Câu 9 Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 106 - 112)

- Đại hội đại biểu lần thứ III Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, họp từ ngày 14 đến 16121971, Đại hội đã biểu thị ý chí sắt đá của toàn dân ta đoàn kết

Câu 9 Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớ

Mặt trận trong giai đoạn hiện nay, theo anh, chị cần có những giải pháp gì ?

9

Thứ nhất: Phải đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của Mặt trận, về đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Cần củng cố và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định; quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm, chủ trương của Đảng được ghi trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội… Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội…”.

- Cùng với sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận bằng chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách và giới thiệu cán bộ có đủ năng lực, uy tín tham gia Ủy ban Mặt trận các cấp, các cấp ủy đảng phải phát huy hơn nữa vai trò thành viên của Mặt trận cùng cấp; nêu cao tính gương mẫu, tiên phong của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đạo đức, lối sống và trong sinh hoạt với Mặt trận.

- Mặt trận phải tự thân đổi mới: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần thường xuyên rà soát việc thực hiện nhiệm vụ của mình để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị chung của đất nước, của địa phương, đơn vị trong từng thời gian. Từ đó, có thể khắc phục được những hạn chế của chính bản thân mình.

- Cán bộ Mặt trận các cấp phải thường xuyên nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để không ngừng nâng cao trình độ lý luận, chính trị, chuyên môn và năng lực vận động, tập hợp quần chúng; tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Thứ hai: Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận nói chung.

- Phải đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của Ủy ban Mặt trận các cấp, thực hiện tốt nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong việc đề ra chương trình phối hợp thống nhất hành động; chú trọng vấn đề dân sinh, dân chủ và nâng cao dân trí.

- Tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, tập trung cho cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp và phát huy mọi nguồn lực của các lực lượng xã hội và tầng lớp nhân dân.

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức nhằm tăng cường phối hợp, thống nhất hành động. Phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận các cấp không bao biện, giữ vị trí chủ trì trong một số công tác trọng tâm; phân công cán bộ giữ mối liên lạc thường xuyên với các cá nhân tiêu biểu, các chuyên gia và cộng tác viên năng nổ giúp đở công tác Mặt trận.

- Đề xuất với Đảng cụ thể hóa chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận đã đề ra trong Văn kiện Đại hội X của Đảng,

Nghị quyết trung ương 5 (khóa X). Kết hợp thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng với hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động Mặt trận.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Thực hiện có chất lượng và hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên và các Bộ, ngành liên quan. Ở địa phương là Quy chế phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp, giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với Ban thường vụ các tổ chức thành viên, các sở, ngành, phòng, ban có liên quan.

- Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền theo hướng cập nhật đầy đủ, kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng dư luận xã hội. Chú trọng công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về đại đoàn kết toàn dân tộc, về tổ chức và hoạt động của Mặt trận thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong các năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam đã xác định đúng và trúng những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong đó nổi bật là: Toàn Đảng bộ luôn lấy nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện công tác chuyên môn là trung tâm, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh là then chốt. Đã làm tốt công tác lãnh đạo các ban, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, góp phần tổ chức thành công Đại hội VII MTTQ Việt Nam và thực hiện thắng lợi chương trình phối hợp, thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam năm 2009 do Hội nghị lần thứ 6 và 7 Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá VI đề ra; tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); tổ chức triển khai thực hiện một cách sâu rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; công tác bồi dưỡng lý luận chính trị được quan tâm đúng mức, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên; công tác kiểm tra giám sát của Đảng bộ bước đầu đi vào nền nếp, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; các tổ chức đoàn thể trong Đảng bộ được quan tâm củng cố, kiện toàn và có nhiều khởi sắc trong hoạt động, sinh hoạt. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ đã hướng mạnh về chi bộ, từ tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng đến đôn đốc kiểm tra các hoạt động, cùng chi uỷ các chi bộ đưa công tác xây dựng đảng, củng cố các đoàn thể lên một bước phát triển mới, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, lời dạy ấy không cũ, trái lại còn mang ý nghĩa mới. Việt Nam không thể trở thành nước công nghiệp hiện đại nếu không có xã hội hiện đại, văn minh. Không có cả nền kinh tế lẫn xã hội hiện đại nếu con người vẫn lạc hậu. Trong khi đó, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của chúng ta còn có nhiều thách thức phải giải quyết, vượt qua, nên cần có sự quan tâm, chú ý hơn nữa dành cho sự nghiệp này.

Suốt gần 20 năm qua, Việt Nam là một trong những nước có kinh nghiệm và bài học tiêu biểu về cam kết và năng lực của một nước nghèo thực hiện quyền trẻ em. Đến nay, tình hình trẻ em Việt Nam đã thay đổi nhờ vào thành tựu của công cuộc đổi mới, của sự dồi dào hơn về vật chất và tinh thần nhờ phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng cũng có không ít tồn tại và thay đổi mà chúng ta không mong đợi như: trẻ em suy dinh dưỡng còn chiếm tỷ lệ cao, các nguy cơ xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số trẻ em Việt Nam. Chỉ thị 1408 của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo ra một động lực mới cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, Mặt trậnTổ quốc các cấp và trung ương cần phối hợp các Bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể nhất tập trung ưu tiên một số công việc sau:

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em một cách có hệ thống làm cơ sở kiến nghị, tham mưu việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, hoặc ban hành mới các qui định cho phù hợp.

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình bảo vệ trẻ em và bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Tích cực để hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho giai đoạn 2011 – 2015 và 2020 để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đánh giá, điều chỉnh và đề xuất các dịch vụ, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

- Bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp. Tập trung đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực cán bộ các cấp, các ngành nhằm thực hiện tốt quản lý Nhà nước về công tác trẻ em, đồng thời tham mưu kịp thời, đầy đủ với các cấp lãnh đạo chỉ đạo tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực hiện chính sách cho cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo qui định tại Nghị định số 92 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không

chuyên trách ở cấp xã và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Để nâng cao chất lượng hai cuộc vận động của MTTQ Việt Nam, góp phần tăng cường công tác tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, MTTQ các cấp cần tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân vừa bằng tổ chức, vừa bằng các phong trào thi đua yêu nước. Cán bộ Mặt trận các cấp phải biết lắng nghe ý kiến, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... MTTQ các cấp vận động các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh; vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị vào đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần làm cho đường lối, chủ trương của Đảng vừa sát với yêu cầu đòi hỏi của giai đoạn cách mạng mới, vừa đáp ứng yêu cầu về quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tàng lớp nhân dân. Đó là cơ sở tạo ra sự động thuận xã hội...

Với các nội dung sau: Tăng cường tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Vận động các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch vững mạnh, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Tuy nhiên, công tác Mặt trận năm 2009 vẫn còn những hạn chế, tồn tại như, việc tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về Đại hội các cấp Mặt trận ở một số địa phương chưa tạo được sự chuyển mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong nhân dân và hệ thống chính trị. So với yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ Mặt trận một số nơi sau Đại hội chưa được kiện toàn đúng mức, số lượng, chất lượng còn mang tính chắp vá, trong khi đó việc tạo nguồn cán bộ, chính sách cán bộ địa phương chưa có bước cải thiện. Việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên ở một số nơi hiệu quả chưa cao, chưa vận động được sự tham gia hưởng tích cực trong đông đảo các tầng lớp nhân dân...

Xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay nêu cao vai trò, trách niệm của

mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đại hội lần thứ VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề ra là: Tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI; giữ vững độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh".

Để đạt được mục tiêu trên đây, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thống nhất ahnfh động, quyết tâm phấn đấu thực hiện 5 nhiệm vụ cụ thể như sau:

Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh;

Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ và giữ gìn kỷ cương, phép nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w