MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12 1960)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 49 - 50)

- Một số vị Ủy viên Ủy ban Trung ương là cán bộ chuyên trác hở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12 1960)

Câu 1 Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu tóm tắt nộ

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12 1960)

1960)

Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân đánh đổ chế độ độc tài tay sai của đế quốc Mỹ, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối đúng đắn ấy, Mặt trận

Dân tộc Giải phóng đã tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa của mình các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt nam yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước.

Mặt trận Dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Ảnh hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không ngừng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân miền Nam và uy tín của Mặt trận đã được nâng cao trên trường quốc tế.

Ngày 20-12-1960, tại một “làng rừng” (tên gọi các căn cứ lõm ở R) thuộc xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên) tỉnh Tây Ninh trong một khung cảnh giản dị nhưng trang nghiêm, đại diện các lực lượng yêu nước, nhân sĩ, trí thức dự cuộc họpThành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ. Phó Chủ tịch: Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng, cử ra Trung ương lâm thời. Hội nghị đã thông qua và công bố Cương lĩnh và Chương trình hành động. Chương trình hành động 10 điểm được công bố rất ngắn gọn, súc tích, chỉ ra kẻ thù phải đánh đổ, xây dựng chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục đáp ứng lợi ích, yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Lần đầu tiên chương trình của Mặt trận chính thức đề ra chính sách cơ bản đáp ứng lợi ích, yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, chính sách ngoại giao hoà bình, trung lập.

Ngày 25 đến 29-4-1961: Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II thể hiện quyết tâm của toàn dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước.

Đại hội tổ chức tại thủ đô Hà Nội, có 496 đại biểu các chính Đảng, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, đại diện các tầng lớp nhân dân tham dự. Đại hội đã đánh giá việc củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân theo Cương lĩnh 10 điểm của Đại hội I đề ra. Đại hội nhất trí với đường lối do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra và thông qua Nghị quyết, nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực đấu tranh thống nhất nước nhà; ra sức củng cố miền Bắc tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu với Đại hội. Đại hội đã nhất trí bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự của Mặêt trận; cụ Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 49 - 50)