0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Quy hoạch thiết lập các khu rừng cảnh quan khu vực núi Viên Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (Trang 47 -54 )

V. Quy hoạch các công trình phục vụ quản lí, bảo tồn và phát triển Vườn 1 Quy hoạch xây dựng Lâm sinh

1.2. Quy hoạch thiết lập các khu rừng cảnh quan khu vực núi Viên Nam

- Thực hiện trồng rừng sinh thái, rừng cảnh quan, diện tích 112 ha, tại các khoảnh 22, 23 thuộc tiểu khu 14. Trồng và khảo nghiệm các loài cây á nhiệt đới thuộc họ Re, Dẻ, các loài cây đặc trưng núi Ba Vì như Bách xanh, Côm tầng, Bời

lời, Cáng lò…Đề xuất các loài cây đưa vào trồng rừng cho phân khu PHST và phân khu HC&DVDL.

- KNTS phục hồi rừng tự nhiên trên diện tích thuộc trạng thái IC. Khu vực có độ cao và dốc lớn, cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1m, đạt >500c/ha cũng được đưa vào khoanh nuôi.

2. Quy hoạch xây dựng Vườn thực vật hạt trần và cây á nhiệt đới - Xây dựng Vườn thực vật cây hạt trần với 2 mục tiêu: sưu tập, gây trồng các loài cây hạt trần và trồng thử nghiệm các loài cây bản địa, cây quý hiếm để chọn lựa các loài cây có khả năng thích nghi cao và trồng mở rộng diện tích trong phân khu PHST khu vực núi Viên Nam.

- Diện tích quy hoạch 100 ha, trong đó diện tích giành cho sưu tập và trồng các loài cây hạt trần, cây đặc hữu. Diện tích quy hoạch trồng là 98 ha. Diện tích quy hoạch cho xây dựng, hệ thống đường là 2 ha.

- Địa điểm: tại các khoảnh 22, 14 thuộc tiểu khu 14, nằm trên địa bàn xã Phúc Tiến, huyện Kì Sơn, tỉnh Hoà Bình.

- Thực hiện sưu tập, nhân giống các loài cây hạt trần,, cây đặc hữu trồng trong vườn thực vật. Đồng thời, đánh giá kết quả và sản xuất tài liệu hướng dẫn kĩ thuật gây trồng cho mỗi loài cây.

3. Quy hoạch xây dựng phòng bảo tồn mẫu vật điển hình núi Viên Nam

Xây dựng phòng sưu tập, lưu trữ và bảo tồn mẫu vật các loài điển hình núi Viên Nam và các vùng lân cận, phục vụ công tác lưu trữ bảo tồn các mẫu vật, nghiên cứu và thăm quan. Phòng sưu tập nằm trong quy hoạch xây dựng khu HC&DVDL, tại các khoảnh 22 thuộc tiểu khu 14, nằm trên địa bàn xã Phúc Tiến, huyện Kì Sơn, Hoà Bình

4. Quy hoạch các công trình xây dựng tại khu hành chính &DVDL 1 tại các cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, cốt 1100.

Quan điểm quy hoạch tại khu vực các cốt trên cơ bản dưa trên nền của phương án quy hoạch trước đây đã được phê duyệt và tính thiết thực giữa công tác bảo tồn và nhu cầu xã hội. Công trình quy hoạch sẽ bao gồm tu sửa các công trình hiện có và xây dựng mới các khu nhà làm việc, nhà khách, các điểm vui chơi cắm trại. Đặc biệt, sẽ xác định các móng nhà Pháp xây dựng trước đây nay có khả năng khôi phục lại trong tổng số trên 200 móng cũ (các nền móng từ thời Pháp, khoảng 200 móng cũ, diện tích khoảng 20.000m2).

Đây là các công trình cũ thời Pháp rất có ý nghĩa về lịch sử nhưng cũng là những địa điểm lí tưởng để đầu tư khôi phục lại thành các biệt thự cho nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp. Dựa trên kết quả khảo sát tại hiện trường, phương án quy hoạch như sau:

- Tại cốt 400: Tại đây đã có các công trình khoa học của Vườn (Vườn thực vật, Vườn cây thuốc, Vườn cây mẫu, khu nuôi chim bán hoang dã, Vườn ươm...) và các công trình kiến trúc khác cần được tu bổ, nâng cấp đi vào hoạt động. Hiện tại, ở đây hiện có 6 nhà nghỉ, nhà ứng trực, nhà hội trường 200 chỗ, 01 bể bơi,

sân thể thao. Vì vậy, cần thường xuyên duy tu, bảo dưỡng nâng cấp các công trình này, bỏ các công trình nhà tạm, bổ sung một số công trình nhà nghỉ khoảng 1000m2 xây dựng ở các vị trí thích hợp và tạo khu sinh hoạt cộng đồng ngoài trời. + Xây dựng mới nhà Trung tâm Thông tin và Giáo dục môi trường, diện tích 400m2 và các công trình dịch vụ, kèm theo các trang thiết bị nội ngoại thất.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng công trình biệt thự cao cấp 451 và hệ thống nhà nghỉ khu 429 và một số nền nhà cũ tại khu phụ cận 2 địa điểm này.

Diện tích quy hoạch 60,0 ha; trong đó quỹ đất cho xây dựng các công trình không quá 20%, tương đương 12 ha.

- Tại cốt 600 - 700: Diện tích quy hoạch tập trung ở khoảnh 1,2 thuộc tiểu khu 1; khoảnh 2,4 thuộc tiểu khu 2.

+ Quy hoạch xây dựng khu nhà làm việc, nhà nghỉ dưỡng, nhà dịch vụ, các khu vui chơi giải trí.

+ Xây dựng hệ thống đường bao toàn khu vực, tuyến đường trục và đường nhánh đi dạo. Tổng chiều dài đường bao, đường dạo, đường nhánh là 8 km. Mặt đường bằng gạch, đá tự nhiên...

+ Khôi phục các biệt thự trên các móng từ thời Pháp và khuôn viên của từng biệt thự. Mỗi biệt thự bình quân có 4-8 buồng nghỉ.

+ Xây dựng các khu nhà nghỉ 2 tầng . Xây dựng khu nhà làm việc, . Xây dựng công trình nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí.

+ Xây dựng các khu rừng cảnh quan phục vụ thăm quan, được phân lô bằng các tuyến dạo.

+ Xây dựng đường cáp điện qua cốt 600-700.

+ Đắp 3 phai đập nhỏ phục vụ công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng, tạo cảnh quan đẹp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và là nơi dự trữ nguồn nước.

Diện tích quy hoạch 55,0 ha; trong đó quỹ đất cho xây dựng các công trình không quá 20% tương đương 11 ha.

- Tại cốt 800:

+ Quy hoạch xây dựng khu nhà làm việc. + Xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

+ Xây dựng các công trình dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, tập trung ở khoảnh 4,5,7 thuộc tiểu khu 2.

+ Xây dựng hệ thống đường bao toàn khu vực, hệ thống các đường trục, đường nhánh đi dạo. Tổng chiều dài đường bao, đường dạo, đường nhánh là 2,5km. Mặt đường bằng gạch đá tự nhiên....

+ Khôi phục các biệt thự và khuôn viên của từng biệt thự trên các móng từ thời Pháp làm nhà nghỉ dưỡng. Mỗi biệt thự bình quân có 4-8 buồng nghỉ.

+ Xây dựng nhà nghỉ 2 tầng.

+ Xây dựng các khu rừng cảnh quan, khu bảo tồn gen các loài Lan rừng Việt Nam phục vụ thăm quan, nghiên cứu khoa học, các tuyến đi dạo trong rừng.

Diện tích quy hoạch 3,5 ha; trong đó quỹ đất cho xây dựng các công trình không quá 20% tương đương 0,7 ha.

- Tại cốt 1.100:

+ Xây 01 nhà đón tiếp kết hợp ngắm cảnh trên diện tích 300 m2.

+ Xây dựng tuyến cáp treo từ bãi đỗ xe lên đỉnh Vua và đỉnh Tản Viên + Quy hoạch mở các tuyến dạo và điểm dừng chân.

Tổng chiều dài đường bao, đường dạo là 1,3 km. Mặt đường bằng gạch đá tự nhiên...

+ Diện tích quy hoạch trong phạm vi 1,0 ha; thuộc các khoảnh 9, tiểu khu 2 và khoảnh 12, tiểu khu 3.

+ Tại đây mở các đường nhánh phục vụ du khách đi dạo và điểm dừng chân, cách trạm kiểm lâm số 1 khoảng 250 m về phía Tây Nam.

Diện tích quy hoạch 1,0 ha; trong đó quỹ đất cho xây dựng các công trình không quá 20% tương đương 0,2 ha. Diện tích 0,8 ha thiết lập rừng cảnh quan.

- Tại khu vực Đền Trung: + Duy tu bảo dưỡng khu Đền.

+ Tạo không gian đủ rộng để đón tiếp khách du lịch tâm linh thập phương. + Quy hoạch mở các tuyến dạo và điểm dừng chân để du khách kết hợp du lịch trong rừng thưởng ngoạn thiên nhiên.

Diện tích quy hoạch 1,0 ha; trong đó quỹ đất cho xây dựng các công trình không quá 20% tương đương 0,2 ha.

(chi tiết diện tích quy hoạch xem phụ biểu quy hoạch 5-A - phần phụ biểu).

5. Quy hoạch xây dựng nhà làm việc, nhà nghỉ dưỡng tại khu HC &DVDL 2

Diện tích mặt bằng: 8 ha; tại các khoảnh 22, 14 thuộc tiểu khu 14, nằm trên địa bàn xã Phúc Tiến, huyện Kì Sơn, tỉnh Hoà Bình, bao gồm:

- Khu nhà làm việc 150m2, nhà khách 80m2, phòng lưu trữ mẫu vật 60m2, nhà nghỉ dưỡng 600m2 và các công trình phụ trợ.

- Quy hoạch khu vui chơi giải trí, sân chơi thể thao, khu cắm trại, bãi đỗ xe 5.000m2.

- Hệ thống đường nội bộ 1 km, mặt rộng 3,5 m; lề rộng 2 m. Hệ thống đường bao, đường dạo, đường nhánh là 5 km. Mặt đường bằng gạch bê tông cấy sỏi, rộng 1,5 m; lê rộng 1m.

+ Đắp 02 phai đập nhỏ phía núi Viên Nam phục vụ công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng, tạo cảnh quan cho DLST, nghỉ dưỡng và dự trữ nước sinh hoạt.

- Xây dựng lâm sinh: thiết lập các khu rừng trồng bảo tồn gen, rừng cảnh quan trên diện tích 112 ha, nhằm khôi phục lại rừng, tạo nhanh độ che phủ.

(chi tiết xem phụ biểu quy hoạch 5- B - phần phụ biểu). 6. Quy hoạch tôn tạo các điểm di tích lịch sử, văn hóa

+ Đền Thánh Tản Viên tại đỉnh Tản Viên (điểm cao 1.227m) + Hang kháng chiến ở khu vực cốt 1.100.

+ Đền thờ Bác Hồ tại đỉnh Vua (điểm cao 1.296m). + Khu vực Đền Trung.

+ Các công trình phục vụ du lịch tâm linh trên núi Viên Nam.

Vườn phối hợp với ngành du lịch ở địa phương để thực hiện các hoạt động duy tu, bảo dưỡng các khu Đền, các di tích lịch sử luôn được khang trang, thu hút khách thập phương du lịch tâm linh, thăm viếng.

7. Quy hoạch Hệ thống giao thông

Hiện tại, tuyến đường từ Quốc lộ 87 vào Vườn Quốc gia xuyên suốt lên tới cốt 1.100, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật đường cấp V và cấp IV đường miền núi. Hệ thống đường nội bộ tại Cốt 400, Cốt 600, Cốt 800 rộng 4,5 m; một số đoạn nhánh ở cốt 400 rộng 1,5 m; kết cấu đường bê tông xi măng hầu hết chất lượng còn tốt. Đường đi bộ Cốt 1.100 lên Đỉnh Vua, Đỉnh Tản Viên, Đỉnh Ngọc Hoa, lát đá rộng 1,5 m. Nhìn chung, hệ thống giao thông trong Vườn, phía khu vực huyện Ba Vì cơ bản thuận tiện. Tuy nhiên, các tuyến đường dạo còn thiếu. Hệ thống đường trong Vườn khu vực huyện Kì Sơn và Lương Sơn cơ bản chưa được đầu tư.

* Cơ sở Quy hoạch giao thông:

- Căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu đầu tư hệ thống đường phục vụ cho phát triển Vườn thuận lợi cả về công tác tuần tra bảo vệ rừng, tạo cơ sở hoạt động du lịch sinh thái, tâm linh, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học.

- Căn cứ vào nhu cầu về giao lưu phát triển KT-XH ở địa phương. Việc đầu tư xây dựng một số tuyến đường là hết sức cần thiết, bao gồm các tuyến đường sau:

+ Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường từ Phúc Tiến đi Viên Nam, thuộc huyện Kì Sơn dài 12 km. Hiện nay tuyến đường đã xây dựng phần nền đường dài 8km. Tuy nhiên, với tình trạng mặt nền đất hiện tại không thể sử dụng cho xe cơ giới do xói mòn rãnh và sạt lở đất. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư nâng cấp thành đường cho xe cơ giới lên khu vực núi Viên Nam và các đỉnh phụ cận. Tuyến này sẽ đi qua khu vực quy hoạch xây dựng phân HC&DVDL 2, gần Núi Viên Nam. Tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

+ Mở mới tuyến đường vòng quanh Núi Viên Nam 3 km. Tuyến này thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, các điểm nghiên cứu khoa học, Vườn thực vật hạt trần và du lịch sinh thái khu vực Núi Viên Nam. Tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

+ Xây dựng tuyến cáp treo từ bãi đỗ xe cốt 1.100m (Núi Ba Vì) lên đỉnh Tản Viên và đỉnh Vua.

+ Mở mới tuyến đường Đông - Tây từ địa phận xã Khánh Thượng đi xã Vân Hoà, huyện Ba Vì dài 9 km. Tuyến đường này đã được khảo sát và lập dự án nhưng chưa được thực thi (khi tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào Thành Phố Hà Nội). Khi xây dựng tuyến đường này, ngoài việc giúp cho công tác tuần tra bảo vệ rừng được thuận lợi, tuyến đường này sẽ rút ngắn được trên 30 km khi người

dân đi từ phía Tây huyện Ba Vì (qua xã Khánh Thượng) sang phía Đông (xã Vân Hoà) mà không phải vòng qua khu vực Đá Chông. Tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Tiêu chuẩn đường: đảm bảo cho xe cơ giới đi lại an toàn và thuận lợi (tiêu chuẩn đường cấp V miền núi):

+ Bề rộng mặt đường 5,5 m; Lề hai bên 2 m. Bề rộng nền đường 7,5 m. + Độ dốc tối đa imax = 12%. Bán kính cong bằng đường nhỏ nhất Rmin = 10m - Duy tu, bảo dưỡng tuyến đường từ cốt 400 đến cốt 600- 700m.

- Mở các tuyến đường nhánh đi dạo rộng 1,5 đến 2m; mặt dải bê tông xi măng bám theo địa hình để khai thác, du khách chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tại khu vực cốt 400, cốt 600, cốt 800, cốt 1.100 với tổng chiều dài là 34,7 km.

- Đường bao ranh giới: tổng chiều dài 200 km theo ranh giới quy hoạch mở rộng Vườn Quốc gia Ba Vì đã được duyệt. Trong đó có 150 km làm đường bao dải cấp phối, rộng 1,5 m phục vụ tuần tra bảo vệ Vườn và 50 km đường ranh giới bằng hàng dào trồng cây mây do địa hình cao, dốc thuộc khu vực các xã Dân Hoà, Đồng Tiến, Phúc Tiến, Yên Quang, Tiến Xuân. Trong quy hoạch cũ (2004) cũng đã đề cập nhưng chưa được thực hiện.

Bảng 11 - 2: quy hoạch mạng lưới giao thông chính mở mới và nâmg cấp

- Bãi đỗ xe: Tận dụng các vị trí tương đối bằng, ít san gạt để làm bãi đỗ xe. Tổng diện tích quy hoạch khu vực Phân khu HC&DVDL 1 và 2 là 15.000m2

- Riêng khu vực xã Phú Minh địa phương quy hoạch khu đô thị xanh trong đó có tuyến đường nối từ Phú Minh đi Yên Quang qua địa phận của Vườn chiều dài 3,8 km đường cấp 3 miền núi, tuyến đường này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Vườn tại khu vực này. Đây sẽ là tuyến đường do địa phương đầu tư nên không tính vào phần vốn đầu tư trong quy hoạch.

8. Quy hoạch Hệ thống Điện lưới A. Khu hành chính và DVDL

- Tại cốt 400: hiện đã có lưới điện cao thế và mạng hạ thế. Trong quy hoạch mới sẽ mở rộng mạng hạ thế tới các công trình của Vườn.

- Taị Cốt 600 - 700: Quy hoạch cấp điện cao thế đường dây 22 KV; dài 3,7 km nối từ điểm rẽ tuyến 22kv hiện có ( cốt 400 và cốt 1.100). Đặt 02 trạm biến áp 500 KVA.

- Taị cốt 800: Quy hoạch cấp điện cao thế đường dây 22 KV; dài 0,5 km nối từ tuyến 22kv hiện có ( 400- 1100). Đặt 01 trạm biến áp 250 KVA.

- Tại Khu hành chính và DVDL Dân Hoà, và Vườn thực vật cây á nhiệt đới: Quy hoạch cấp điện cao thế đường dây 22 KV dài 8 km nối từ Phúc Tiến. Xây 01 trạm biến áp 500 KVA.

* Nguồn điện: Mạng điện lưới Quốc gia, mạng điện trung áp 22KW.

* Mạng hạ áp: Lưới 0,4 KV được dẫn trực tiếp từ các trạm điện đến các công trình bằng cáp ngầm 0,4 KV.

- Tại cốt 1100: đã có trạm (10/0,4-100KVA) tại đây phụ tải nhỏ không đầu tư thêm trong phương án.

B. Tại các khu cho thuê môi trường

Hệ thống điện lưới sẽ do các chủ doanh nghiệp tự đầu tư bằng hệ thống cấp ngầm dẫn đến các điểm vui chơi, điểm dịch vụ, đèn đường được đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật của ngành điện với mức an toàn cao nhất.

9. Quy hoạch Hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường

9.1. Hệ thống cấp nước tại khu vực các cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, cốt 1.100, Vườn sưu tập tre trúc, Cau dừa và Xương rồng Vườn sưu tập tre trúc, Cau dừa và Xương rồng

Căn cứ vào một số tiêu chuẩn phục vụ của ngành du lịch để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và thoát nước như sau: Chỉ tiêu cấp nước là 350 lit/người cho 01 khách nghỉ, 50lít/ người cho 01 người phục vụ, 30 lít/người cho khách vãng lai và lượng nước hao phí. Đây là cơ sở để dự tính đầu tư xây dựngcác công trình cấp và thoát nước:

- Nguồn nước cấp: chủ yếu lấy từ các khe suối trong lưu vực tại khoảnh 9,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (Trang 47 -54 )

×