IV. Quy hoạch bố trí sử dụng đất đa
C.3. Lựa chọn phương án
Như vậy, với kết quả phân tích và so sánh thì phương án 1 tỏ ra ưu thế hơn phương án 2. Vì vậy, Vườn đã lựa chọn phương án quy hoạch điều chỉnh để thực hiện chu chuyển một phần diện tích đất từ phân khu BVNN sang cho phân khu HC&DVDL và phân khu PHST.
Với sự cần thiết đã phân tích ở trên, việc quy hoạch cho PKBVNN như sau:
- Ranh giới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cơ bản giữ nguyên theo cốt 400 tại khu vực Núi Ba Vì.
- Điều chỉnh mở rộng thêm diện tích cho Phân khu HC&DVDL tại các cốt 400, 600-700, để thực hiện các giải pháp lâm sinh làm giàu rừng và tăng tính đa dạng loài. Đồng thời, tạo không gian cảnh quan đẹp hỗ trợ hoạt động DLST, nghỉ dưỡng qua việc khôi phục các biệt thự Pháp, các điểm vui chơi... Ranh giới điều chỉnh mở rộng dựa theo đường bình độ, khe suối cạn và dông núi để làm đường bao, mở các tuyến đường dạo. Những diện tích đất chưa có rừng được chuyển sang phân khu HC&DVDL có điều kiện để trồng mới bằng các loài cây bản địa, cây bảo tồn gen. Những diện tích rừng nghèo kiệt được trồng bổ sung cây bản địa để làm tăng giá trị rừng và đa dạng loài.
- Tại khu vực Núi Da Dê, do tài nguyên rừng nghèo nàn, không có rừng tự nhiên, rừng trồng kém chất lượng, đất xấu, nên trong kì quy hoạch sẽ điều chỉnh sang phân khu phục hồi sinh thái để trồng phục hồi cây bản địa dưới tán rừng trồng Bạch đàn, rừng Keo kém chất lượng. Kết quả quy hoạch PKBVNN như sau:
+ Diện tích quy hoạch cũ là 2.069,1 ha.
+ Diện tích quy hoạch điều chỉnh mới là 1.648 ha; giảm 420,5 ha.
- Chuyển đổi để mở rộng khu vực HC&DVDL chủ yếu ở cốt 400, cốt 600- 700, diện tích 120,5 ha (trong đó có 46,02 ha đang sử dụng cho mục đích HC&DVDL nhưng chưa tách mà vẫn thống kê vào phân khu BVNN. Đồng thời quy hoạch chuyển 74,48 ha sang HC&DVDL). Diện tích mở rộng chủ yếu để thực hiện các giải pháp lâm sinh như làm giàu rừng và trồng bổ sung các loài cây quý, thiết lập các lô rừng đa dạng loài phục vụ nghiên cứu và tạo cảnh quan cho DLST, chi tiết các điểm như sau:
+ Tại cốt 400, diện tích quy hoạch sử dụng hiện tại là 36 ha; quy hoạch mở rộng 24 ha. Đối tượng là diện tích rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng. Tổng diện tích theo quy hoạch mới là 60 ha; thuộc khoảnh 1,3,4 của tiểu khu 2.
+ Tại cốt 600-700, diện tích quy hoạch sử dụng hiện tại là 6,5 ha; quy hoạch mở rộng 48,5 ha; diện tích theo quy hoạch mới là 55 ha trên diện tích rừng nghèo và đất chưa có rừng, thuộc khoảnh 1,2 của tiểu khu 2.
+ Tại Cốt 800: diện tích quy hoạch sử dụng hiện tại là 3,5 ha; không mở rộng mà giữ nguyên quy hoạch cũ; tổng diện tích là 3,5 ha; thuộc khoảnh 4,7 của tiểu khu 2.
+ Tại Cốt 1.100: diện tích quy hoạch sử dụng hiện tại là 0,02 ha; quy hoạch mở rộng 0,98 ha cho mục tiêu mở rộng không gian rừng cảnh quan cho khách thăm quan đỉnh Ba Vì, xây dựng ga cáp treo và các công trình dịch vụ du lịch; diện tích theo quy hoạch mới 1 ha ; thuộc khoảnh 9 của tiểu khu 2.
Trong 120,5 ha, đất quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tối đa là 24 ha; trong đó lấy từ đất rừng IIIA2 là 0,2 ha; rừng hỗn giao 12,7 ha; rừng non IIA là 0,1 ha; rừng trồng 2 ha và đất trống IB là 9 ha. Diện tích quy hoạch thiết lập các khu rừng cảnh quan là 96,5 ha.
- Điều chỉnh ranh giới và chuyển 300 ha khu vực Núi Da Dê sang phân khu PHST vì khu vực này rừng trồng đơn loài, mật độ thưa, kém chất lượng. Một số diện tích đất trống trọc chủ yếu le chít và cỏ dại, ít có giá trị bảo tồn cần được trồng các loài cây bản địa, tăng tính đa dạng loài. Diện tích chu chuyển như sau:
+ Rừng trồng Keo: 240 ha. + Rừng non IIA: 30 ha .
+ Đất trống chưa có rừng: 30 ha.
Diện tích điều chỉnh được xác định trên bản đồ quy hoạch của từng vị trí các cốt này (chi tiết được mô tả ở mục phân khu hành chính và dịch vụ du lịch).
Chi tiết quy hoạch điều chỉnh diện tích phân khu BVNN của Vườn được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 8. Diện tích quy hoạch điều chỉnh phân khu BVNN
ĐVT: ha
(chi tiết xem bảng 11, 14 phần phụ biểu). 2. Phân khu phục hồi sinh thái
A. Chức năng:
- Phục hồi các hệ sinh thái rừng để mở rộng môi trường sống của thực động vật rừng. - Tạo điều kiện cho thực vật rừng phát triển thông qua các chương trình phục hồi rừng và đa dạng sinh học.
- Tận dụng khu vực đất không có rừng xen kẽ trong phân khu để tạo các đồng cỏ tự nhiên cho thú rừng tìm kiếm thức ăn và tắm nắng.
- Tạo mới và mở rộng các điểm thăm quan du lịch, dịch vụ du lịch và nghiên cứu khoa học.
B. Nhiệm vụ trong phõn khu phục hồi sinh thỏi:
- Thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.
- Trồng phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, cây quý để phục hồi độ che phủ của rừng, tăng tính đa dạng loài.
- Xây dựng Vườn thực vật sưu tập, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, kết hợp thử nghiệm để nhân rộng diện tích các loài cây đặc trưng cho rừng á nhiệt đới ở PKPHST và phân khu HC&DVDL.
- Mở các đường trục chính, xõy dựng cụng trỡnh để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch.
- Xõy dựng cỏc đập nhỏ dự trữ chứa nước, tăng độ ẩm cho rừng và chim thỳ cú nước uống.
- Tạo các khu đồng cỏ cho thú rừng có nguồn thức ăn.
Với chức năng và nhiệm vụ trên của phân khu PHST, sau khi rà soát thực địa một số điểm cần phải điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng.
+ Quy hoạch khu vực Núi Da Dê (đã thuyết minh ở mục quy hoạch phân khu BVNN) để phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, cây gỗ quý.
+ Điều chỉnh một phần diện tích khu vực quy hoạch mở rộng Núi Viên Nam để xây dựng 01 Vườn thực vật hạt trần, phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học. Đồng thời thiết lập phân khu HC & DVDL tại khu vực Hoà Bình, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
C. Quy hoạch chu chuyển diện tích phân khu phục hồi sinh thái - Về ranh giới:
+ Về cơ bản, giữ nguyên ranh giới cũ, vòng ngoài theo quy hoạch mở rộng Vườn năm 2003.
+ Chỉ thực hiện điều chỉnh ranh giới bên trong phân khu do chuyển từ phân khu BVNN sang (khu vực núi Da Dê như đã đề cập ở phần trên).
+Thực hiện chu chuyển cho phân khu HC&DVDL khu vực núi Viên Nam. + Mở xuống dưới cốt 100 khu vực suối ổi, xã Vân Hoà, phía tay phải trên trục đường vào khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà, diện tích 30,3 ha rừng trồng
- Về diện tích: Tổng diện tích theo quy hoạch điều chỉnh và chuyển đổi là 8.823,8 ha; tăng 110,6 ha; lí do chu chuyển:
+ Quy hoạch chuyển diện tích 300 ha khu vực Núi Da Dê (đã thuyết minh ở mục quy hoạch phân khu BVNN). Thực hiện trồng phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, cây quý hiếm đặc trưng của Núi Ba Vì và hạn chế tới mức thấp nhất nạn cháy rừng.
+ Chuyển 220 ha từ PHPHST sang quy hoạch xây dựng Phân khu HC&DVDL 2 để quy hoạch xây dựng khu hành chính và dịch vụ du lịch.
+ Thực hiện trồng phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa, cây quý hiếm đặc trưng của Núi Viên Nam, xây dựng 01 Vườn thực vật hạt trần.
+ Xây dựng nhà hành chính và dịch vụ du lịch, nhà nghỉ dưỡng cùng một số hạng mục hạ tầng khu vực núi Viên Nam, tỉnh Hoà Bình để nâng cao hiệu quả công tác quản lí, khôi phục rừng.
+ Phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Khu vực này hiện vẫn là vùng đất hoang trọc, không có khả năng tái sinh phục hồi rừng tự nhiên.
Địa điểm quy hoạch xây dựng khu HC&DVDL nằm trên dông núi bắt nguồn từ Đỉnh Viên Nam xuống khu vực đường số 6. Độ cao tuyệt đối trên 800m. Khu vực này có độ dốc bình quân thấp, không gian rộng, nhìn về đường số 6.
+ Chuyển 30,3 ha rừng trồng dưới Cốt 100 ở khu vực Suối ổi, thực hiện quản lí bảo vệ rừng quốc gia kết hợp du lịch sinh thái.
+ Chuyển 1,6 ha khu vực Trạm Kiểm lâm Vân Hoà vào nhóm đất khác của Vườn. Diện tích quy hoạch phân khu phục hồi sinh thái được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 9. Diện tích quy hoạch phân khu phục hồi sinh thái
ĐVT: ha
(chi tiết xem bảng 12, 14 phần phụ biểu). 3. Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch(HC&DVDL)
Theo quy hoạch năm 1998, diện tích quy hoạch Phân khu HC&DVHC là 46,02 ha; tập trung ở khu vực cốt 400, 600-700 và cốt 1.100 thuộc Núi Ba Vì. Hiện tại, việc sử dụng đất cho xây dựng là 3,45 ha; trong đó đất nhà nghỉ 0,12 ha; đất cơ quan công cộng 1,7 ha; đất di tích 0,13 ha; đất phòng chống cháy 1,5 ha. Đất giao thông 15 ha; đất hồ đập 0,5 ha. Tuy nhiên, việc thống kê diện tích không tách ra khỏi thành một phân khu riêng biệt mà vẫ thống kê chung trong phân khu BVNN do nằm trên cốt 400.
A. Chức năng của phân khu hành chính và dịch vụ du lịch
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí, phát triển Vườn ở cả 2 khu vực là Núi Ba Vì (Hà Nội) và Núi Viên Nam (Hoà Bình).
- Thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường trên cơ sở lồng ghép các chương trình du lịch sinh thái, mở các lớp tuyên truyền và nhận thức về môi trường cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các đợt sinh hoạt văn hoá cộng đồng, tìm về cội nguồn, các nét đẹp văn hoá truyền thống của các dân tộc, các đêm liên hoan văn nghệ.
- Nơi tiếp đón các du khách, các đoàn thăm quan, các hội thảo hội nghị trong và ngoài ngành.
- Quảng bá, thu hút khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, du lịch mạo hiểm, leo núi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên.
- Xây dựng và phát triển các khu du lịch sinh thái, tâm linh cao cấp.
- Xây dựng và quản lí Vườn thực vật hạt trần: sưu tập các loài cây hạt trần và cây á nhiệt. Dựa trên các kết quả khảo nghiệm ở Vườn sẽ chọn một số loài cây sinh trưởng tốt để ưu tiên lựa chọn phục vụ trồng rừng đặc dụng trên các trạng thái đất trống (IA, IB) toàn bộ khu vực Núi Viên Nam.
Diện tích sưu tập và trồng là 98 ha. Địa điểm xây dựng Vườn thực vật tại các khoảnh 22, 23 thuộc tiểu khu 14, địa bàn xã Phúc Tiến, huyện Kì Sơn, tỉnh Hoà Bình.
B. Nhiệm vụ:
- Quản lí hành chính, tổ chức các dịch vụ cho khách du lịch, các hoạt động cắm trại, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ du lịch, bán hàng lưu niệm.
- Bảo vệ cảnh quan, môi trường. Trồng và khảo nghiệm các loài cây á nhiệt đới thuộc họ Re, Dẻ, các loài cây đặc trưng núi Ba Vì như Bách xanh, Côm tầng, Bời lời, Cáng lò…Đề xuất các loài cây đưa vào trồng rừng cho phân khu PHST và phân khu HC&DVDL.
- Thực hiện trồng rừng sinh thái, rừng cảnh quan, diện tích 112 ha, tại các khoảnh 22, 23 thuộc tiểu khu 14.
- KNTS phục hồi rừng tự nhiên trên diện tích thuộc trạng thái IC. Khu vực có độ cao và dốc lớn, cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1m, đạt >500c/ha cũng được đưa vào khoanh nuôi.
- Xây dựng và sưu tập cho bảo tàng mẫu vật điển hình núi Viên Nam và các vùng lân cận, phục vụ công tác lưu trữ bảo tồn các mẫu vật, nghiên cứu và thăm quan.
- Thực hiện hiện kêu gọi đầu tư, xem xét các dự án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư và giám sát các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, cắm trại, vui chơi giải trí tại khu vực cốt 400, thuộc khoảnh 3,4 tiểu khu 2; cốt 600 -700 thuộc khoảnh 1,2 tiểu khu 1, cốt 800 thuộc khoảnh 4,5,7 tiểu khu 2.
- Tổ chức tốt các dịch vụ về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, giáo dục môi trường, tiếp đón khách tới thăm và làm việc tại Vườn.
- Hoàn thiện các hạng mục đầu tư, thu thập đủ các loài cây theo thiết kế đã được phê duyệt tại các Vườn Xương rồng, Vườn Tre trúc, Vườn Cau dừa, Vườn cây giống khu vực cốt 100 - 400 ở khu vực khoảnh 1,3,4 thuộc tiểu khu 2.
(chi tiết diện tích xem bảng 13,14 phần phụ biểu). C. Quy định chung cho 2 phân khu HC&DVDL:
- Khu vực quy hoạch này nằm xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (khu vực Núi Ba Vì). Chính vì vậy, mọi quy chế phải được thực hiện nghiêm chỉnh như cấm các mang các chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, chất gây ô nhiễm môi trường. Không thả và nuôi các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có trong Vườn.
- Khoanh nuôi tái sinh và trồng mới cây bản địa, cây lá kim và các loài cây có giá trị bảo tồn gen.
- Tỉ lệ diện tích đất được xây dựng cho các công trỡnh kiến trỳc xõy dựng hạ tầng tuõn thủ theo quy định của Nhà nước về xõy dựng trong Vườn Quốc gia.
- Khi xây dựng phải tuân thủ theo đúng tổng mặt bằng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không được chặt cây, san ủi đất làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường.
- Trong quy hoạch và xây dựng phải thiết kế trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường. Loài cây trồng là các loài cây đa mục đích, cây cảnh đẹp để tạo phong cảnh với dáng vẻ gần gũi môi trường tự nhiên.
Để thực hiện tốt công tác quản lí bảo vệ và gắn với phát triển hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, trong kì quy hoạch này sẽ điều chỉnh mở rộng diện tích khu vực này. Đồng thời, quy hoạch mới phân khu HC&DVDL phía tỉnh Hoà Bình và đến cuối kì quy hoạch, Vườn sẽ có 2 Phân khu HC&DVDL, chi tiết quy hoạch như sau:
(1) Phân khu HC&DVDL 1, nằm ở khu vực Núi Ba Vì. Tổng diện tích theo quy hoạch mới là 120,5 ha; trong đó bao gồm diện tích quy hoạch sử dụng hiện tại là 46,02 ha; diện tích quy hoạch mở rộng mới 74,48 ha; trong đó:
- Tại Cốt 1.100: diện tích quy hoạch sử dụng hiện tại là 0,02 ha; quy hoạch mở rộng 0,98 ha; tổng diện tích theo quy hoạch mới 1 ha; thuộc khoảnh 9 của tiểu khu 2.
Diện tích quy hoạch mở rộng tăng 74,48 ha, được chuyển đổi từ PKBVNN, bao gồm các trạng thái từ đất trống IB, đất có rừng trồng và rừng tự nhiên nghèo thuộc địa bàn huyện Ba Vì. Diện tích kiến trúc xây dựng CSHT bao gồm cả diện tích đã xây dựng và quy hoạch mới là 24 ha; diện tích rừng và cây xanh cảnh quan quy hoạch là 96,5 ha. (Theo quy chế trong phân khu HC&DVDL được phép sử dụng 20% diện tích trong phân khu cho xây dựng hạ tầng).
Chi tiết quy hoạch điều chỉnh được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 10. Tổng hợp chu chuyển quy hoạch phân khu HC& DVDL 1
ĐVT: ha
Hạng mục Hiện
trang
Quy hoạch
Trong đó Trạng thái chuyển đổi
Xây dựng công trình Rừng sinh thái Cốt 1.100 ( Đền Thượng) 0,02 1,0 0,2 0,8 IIIA2 Cốt 800 3,5 3,5 0,7 2,8 HG
Cốt 600-700 6,5 55,0 11,0 44,0 RT-IB
Cốt 400 36,0 60,0 12,0 48,0 HG
Đền Trung 1,0 0,1 0,9 IIA
Cộng 46,02 120,5 24,0 96,5
(2) Phân khu HC&DVDL 2