VII. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch
14. Chùa Kho S Mít Khánh Thượng 350,0 120,0 18,
15. Suối Bóp Khánh Thượng 250,0 85,0 12,7
16. Trại Khoai Phú Minh 300,0 110,0 16,5
17. Suối ấm- Đèo Bụt Yên Quang 60,0 40,0 6,0
18. Suối Rủ, suối Mè Yên Quang 309,0 120,0 18
19. DL Thành Thắng Dân Hòa 228,3 100,0 15
20. Suối Tải Mặc Dân Hòa 156,1 150,0 22,5
21. Suối Ngọc - Vua Bà Tiến Xuân 150,0 60,0 9,022. Đỉnh Viên Nam Phúc Tiến, D.Hoà 900,0 400,0 60,0 22. Đỉnh Viên Nam Phúc Tiến, D.Hoà 900,0 400,0 60,0
23. Núi Da Dê 300,0 200,0 30,0
Cộng 4.407,3 2.536,2 380,0
Nguyên tắc cho thuê môi trường:
- Các doanh nghiệp phải có đề án thuê môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm kê đánh giá đúng và thống kê đầy đủ về hiện trạng rừng và đất rừng. - Lập hồ sơ quy hoạch sử dụng đất tại khu vực được thuê.
- Thiết kế quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng khu vực được thuê. Tất cả diện tích rừng, đất rừng trong diện tích được thuê phải được lập phương án xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng.
- Các công trình xây dựng phải tuân thủ Quy định của Nhà nước đối với diện tích cho thuê môi trường là rừng đặc dụng.
- Chỉ được phép xây dựng các công trình khi Phương án quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi đó, diện tích xây dựng sẽ được tổng hợp và điều chỉnh vào diện tích Phân khu HC&DVDL của Vườn.
- ưu tiên những diện tích mà các hộ gia đình đã nhận khoán bảo vệ rừng với Vườn Quốc gia trước đây, nay được Vườn chấp thuận chuyển sang hình thức cho thuê.
A. Chức năng của các khu cho thuê môi trường:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch.
- Các công trình phải được khai thác có hiệu quả trong các hoạt động vui chơi giải trí, thắng cảnh thiên nhiên, nghỉ dưỡng và giáo dục môi trường.
- Quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên Việt Nam. Tạo thêm việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.
B. Nhiệm vụ:
- Các doanh nghiệp thuê môi trường cùng với Nhà nước bỏ vốn đầu tư thiết lập các khu rừng phục vụ du lịch sinh thái trong diện tích được thuê, đảm bảo rừng phát triển và bảo tồn bền vững khu rừng của Vườn.
- Tạo không gian cảnh quan cho khách du lịch sinh thái thưởng ngoạn và khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ rừng.
- Thiết lập hệ thống dịch vụ phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai ở mỗi điểm được thuê môi trường để đầu tư xây dựng theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
C. Quy định chung cho các khu quy hoạch cho thuê môi trường
- Các doanh nghiệp thuê môi trường của Vườn khi sử dụng quỹ đất để xây dựng cho các dịch vụ du lịch sinh thái phải lập dự án quy hoạch chi tiết đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Các công trình phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển rừng với du lịch sinh thái, không ảnh hưởng tới cảnh quan và không có tác động xấu đến môi trường.
4. Tổ chức các loại hình dịch vụ
- Bán vé vào thăm Vườn: hoạt động do BQL du lịch và DVDL của Vườn thực hiện. Giá vé theo quy định chung của Bộ Tài chính.
- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn khách du lịch vào thăm Vườn, dịch vụ nhà nghỉ, lưu trú qua đêm, hội thảo, hội nghị, các lớp giáo dục môi trường, tổ chức cắm trại, thực tập sinh, nghiên cứu khoa học, dịch vụ ăn uống, bán đồ lưu niệm,
thuốc Nam. Đồng thời, xây dựng trang Web để quảng bá hình ảnh của VQG Ba Vì nhằm thu hút du khách thập phương.
Phần thứ năm
Các chương trình hoạt động - giải pháp đảm bảo thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện I. Chương trình bảo tồn rừng và đa dạng sinh học
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo tồn các hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học, phát triển tài nguyên và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong Vườn Quốc gia, nội dung chương trình tập trung vào các hoạt động sau:
1. Bảo vệ diện tích rừng hiện có
Toàn bộ diện tích rừng hiện có của Vườn là 8.187,8 ha được bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó:
- Có 3.200 ha tiếp tục giao khoán cho dân bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho bà con giữ rừng và có nguồn thu, kết hợp thực hiện trồng cây thuốc Nam dưới tán rừng. Các hộ này chủ yếu là đồng bào dân tộc sinh sống và làm ăn ở gần rừng.
- Diện tích còn lại bao gồm cả diện tích có rừng và diện tích đang khoanh nuôi do lực lượng kiểm lâm của Vườn quản lí, tuần tra bảo vệ. Thực hiện giao khoán bảo vệ trong 12 năm. Mức đầu tư 500.000 đ/ha/12 năm.
Vốn đầu tư khoán bảo vệ rừng: 500.000 đ * 3.200 ha = 1.600 triệu đồng.
2. Trồng và chăm sóc rừng ở Phân khu PHST và Phân khu HC & DVDL - Trồng mới rừng, diện tích là 1.700 ha.
+ Thực hiện trồng cây bản địa, bao gồm cả các loài đặc hữu trên diện tích đất trống, trọc ở trạng thái IB (đất trống cây bụi) và trạng thái IA (nương rãy cũ, trảng cỏ, lau lách). Những đối tượng khó có khả năng phục hồi rừng tự nhiên do mất khả năng gieo giống, đất suy thoái nghèo kiệt cần tăng nhanh độ che phủ.
+ Loài cây trồng như các loài Re, Lát hoa, Dẻ quả, Trường, Sâng, Sến, Gội, Vối thuốc, Kháo, Bời lời Ba Vì, cây đặc hữu của Vườn như Bách xanh, Giổi, đáp ứng mục tiêu bảo tồn và đa dạng loài.
+ Vốn đầu tư : 7.000.000đ/ha *1.700 ha = 11.900 triệu đồng. - Chăm sóc diện tích rừng non mới trồng
+ Chăm sóc 3 năm kết hợp bảo vệ diện tích 1.700 ha rừng non mới trồng. + Không cho chăn thả gia súc, nghiêm cấm người phá hoại, cấm chặt phá rừng non mới trồng.
+ Vốn đầu tư : 3.000.000đ/ha * 1.700 ha = 5.100 triệu đồng/ 3 năm. 3. Khoanh nuôi phục hồi rừng
Tổng diện tích khoanh nuôi là 300,1 ha.
- Thực hiện các giải pháp kĩ thuật lâm sinh để khoanh nuôi phục hồi diện tích có cây gỗ tái sinh ở trạng thái IC (đất trống cây gỗ tái sinh rải rác).
- Trên diện tích này hiện đang có một số loài cây tiên phong ưa sáng phục hồi như Thành ngạnh, Mán đỉa, Cơm nguội, Mần tang, Sồi giẻ, Dẻ, Re, Khỏo, Chẹo, Ngỏt, Thị rừng, Dung, Chõn chim và tre nứa.
- Những diện tích đất trống khác tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được đưa vào khoanh nuôi không tác động nhằm phục hồi tự nhiên lớp thảm thực vật. Đồng thời, tạo không gian cho một số loài động vật móng guốc có không gian dinh dưỡng.
Vốn đầu tư KNTS: 1.500.000đ/ha* 300,1ha = 451 triệu đồng. 4. Làm giàu rừng
Diện tích trồng bổ sung làm giàu rừng là 500 ha.
- Đối tượng là những diện tích rừng phục hồi có chất lượng kém, diện tích rừng nghèo kiệt, rừng trồng kém chất lượng sẽ được khảo sát kĩ và thiết kế kĩ thuật trồng bổ sung làm giàu rừng theo đám, theo rạch.
- Mật độ xác định từ 200 - 500 cây/ha tuỳ theo chất lượng và mật độ rừng trồng hiện tại ở diện tích rừng trồng và rừng nghèo.
- Vị trí làm giàu rừng thuộc các khoảnh 17,17a, 18, 18a của tiểu khu 9, phân khu PHST phía núi Ba Vì.
- Loài cây trồng là Re, Lát hoa, Dẻ quả, Giổi, Trường vân , Sến, Nhội, Bách xanh, Mỡ Hải Nam, Kim giao, Bời lời…
Vốn đầu tư : 3.000.000đ/ha *500 ha = 1.500 triệu đồng. 5. Thiết lập hệ thống đường bao ranh giới Vườn
- Xây dựng đường bao ranh giới phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, tổng chiều dài 150 km.
- Khu vực tỉnh Hoà Bình do địa hình cao dốc khó thi công sẽ thực hiện trồng hàng dào cây xanh bằng cây Mây, dự kiến khoảng 50 km, ở những khu vực cao dốc, khó thi công làm đường.
- Hàng dào trồng Mây rộng 1m với 3 hàng Mây được trồng. Tại những khu vực đất trống trọc, trồng Bời lời để tạo cọc cho Mây bám.
6. Tuyên truyền giáo dục quần chúng bảo vệ rừng
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng: Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng và Trung tâm giáo dục môi trường là nơi Vườn cùng với Chính quyền và các đoàn thể địa phương thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, lợi ích to lớn mà rừng mang lại cho con người. Thực hiện nghiêm túc các nội quy về bảo vệ rừng Quốc gia. Đồng thời, kết hợp với các Già làng, Trưởng bản tuyên truyền sâu rộng tới người dân để cùng có trách nhiệm tham gia xây dựng và phát triển tài nguyên rừng.
- Xây dựng các nội dung về khen thưởng đối với những công dân có tinh thần trách nhiệm tốt về bảo vệ rừng. Đồng thời, xử lí thích đáng theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm quy chế bảo vệ rừng Quốc gia.
- Đặt các bảng bảo vệ Vườn tại các điểm ngã ba đường, nơi tiếp giáp dân cư, các tuyến đường dẫn vào rừng, thuộc khu vực tỉnh Hoà Bình.
+ Nghiêm cấm các hoạt động làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng như chặt phá cây rừng, săn bắt chim thú, các hoạt động canh tác, thả rông gia súc vào rừng hoặc làm thay đổi cảnh quan. Cấm mang vũ khí, các chất cháy nổ, chất độc hại vào Vườn.
+ Các hoạt động thăm quan, du lịch, vui chơi trong Vườn phải được phép của Ban Giám đốc Vườn và có cán bộ của Vườn hướng dẫn.
+ Việc khai thác rừng (nếu có) phải tuân thủ theo Quy định của Nhà nước về khai thác rừng đặc dụng và được Bộ Nông nghiệp&PTNT phê duyệt thiết kế.
- Thực hiện chặt chẽ nội quy bảo vệ xây dựng rừng tại phân khu PTST: + Bảo vệ toàn bộ rừng tự nhiên hiện có, rừng trồng mới.
+ Cho phép các dịch vụ thăm quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưõng, cắm trại trong những diện tích mà Vườn đã quy định.
+ Thực hiện trồng rừng bằng các loài cây bản địa, cây quý hiếm bảo tồn gen, tăng độ che phủ và tạo cảnh quan môi trường.
7. Cấp giấy CNQSDĐ
Vườn Quốc gia lập Tờ trình đề nghị Cấp có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy CNQSDĐ khu vực tỉnh Hoà Bình.
8. Thu hồi một số hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng trước đây để thực hiện cho thuê môi trường
- Vườn tổ chức thu hồi những diện tích rừng phải đầu tư khoán bảo vệ, nay chuyển sang hình thức cho thuê để bảo vệ rừng tốt hơn và có nguồn thu hỗ trợ công tác bảo vệ rừng.
- Diện tích thu hồi thuộc khu vực các doanh nghiệp du lịch như Suối Mơ, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn Suối Ngà, Tiên Sa, Ao Vua, Dy, Suối Rủ. Diện tích thu hồi sẽ chuyển sang hình thức cho thuê môi trường.
- Tổng diện tích dự kiến cho thuê môi trường trong kì quy hoạch là 1.868,6ha với thời hạn cho thuê theo quy định của Nhà nước.
9. Xây dựng bảng nội quy bảo vệ Vườn Quốc gia Ba Vì
- Xây dựng các bảng nêu tóm tắt các nội dung về bảo vệ Vườn Quốc gia tại các vị trí dễ quan sát như ven đường đi, khu dân cư…
- Bảng được xây bằng gạch xi măng cát, tường xây 20, có đế và mái che mưa, rộng 2m, cao 1,5 - 1,8 m.
- Số lượng xây dựng là 10 bảng, đặt tại các xã thuộc huyện Lương Sơn, Kì Sơn tỉnh Hoà Bình.
Vốn đầu tư: 5.000.000đ/bảng *10 bảng = 50 triệu đồng. 10. Thu hồi vũ khí trong dân
Vườn tiếp tục phối hợp với Chính quyền địa phương vận động người dân đem nộp các loại vũ khí như súng săn, các loại súng tự chế khác. Đến năm 2010, đảm bảo sẽ thu hồi hết số vũ khí và không còn tiếng súng trong Vườn.
11. Phát triển Vườn ươm cây giống lâm nghiệp - Cải tạo 2 Vườn ươm hiện có.
- Đầu tư chiều sâu để tự sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan.
- Tổ chức sản xuất cây giống để cung cấp cây con trồng rừng đặc dụng. - Sản xuất cây giống lâm nghiệp theo đơn đặt hàng của bà con địa phương trồng rừng sản xuất.
12. Trồng cây cảnh quan
Tại các lề đường ven lối đi, các khu nhà nghỉ, nhà làm việc, biết thự, khu vui chơi giải trí sẽ thực hiện trồng cây phân tán với các loài cây gỗ quý, cây cảnh quan như Bách xanh, Re hương, Lát hoa, Côm tầng, Mỡ Hải Nam, Kim giao…
Tổng số cây trồng phân tán khoảng 7,2 ngàn cây, tương đương với 7,2 ha rừng trồng (mật độ 1.000 c/ha).
Vốn đầu tư băng xanh: 10.000.000đ/ha * 7,2 ha = 72 triệu đồng. 13. Thiết lập các băng cản lửa
- Thiết lập các đường băng cản lửa tại các khu vực trồng rừng đặc dụng tập trung thuộc khu vực Núi Viên Nam gôm có các khoảnh 18,21,22, 23,24 thuộc tiểu khu 14; các khoảnh 1,2 thuộc tiểu khu 13 và các khoảnh 9,10,11.
- Phía Núi Da Dê ở các khoảnh 17, 18 thuộc tiểu khu 9 và các khoảnh 1,3,7,10 thuộc tiểu khu 10. Hệ thống băng cản lửa có nhiệm vụ hạn chế lửa rừng khi rủi ro có cháy rừng. Có 2 loại băng cản lửa được thiết kế là băng cây xanh và băng trắng.
- Băng cây xanh được trồng chủ yếu cây Vối thuốc, khu vực thấp có thể trồng thêm Keo lá tràm. Tổng chiều dài của hệ thống các đường băng cản lửa là 40 km, chiều rộng của băng là 10 m, tương đương 40 ha rừng trồng.
- Mật độ trồng Vối thuốc là 3.300 cây/ha (hàng cách hàng 2 m và cây cách cây 1,5m). Mật độ trồng Keo là 10.000 cây/ ha (hàng cách hàng 1m và cây cách cây 1 m).
- Băng trắng được thiết lập trên khu vực khó thi công, có độ dốc lớn thuộc khu vực Núi Viên Nam. Băng phát rộng 10 m. Tổng chiều dài 10 km, tương đương 10 ha đất để trống.
Vốn đầu tư trồng cây băng xanh: 10.000.000đ/ha *40 ha = 400 triệu đồng. Vốn đầu tư làm băng trắng: 3.000.000đ/ha *10 ha = 30 triệu đồng.
14. Thiết lập các đồng cỏ cung cấp thức ăn và tạo không gian cho động vật rừng
Tận dụng các khu vực đất trống có cỏ và cây bụi để thiết lập các đồng cỏ cung cấp thức ăn và tạo không gian di thực cho động vật rừng.
Diện tích quy hoạch thiết lập các đồng cỏ là 100 ha, được lấy từ quỹ đất dự phòng, nơi có sẵn cỏ hoặc cây bụi, phân bố rải rác ở cả phân khu BVNN và phân khu PHST của Núi Ba Vì và Núi Viên Nam.
Cán bộ của Vườn sẽ rà soát diện tích có nhiều cỏ hoặc đất cây bụi để thực hiện các biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng khu vực đang có cỏ hoặc phát dọn cây bụi để cỏ mọc tự nhiên thành các diện tích đồng cỏ phân tán. Có thể đốt cục bộ để có cỏ non làm thức ăn cho động vật móng guốc nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường rừng.
Vốn đầu tư xây dựng đồng cỏ: 1.000.000đ/ha *100 ha = 100 triệu đồng.
Bảng 13. Tổng hợp khối lượng thực hiện và dự toán kinh phí
ĐVT: Triệu đồng Hạng mục ĐVT K.lượng Dự toỏn 1. Bảo vệ rừng Ha 8.187,8 1.600 2. Trồng rừng Ha 1.700,0 11.900 3. KNTS tự nhiờn Ha 300,1 451 4. Chăm sóc R.trồng Ha 1.700,0 5.100 5. Làm giàu rừng Ha 500,0 1.500
6. Băng xanh cản lửa Ha 40,0 400
7. Băng trắng cản lửa Ha 10 30
8. Bảng nội quy BVR Bảng 10 50
9. Trồng cõy cảnh quan Ha 7,2 72
10. Chòi canh lửa rừng Chũi 2 40