Các giải pháp đảm bảo cho thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo quy hoạch vườn Quốc gia Ba Vì (Trang 71 - 73)

1. Công khai quy hoạch

Sau khi được phê duyệt, Nhà nước cần công khai quy hoạch phát triển Vườn giai đoạn 2009 - 2020 trên phương tiện thông tin đại chúng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ

- áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất giống phục vụ nhu cầu trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Nghiên cứu và áp dụng kĩ thuật cải tạo rừng nghèo, các loài cây bản địa thay thế rừng trồng Keo.

- Tiếp cận và thực hiện đề án Quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm đặc sản, cây thuốc giai đoạn 2006 - 2020 để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu cùng với nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kĩ thuật và quản lí của Vườn.

3. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Chính sách về Đất đai: Thực hiện việc cấp Giấy CNQSDĐ cho Vườn khu vực 5 xã ở thuộc tỉnh Hoà Bình và 4 xã mới chuyển về thành phố Hà Nội (Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân và Đồng Xuân).

- Chính sách Đầu tư và Tín dụng: khuyến khích các Nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng với huy động nguồn vốn trong dân (bằng ngày công lao động). Thực hiện tổ chức đấu thầu các công trình.

- Chính sách Thuế: Nhà nước ưu tiên các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư bằng cách miễn thu thuế trong các năm đầu khi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ thu thuế khi Doanh nghiệp đi vào hoạt động và áp dụng mức thuế ưu đãi.

- Nhà nước, Bộ NN&PTNT có hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho thuê môi trường để khai thác tiềm năng du lịch, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp người dân về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thay dần hình thức khoán bằng tiền từ Ngân sách Nhà nước đang được áp dụng.

4. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. - Ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy.

- Đào tạo chuyên đề: Thực hịên chuyên môn hoá cao cho lực lượng cán bộ trong các lĩnh vực hoạt động của Vườn.

- Nghiên cứu sinh: hàng năm, Vườn tạo điều kiện cho các Kĩ sư theo học Cao học và Nghiên cứu sinh.

- Ngoại ngữ và vi tính: Vận động cán bộ trong Vườn tham gia các khoá đào tạo về Vi tính và Ngoại ngữ.

5. Giải pháp về tài chính

Để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển Vườn Quốc gia Ba Vì đạt được mục tiêu đặt ra, nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn sau:

(1) Vốn Ngân sách Nhà nước: Đầu tư cho các công trình XDCSHT trong Vườn, xây dựng rừng, nghiên cứu khoa học, dịch vụ công cộng, hệ thống đường trục, đường dạo, đường tuần tra bảo vệ, các hồ đập sinh thái tại Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch, Phân khu phục hồi sinh thái.

(2) Vốn huy động của các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ du lịch: Đóng góp để xây dựng CSHT trong các khu vực hợp đồng thuê môi trường như xây dựng các nhà nghỉ mini, hội trường, nhà dịch vụ, khu vui chơi giải trí, hệ thống đường trục, đường dạo, bãi đỗ xe, hệ thống nước, xử lí các chất thái...

(3) Vốn tự có: Vườn huy động nguồn vốn tự có từ thu dịch vụ du lịch, đóng góp của CBCNV cho các hoạt động như đầu tư Vườn ươm, sản xuất cây giống, dịch vụ phân bón vật tư, quầy hàng dịch vụ.

(4) Vốn huy động trong khu dân cư: Huy động vốn từ khu vực dân cư bằng ngày công đóng góp để xây dựng hồ đập, đường giao thông.

- Có đủ vốn để thực hiện đầu tư xây dựng Vườn, đặc biệt là vốn Ngân sách.

- Vốn được chuyển đầy đủ, kịp thời, đúng tiến độ theo dự toán đã được phê duyệt. Đồng thời, có những điều chỉnh hợp lí trong trường hợp có biến động lớn về giá cả.

- Các công trình đầu tư thuộc các khu cho thuê môi trường được huy động qua đóng góp cổ phần của các chủ doanh nghiệp thuê môi trường

- Người dân sẵn sàng đóng góp công sức của họ cho các công trình xây dựng hồ đập, làm đường, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo quy hoạch vườn Quốc gia Ba Vì (Trang 71 - 73)