mạnh kháng chiến trở nên cấp bách. Với các chủ trương đường lối đúng đắn Đảng Lao động Việt Nam và sự ủng hộ tích cực của các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, các tổ chức chính trị, các nhân sĩ trí thức trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Ngày 03/3/1951, Đại hội toàn quốc Mặt trận thống nhất Việt Minh - Liên Việt, lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt). hai tổ chức Mặt trận được hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt.

- Ngày 7/3/1951, Mặt trận Liên Việt được thành lập từ sự thống nhất của hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ủy ban toàn quốc gồm 53 thành viên do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch. Chủ tịch danh dự: Hồ Chí Minh. Từ ngày 3 đến 7-3-1951: Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Đại hội nhất trí suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự và cử cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt. Mặt trận Liên Việt ra đời nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, vận động các giới đồng bào chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, đập tan mọi hoạt động tàn bạo và âm mưu thâm độc của kẻ thù, vận động nhân dân thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất nhằm động viên khí thế cách mạng của nông dân, tăng cường công nông, góp phần củng cố Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Quá trình kháng chiến toàn dân, toàn diện làm cho Mặt trận Dân tộc Thống nhất không ngừng lớn mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Mặt trận Liên Việt đã góp phần động viên công sức của toàn quân, toàn dân lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ, đưa đến việc ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt nam.

Cũng chính từ diễn đàn này, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết một chân lý cũng là một quy luật bằng câu nói giản dị: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 47 - 48)