VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ 1 Yêu cầu chung.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng Địa lý (Trang 41 - 43)

1. Yêu cầu chung.

Vẽ lược đồ Việt Nam tương đối chính xác, xác định được chính xác một số đối tượng địa lý trên lược đồ đây là yêu cầu rất cần thiết để học sinh học tập tốt các bài học địa lý Việt Nam. Nội dung lược đồ phải thể hiện được rõ: Đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, hay các đảo lớn như đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan… Điền trên lược đồ một số địa danh quan trọng như thủ đô Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…

2. Vẽ lược đồ.

Đối với học sinh, việc nhớ được một cách khái quát hình dáng lãnh thổ của đất nước là điều rất cần thiết. Đặc biệt trong phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam là phải nắm được sự phân bố của các tài nguyên chính, hiện trạng phát triển, sự phân bố của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế trên lãnh thổ.

Khung lược đồ nên kẻ theo lưới ô vuông 40 ô (5 x 8). Đây cũng chính là lưới kinh - vĩ tuyến phù hợp với kinh tuyến từ 1020Đ - 1100Đ, các vĩ tuyến từ 80B - 240B mà phần lãnh thổ nước ta nằm trên đó. Tuỳ theo khổ giấy có thể vẽ lược đồ Việt Nam với các kích thước khác nhau dựa trên lưới ô vuông đã xác định. Trên cơ sở hình vẽ, ta đánh dấu các điểm khống chế quan trọng với tỉ lệ 1/2, 1/3, 1/4 so với một số cạnh ô vuông (xem trên lược đồ). Ví dụ: Đỉnh Khoan La San nằm ở trên đường kinh tuyến 1020Đ và trên điểm khống chế 1/4 (giữa vĩ độ 220B-240B từ dưới lên), Móng Cái nằm trên đường kinh tuyến 1080Đ tại điểm khống chế 1/4 (giữa vĩ độ 200B và 220B từ trên xuống), TP Đà Nẵng nằm ở khoảng vĩ độ 160B, đảo

Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 1040Đ. Khi đã vẽ thành thạo khung lược đồ, thì chỉ cần định vị các điểm khống chế, nối các điểm đó lại với nhau ta được khung lược đồ tương đối chính xác cả về hình dáng và hệ thống kinh vĩ tuyến. Các đường cong (lên xuống) giữa các điểm đã định vị để thể hiện cho chính xác.

● Các bước tiến hành:

* Kẻ khung ô vuông: vẽ 40 ô vuông, đánh số thứ tự từ A, B, C, D, E, F (xem trong lược đồ). Xác định các điểm và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ (phần đất liền). Cụ thể:

- Vẽ đoạn 1: từ điểm cực Tây (xã Sìn Thầu, Điện Biên) đến TP Lào Cai. - Vẽ đoạn 2: từ TP Lào Cai đến xã Lũng Cú, Hà Giang (điểm cực Bắc). - Vẽ đoạn 3: từ Lũng Cú đến Móng Cái (Quảng Ninh).

- Vẽ đoạn 4: từ Móng cái đến phía nam Đồng bằng sông Hồng.

- Vẽ đoạn 5: từ phía nam ĐBS Hồng đến phía nam Hoành Sơn (đoạn này bờ biển ăn lan ra biển). - Vẽ đoạn 6: từ nam Hoành Sơn đến nam Trung Bộ (Đà Nẵng ở góc ô vuông D4).

- Vẽ đoạn 7: từ nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

- Vẽ đoạn 8: từ bờ biển mũi Cà Mau đến TP Rạch Giá và từ Rạch Giá đến Hà Tiên. - Vẽ đoạn 9: biên giới giữa Đông Nam Bộ với Cămpuchia

- Vẽ đoạn 10: biên giới Tây Nguyên, Q.Nam với CPC & Lào.

- Vẽ đoạn 11: biên giới từ nam Thừa Thiên - Huế tới cực tây Nghệ An và Lào. - Vẽ đoạn 12: biên giới phía tây của Thanh Hóa với Lào.

- Vẽ đoạn 13: phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

* Vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đây là đảo san hô - kí hiệu đảo san hô). Quần đảo Hoàng Sa (ở ô E4). Quần đảo Trường Sa ở xa hơn bên ngoài khung lược đồ (phải đóng khung ở góc phải phía dưới lược đồ đề thể hiện)

● Trình bày nội dung trong lược đồ:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng Địa lý (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w