Chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo quy hoạch vườn Quốc gia Ba Vì (Trang 64 - 66)

Để phục vụ các chương trình phát triển Vườn, các hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tập trung vào các chuyên đề sau:

1. Thiết lập hệ thống ô nghiên cứu diễn thế rừng

Hệ thống ô nghiên cứu theo dõi diễn thế của rừng thứ sinh trong Vườn. Lập biểu đồ theo dõi về sinh trưởng và phát triển của từng loài qua kết quả theo dõi biến động về đường kính, chiều cao, sinh khối, tình hinh tái sinh, các lâm sản phụ, cây thuốc dưới tán rừng.

Số ô nghiên cứu đặt điển hình và đại diện cho các trạng thái rừng. Mỗi trạng thái bố trí bình quân 5-7 ô nghiên cứu, diện tích mỗi ô là 1.000 m2, trải đều trên diện tích Vườn. Tổng số ô nghiên cứu là 40 ô.

2. Nghiên cứu chọn loài cây trồng làm giàu rừng

- Xác định loài cây, mật độ và biện pháp kĩ thuật làm giàu rừng tại những diện tích rừng nghèo kiệt, rừng trồng kém hiệu quả. Các loài cây được chọn có nguồn gốc tại Núi Ba Vì như Re, Giổi, Bách xanh...Diện tích nghiên cứu 20 ha, trong đó bố trí 10 ha tại khoảnh 18, xã Yên Quang, huyên Kì Sơn, tỉnh Hoà Bình (gần khu vực núi Viên Nam). Khu vực Núi Da Dê bố trí 10 ha, thuộc khoảnh 17, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

- Thiết lập các ô mẫu nghiên cứu trồng thử nghiệm, có đánh giá và lập kế hoạch mở rộng diện tích.

3. Trồng cây thuốc Nam

- Tổ chức trồng thử nghiệm một số các loài cây thuốc Nam quý sẵn có trong rừng Ba Vì để mở rộng quy mô phát triển cây thuốc.

- Các loài đưa vào nghiên cứu thử nghiệm như Hoa tiên, Lá khôi, Hoài sơn, Huyết đằng…

- Chọn một số hộ gia đình thuộc dân tộc Dao có sẵn đất rừng đang được giao khoán bảo vệ hoặc có đất canh tác nương rãy, cùng với Vườn cam kết phối hợp để trồng thử nghiệm.

- Diện tích nghiên cứu trồng thử nghiệm khoảng 10 ha, số hộ tham gia từ 10 - 20 hộ. Kết quả nghiên cứu được ghi chép và đánh giá. Mô hình thành công sẽ được quảng bá để nhân rộng diện tích. Đồng thời, phục vụ cung cấp nguồn giống và xây dựng kế hoạch bao tiêu sản phẩm cung cấp cho thị trường.

4. Xây dựng Vườn thực vật hạt trần

Xây dựng Vườn thực vật cây hạt trần với 2 mục tiêu: sưu tập, gây trồng các loài cây hạt trần và trồng thử nghiệm các loài cây bản địa, cây quý hiếm để chọn lựa các loài cây có khả năng thích nghi cao và trồng mở rộng diện tích trong phân khu PHST khu vực núi Viên Nam.

- Khảo sát, lập phương án quy hoạch thiết kế xây dựng Vườn thực vật trồng rừng á nhiệt đới thuộc khoảnh 22, tiểu khu 14, xã Dân Hoà, huyện Kì Sơn, tỉnh Hoà Bình. Diện tích quy hoạch 100 ha, trong đó diện tích giành cho sưu tập và trồng các loài cây hạt trần, cây đặc hữu. Diện tích quy hoạch trồng là 98 ha. Diện tích quy hoạch cho xây dựng, hệ thống đường là 2 ha.

- Thực hiện sưu tập, nhân giống các loài cây hạt trần, cây đặc hữu trồng trong vườn thực vật. Đồng thời, đánh giá kết quả và sản xuất tài liệu hướng dẫn kĩ thuật gây trồng cho mỗi loài cây.

- Thời gian tiến hành từ năm 2010 cho công tác khảo sát, quy hoạch và lập phương án.

- Xây dựng các công trình cần thiết gồm khu nhà làm việc, phòng lưu trữ mẫu và các công trình phụ đi kèm. Thiết kế hệ thống các lô trồng thử nghiệm, các đường ranh nội bộ Vườn và hàng dào.

- Thời gian sưu tập và trồng trong vòng 5 năm, bắt đầu từ năm 2012, hoàn thành vào năm 2017. Sưu tập và trồng khoảng 100 loài cây điển hình là cây hạt trần, cây á nhiệt đới thuộc các họ Re, họ Dẻ, họ Sến, họ Mộc lan, Họ Thích, họ Chè, và các loài điển hình của Núi Ba Vì như Bách Xanh, Giổi lá bạc, Mỡ Ba Vì, Côm tầng....

- Bình quân mỗi năm trồng thử nghiệm 15 - 20 ha với khoảng 20 - 30 loài. - Tổng hợp các báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu cho mỗi loài cây.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kĩ thuật gieo trồng để phục vụ trồng công tác trồng rừng tại phân khu PHST cho Vườn và chuyển giao kĩ thuật.

Bảng 14. Tổng hợp khối lượng thực hiện và dự toán kinh phí

Hạng mục K.lượng (triệu đồng)Đơn giá (triệu đồng)Dự toỏn

1. Thiết lập hệ thống ô nghiên cứu (ô) 40 5,0 200 2. Nghiên cứu cây làm giàu rừng (ha) 20 5,0 100

3. Nghiên cứu thuốc Nam (ha) 10 10,0 100

4. Vườn thực vật cây hạt trần (ha) 98 10,0 980

Cộng 1.380

Kết quả của các chương trình nghiên cứa sẽ được theo dõi và đánh giá dựa trên các chỉ số kĩ thuật như: tỉ lệ cây sống, tăng trưởng về đường kính, chiều cao, lập địa Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận và khuyến cáo ứng dụng như mở rộng diện tích trồng rừng những cây bản địa có khả năng sinh trưởng tốt, các loài cây thuốc Nam, sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo quy hoạch vườn Quốc gia Ba Vì (Trang 64 - 66)