- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn vì đây là ngành truyền thống, có nguồn nhân lực phát triển,
2. Giải thích: Để giải thích rõ những vấn đề đã trình bày trong phần nhận xét, cần đặt ra các câu
hỏi sau và giải đáp: (1) Trong trường hợp nào các ngành công nghiệp nhóm B có tốc độ phát triển nhanh hơn các ngành nhóm A? Sự tăng trưởng ấy là hợp lý hay không hợp lý? (2) Trong tương lai, liệu xu thế này có tiếp tục hay thay đổi? (3) Trên cơ sở nào mà ngành chăn nuôi đã có được tốc độ phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt? tương lại, xu thế này có tiếp tục không?
- Trong thời kỳ từ 1991 -1999, các ngành công nghiệp nhóm B tăng nhanh hơn nhóm A, là do:
+ Đảng và Nhà nước ta có chủ trương điều chỉnh lại mô hình CNH' và thực hiện CNH’ và HĐH’ đất nước. Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của quá trình CNH' và HĐH' đất nước, mục tiêu chính là tạo vốn, để có cơ sở phát triển vững chắc thì nông nghiệp vẫn được coi là “Mặt trận hàng đầu”; Phát triển N – L - TS gắn với công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Đối với công nghiệp, chúng ta có chủ trương phát triển CN nặng trong điều kiện khả năng cho phép, đồng thời tận dụng tốt những tiến bộ của KH – KT – CN hiện đại. Tăng cường hợp tác thu hút ĐTNN vào khai thác các nguồn lực trong nước. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của đất nước đang từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lực hiện có, với nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài nước.
- Trong tương lai: Đến cuối thế kỷ XX, thì ngành công nghiệp nhóm B vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
Nhưng bắt đầu sang thế kỷ XXI các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ được chú trọng phát triển và chiếm tỉ trọng cao hơn. Khi XD một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ hiện đại, thị trường sẽ phát huy tác dụng nhanh và có hiệu
quả tạo điều kiện đẩy nhanh việc tích luỹ vốn trong nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
- Những cơ sở để ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt là: nguồn thức ăn
cho được tăng cường. Giống gia súc gia cầm được cải tạo. Dịch vụ chăn nuôi phát triển rộng khắp. Thị trường có nhu cầu lớn. Mặt khác, Đảng và Nhà nước có chủ trương giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia đình; thừa nhận quyền sở hữu của người nông dân (trâu bò, nông cụ, có quyền sử dụng toàn bộ sản phẩm làm ra trên ruộng khoán sau khi nộp đủ thuế và quĩ) thì nông nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và ngành chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng nhanh, đang dần dần trở thành ngành sản xuất chính. Trong tương lai, để phát triển cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, thì chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa trong lĩnh vực chăn nuôi.
@ Bài 3. Dựa vào bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng đất của nước ta năm 2006. (Đơn vị: Nghìn ha)
Vùng DT đất tựnhiên Đất NN Đất LN Đất CDTrong đóĐất ở Đất chưa SD
Cả nước 33121,2 9412,2 14437,3 1401,0 602,7 7268,0
Miền núi trung du phía Bắc 10155,8 1478,3 5324,6 245,0 112,6 2995,3
Đồng bằng sông Hồng 1486,2 760,3 123,3 230,5 116,5 255,6
Cơ cấu sử dụng đất năm 1989 (%) 21,0 29,2 4,9 44,9
1. Phân tích cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2006, xu hướng chuyển biến so với năm 1989. 2. Phân tích cơ cấu sử dụng đất của miền núi trung du phía Bắc và đồng bằng sông Hồng. Rút ra nhận xét và nêu phương hướng sử dụng đất hợp lý ở những vùng này.
Hướng dẫn.