- Hệ thống đường:
4.2. Những khó khăn và thách thức
- áp lực dân số gia tăng và đất đai cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng, lao động dôi dư, cuộc sống khó khăn khiến cho người dân vi phạm vào rừng là khó tránh khỏi.
- Sự quản lý đất, rừng còn phức tạp khó khăn vì ranh giới Vườn chưa được xác lập cụ thể bằng đường ranh giới rõ ràng ngoài thực địa (mới có hệ thống mốc), đặc biệt ranh giới khu vực tỉnh Hoà Bình mới cắm mốc, địa hình ở đây khá phức tạp do chia cắt mạnh, lại cao và dốc nên việc làm rõ đường ranh giới cũng rất khó khăn và cần phải đầu tư khá lớn.
- Vườn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực tỉnh Hoà Bình và các xã mới chuyển về Hà Nội từ huyện Lương Sơn và huyện Kì Sơn. Do đó, việc quản lí tài nguyên rừng và đất rừng còn gặp nhiều khó khăn.
- Khu vực đất Vườn quản lí tại 2 huyện Lương Sơn, Kì Sơn thuộc tỉnh Hoà Bình chưa có đầu tư đáng kể cả về cơ sở hạ tầng, các hoạt động lâm sinh, tái tạo rừng cũng như các công trình nghiên cứu khoa học, đất trống trọc còn nhiều. Đây vẫn thuộc vùng có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, trong đó có tiềm năng về du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch.
- Việc người dân vào rừng khai thác, săn bắt chim thú, làm nương rãy, thu hái cây thuốc quý vẫn còn xảy ra.
- Vườn Quốc gia đã giao cho dân bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng thông qua Dự án 661/CP. Tuy nhiên, hiệu quả của những dự án này đối với người dân còn rất khiêm tốn. Rừng mang lại lợi ích kinh tế cho người dân còn ít.
- Kinh phí của Nhà nước đầu tư còn eo hẹp, một số hạng mục quy hoạch trước chưa đầu tư hoặc đầu tư quá ít để triển khai đồng bộ cơ sở hạ tầng cần thiết như hệ thống đường tuần tra phục vụ công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng.
- Các Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với ngưồi dân khu vực quanh Vườn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chưa được nhiều, nhất là khu vực đồng bào dân tộc Dao, Mường. Hiện tại đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đất đai bị thu hẹp, không có nghề phụ và thu nhập hàng năm thấp.
- áp lực về mở rộng Thủ đô Hà Nội và sự đô thị hoá các vùng lân cận làm cho không gian cảnh quan thu hẹp. Lượng khách đến thăm quan du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần ngày càng đông và sẽ không tránh khỏi những tác động có hại đến Vườn.
5. Một số hạng mục chưa được thực hiện hoặc thực hiện dở dang - Việc cấp giấy CNQSDĐ khu vực Hoà Bình: chưa được thực hiện.
- Những nội dung quy hoạch trước đây cũng chưa được thực hiện như: + Tuyến đường Đông - Tây từ Khánh Thượng đi Vân Hoà đã được phê duyệt thiết kế dài 9 km, nhưng chưa được đầu tư xây dựng.
+ Tuyến đường Phúc Tiến - Viên Nam mới lập thiết kế bản vẽ thi công và giải phóng mặt bằng. Hiện nay, tuyến này đã san gạt xong nền đường nhưng xe cơ giới chưa đi lại được.
+ Các cốt 400, 600-700, 800 chưa được đầu tư theo như quy hoạch đã được duyệt. Đặc biệt, hạ tầng phục vụ thăm quan, nghỉ dưỡng đầu tư còn ít hoặc chưa được đầu tư.
- Diện tích đất trống trọc còn nhiều. Đặc biệt là việc phục hồi rừng ở Phân khu phục hồi sinh thái thuộc khu vực Núi Viên Nam (tỉnh Hoà Bình) là quá chậm so với quy hoạch. Nguyên nhân chủ yếu một phần do nguồn vốn đầu tư ít, mặt khác do quy hoạch trước đây ít đề cập đến việc trồng rừng phục hồi ở phân khu này.
6. Sự cần thiết quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG