0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (Trang 32 -37 )

1. Quan điểm

- Phát triển bền vững Vườn Quốc gia Ba Vì dựa trên cơ sở xây dựng các chương trình hoạt động nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn nguyên vẹn nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn gen động thực vật quý hiếm, sinh thái cảnh quan, đa dạng sinh học, các giá trị cảnh quan, văn hoá lịch sử.

- Song song với nhiệm vụ bảo tồn cần ưu tiên chỗ trợ các hoạt động về phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển KT-XH ở địa phương.

- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phải được đầu tư một cách đồng bộ, phù hợp không gian, cảnh quan, đáp ứng được nhu cầu cho công tác quản lí bảo vệ rừng,

nghiên cứu khoa học. Đồng thời khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch, tham quan thắng cảnh và nghỉ dưỡng. Các công trình có kết cấu mặt bằng phù hợp với thực tế không gian, hài hoà với cảnh quan, tuân thủ các quy định của Nhà nước về xây dựng trong Vườn Quốc gia. Các công trình phải mang bản sắc dân tộc và hiện đại.

- Những diện tích rừng trước đây giao khoán, nay chuyển dần một số diện tích sang hình thức hợp đồng cho thuê môi trường, giảm đầu tư bằng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tăng thêm nguồn thu cho Vườn và thu hút đầu tư để bảo vệ và phát triển Vườn tốt hơn.

- Tất cả các hoạt động của Vườn đều phải tăng cường tính sáng tạo và tính chủ động. Từ đó, nâng cao dần cơ chế tự chủ về tài chính của Vườn thông qua các hoạt động về dịch vụ du lịch và thuê môi trường.

2. Mục tiêu

- Bảo vệ bằng được nguồn tài nguyên rừng hiện có nhằm bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng với các nguồn gen thực vật, động vật rừng quý hiện có.

- Phục thảm thực vật rừng bằng các giải pháp lâm sinh, đến năm 2020 diện tích rừng che phủ đạt 10.320,9 ha. So với năm 2008, diện tích rừng tăng 2.138 ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 75,97% lên 95,5%.

- Các nghiên cứu thực nghiệm mang tính chuyển giao kĩ thuật cao để phục vụ công tác bảo tồn, khôi phục và phát triển rừng, môi trường sinh thái và giáo dục môi trường.

- Khôi phục, xây dựng và tạo lập các cảnh quan đẹp, gần gũi thiên nhiên nhằm thu hút du khách thập phương tới thăm quan, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

- Các hoạt động xây dựng Vườn gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.000 lao động làm dịch vụ du lịch. Qua đó, đem về cho địa phương từ 15 đến 20 tỉ đồng mỗi năm, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.

- Vườn chủ động kinh phí khoảng 50% để chi trả lương cho cán bộ Vườn.

3. Nhiệm vụ

3.1. Giai đoạn 2010 -2015

- Rà soát ranh giới quy hoạch mở rộng Vườn (quy hoạch 2004), ranh giới các phân khu đã được phê duyệt để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Vườn trong giai đoạn mới, đặc biệt tại các khu vực Cốt 400, Cốt 600-700, Cốt 800, Cốt 1.100, khu vực Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, khu vực núi Viên Nam, khu vực Núi Da Dê.

- Bảo vệ và phòng chống cháy rừng trên toàn bộ diện tích hiện có bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích 8.187,8 ha (bao gồm cả 30,3 ha rừng trồng quy hoạch mới).

- Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, diện tích 300,1 ha trên diện tích có khả năng khoanh nuôi thành rừng ở các trạng thái đất rừng có cây gỗ tái sinh mục đích (IC) có triển vọng khoanh nuôi thành rừng tái sinh tự nhiên, các khu vực cao dốc khó trồng rừng.

- Trồng rừng mới các loài cây bản địa, diện tích 1.700 ha trên các trạng thái đất trống trọc không có khả năng phục hồi rừng tự nhiên, đất nương rẫy cũ. Bình quân mỗi năm trồng 200-300 ha.

- Trồng thay thế cây bản địa trên diện tích rừng Keo, diện tích 200 ha tại khu vực Núi Da Dê do chất lượng rừng kém, trồng thuần loài, có dấu hiệu chững phát triển, gãy đổ do mưa bão (trước đây thuộc phân khu BVNN, nay quy hoạch chuyển đổi sang phân khu PHST). Mỗi năm trồng bình quân 40-50 ha.

- Trồng băng cây xanh cản lửa khu vực Núi Da Dê, khu vực Núi Viên Nam. Băng chiều rộng 10 m, mật độ 1m*1m. Tổng chiều dài các băng xanh cản lửa là 20 km, tương đương 20 ha. ở độ cao dưới 500m trồng Keo, độ cao trên 500m trồng Vối thuốc. Thực hiện trồng trong 3 năm, mỗi năm trồng 10 km băng cây xanh (tương đương10 ha). Lập các băng trắng cản lửa khu vực cao dốc núi Viên Nam có chiều dài 5.000m, tương đương 5 ha.

- Sưu tập và trồng các loài cây hạt trần, cây bản địa trên diện tích 40 ha, phân thành các lô nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá kết quả về tình hình sinh trưởng và phát triển sẽ thực hiện mở rộng mô hình cho hoạt động khôi phục rừng ở phân khu PHST.

- Nghiên cứu trồng cây thuốc Nam dưới tán rừng khoảng 10 ha cho khoảng 20 loài cây thuốc có tác dụng chữa bệnh và hiệu quả kinh tế tốt, có sự tham gia của các hộ gia đình. Dựa trên kết quả nếu thành công sẽ phát triển thành tài liệu hướng dẫn để khuyến cáo các hộ gia đình trồng mở rộng diện tích cây thuốc Nam dưới tán rừng.

- Xây dựng các khu đồng cỏ phân tán, tạo nguồn thức ăn và đảm bảo không gian cho thú rừng di thực. Diện tích 100 ha, phân tán nằm rải rác trong Vườn.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng phân khu HC&DVDL, bao gồm khu nhà làm việc, hạ tầng cơ sở, thiết lập các khu rừng cảnh quan, thiết lập Vườn thực vật hạt trần, trong đó:

+ Tại khu vực Đỉnh Viên Nam (thuộc khoảnh 22, khoảnh 23 tiểu khu 14, xã Dân Hòa): trồng rừng cảnh quan, nhà làm việc, phòng nghỉ, khu vui chơi giải trí, sân chơi thể thao, các công trình tâm linh, bãi đỗ xe, các điểm dừng chân, các tuyến đường, hệ thống điện, nước, các tuyến đường leo núi Viên Nam. Diện tích 120 ha.

+ Quy hoạch xây dựng Vườn thực vật hạt trần nằm trong phân khu HC&DVDL. Kết quả của chương trình sẽ được nhân rộng trồng trên diện tích đất trống khu vực Núi Viên Nam. Quy mô Vườn rộng 100 ha trồng sưu tập, nghiên cứu khoảng 50 loài, chủ yếu các loài cây hạt trần, cây điển hình của rừng á nhiệt đới và của rừng Ba Vì. Địa điểm xây dựng tại khoảnh 22, tiểu khu 14 thuộc khu vực núi Viên Nam, tỉnh Hoà Bình, sưu tập và trồng 40 ha.

+ Triển khai xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, tâm linh, nghỉ ngơi cho hoạt động du lịch sinh thái tâm linh và hạ tầng cần thiết cho hoạt động dịch vụ trong phân khu HC&DVDL.

+ Tại khu vực các cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, cốt 1.100: rà soát ranh giới, lập dự án quy hoạch chi tiết mặt bằng từng địa điểm. Thực hiện các nội dung về xây dựng các khu rừng cảnh quan, nhà làm việc, phòng nghỉ, các điểm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, các điểm dừng chân, các tuyến đường, hệ thống cấp điện nước, các tuyến du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.

- Xây dựng dự án đầu tư để thực hiện các hạng mục đã xác định trong quy hoạch tổng thể được cấp trên phê duyệt.

- Về giao thông:

+ Nâng cấp tuyến đường từ Phúc Tiến đi Viên Nam, qua khu Hành chính và DVDL dài 8 km.

+ Mở tuyến đường Đông - Tây từ Khánh Thượng đi Vân Hòa, dài 9 km. + Mở tuyến đường bao ranh giới phục vụ tuần tra bảo vệ rừng ở cốt 100 khu vực huyện Ba Vì và các tuyến đường tuần tra bảo vệ khu vực huyện Lương Sơn, Kì Sơn, tổng chiều dài 50 km.

- Xác định diện tích và địa điểm quy hoạch cho thuê môi trường cho các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ du lịch dựa trên diện tích giao khoán trước đây, nay thu hồi để chuyển sang hợp đồng cho thuê môi trường. Đồng thời, hoàn thiện quy chế cho thuê môi trường trên cơ sở bảo tồn và phát triển bên vững tài nguyên rừng và lợi ích của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.

- Liên kết với các Nhà đầu tư phát huy công năng của các công trình đã được xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch trong phân khu HC&DVDL để phát huy thế mạnh của Vườn.

3.2. Giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2020

3.2.1. Giai đoạn 2016 - 2020

Hoàn thành các hạng mục đầu tư xây dựng Vườn theo nội dung quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt mà giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện chưa xong.

- Bảo vệ và phòng chống cháy rừng trên toàn bộ diện tích hiện có bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích 9.927,8 ha.

- Trồng rừng mới các loài cây bản địa, diện tích 600 ha trên các trạng thái đất trống trọc không có khả năng phục hồi rừng tự nhiên, đất nương rẫy cũ. Bình quân mỗi năm trồng 200-300 ha.

- Trồng thay thế cây bản địa làm giàu rừng, diện tích 300 ha tại khu vực Núi Da Dê do chất lượng rừng kém, trồng thuần loài, có dấu hiệu chững phát triển, gãy đổ do mưa bão (trước đây thuộc phân khu BVNN, nay quy hoạch chuyển đổi sang phân khu PHST). Mỗi năm trồng bình quân 60 ha.

- Trồng băng cây xanh cản lửa khu vực Núi Da Dê, khu vực Núi Viên Nam. Băng chiều rộng 10 m, mật độ 1m*1m. Tổng chiều dài các băng xanh cản lửa là 20 km, tương đương 20 ha. ở độ cao dưới 500m trồng Keo, độ cao trên 500m trồng Vối thuốc. Thực hiện trồng trong 2 năm, mỗi năm trồng 10 km băng cây xanh (tương đương 10 ha). Lập các băng trắng cản lửa khu vực cao dốc núi Viên Nam có chiều dài 5.000m, tương đương 5 ha.

- Sưu tập và trồng các loài cây hạt trần, cây bản địa trên diện tích 50 ha, phân thành các lô nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá kết quả về tình hình sinh trưởng và phát triển sẽ thực hiện mở rộng mô hình cho hoạt động khôi phục rừng ở phân khu PHST.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng phân khu HC&DVDL, bao gồm khu nhà làm việc, hạ tầng cơ sở, thiết lập các khu rừng cảnh quan, thiết lập Vườn thực vật hạt trần, trong đó:

+ Hoàn thành các hạng mục còn lại: trồng rừng cảnh quan, xây dựng nhà làm việc, phòng nghỉ, khu vui chơi giải trí, sân chơi thể thao, các công trình tâm linh, bãi đỗ xe, các điểm dừng chân, các tuyến đường, lầu vộng cảnh, hệ thống điện, hệ thống nước, xử lí chất thải.

+ Sưu tập và trồng Vườn thực vật hạt trần nằm trong phân khu HC&DVDL, 56 ha.

+ Triển khai xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, tâm linh, nghỉ ngơi cho hoạt động du lịch sinh thái tâm linh và hạ tầng cần thiết cho hoạt động dịch vụ trong phân khu HC&DVDL.

+ Tại khu vực các cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, cốt 1.100: rà soát ranh giới, lập dự án quy hoạch chi tiết mặt bằng từng địa điểm. Thực hiện các nội dung về xây dựng các khu rừng cảnh quan, nhà làm việc, phòng nghỉ, các điểm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, các điểm dừng chân, các tuyến đường, hệ thống cấp điện nước, các tuyến du lịch sinh thái, du lịch tâm linh.

- Xây dựng dự án đầu tư để thực hiện các hạng mục đã xác định trong quy hoạch tổng thể được cấp trên phê duyệt.

- Về giao thông:

+ Mở mới tuyến từ khu du lịch sinh thái Thành Thắng (gần dốc Kẽm - xã Dân Hoà) lên gặp tuyến Phúc Tiến - Viên Nam, dài khoảng 9 km.

+ Mở tuyến đường bao ranh giới phục vụ tuần tra bảo vệ rừng ở cốt 100 khu vực huyện Ba Vì và các tuyến đường tuần tra bảo vệ khu vực huyện Lương Sơn, Kì Sơn với chiều dài tuyến 75 km

+ Xây dựng tuyến cáp treo phục vụ khách du lịch từ bãi đỗ xe cốt 1.100m núi Ba Vì lên đỉnh Tản Viên (Đền Thượng ) và đỉnh Vua (Đền thờ Bác Hồ)

- Quy hoạch cho thuê môi trường cho các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ du lịch.

- Liên kết với các Nhà đầu tư phát huy công năng của các công trình đã được xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch trong phân khu HC&DVDL để phát huy thế mạnh của Vườn.

3.2.2. Đến năm 2020

- Hệ sinh thái rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn nguyên vẹn các nguồn gen thực vật, động vật quý trong Vườn Quốc gia.

- Các chương trình nghiên cứu khoa học phát huy hiệu quả, có giá trị trình diễn và khả năng nhân rộng cao.

- Xây dựng hoàn chỉnh các Vườn thực vật.

- 100% các doanh nghiệp làm du lịch và dịch vụ du lịch hoạt động có hiệu quả, đóng góp đầy đủ kinh phí thuê môi trường cho Vườn.

- Nguồn thu từ các dịch vụ của Vườn, từ hợp đồng thuê môi trường sẽ trang trải khoảng 50% lương cán bộ và nhân viên trong Vườn (khoảng 2 tỉ đồng/năm, theo thời giá hiện hành).

(chi tiết xem Bảng 17 - Khối lượng công việc thực hiện theo giai đoạn phần phụ lục)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (Trang 32 -37 )

×