Hoạt động XNK của nước ta phát triển mạnh là do thành tựu của công cuộc đổi mới nền KTXH.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng Địa lý (Trang 27 - 32)

Có chính sách đổi mới trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Tiếp cận được với nhiều thị trường mới... - Nhập siêu còn lớn là do SX ở trong nước chưa mạnh, thể hiện trong cơ cấu các mặt hàng X-NK: Xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản và khoáng sản, phần lớn các mặt hàng này chỉ mới qua sơ chế hoặc vẫn còn xuất dạng nguyên liệu thô.

- Nhập khẩu chủ yếu là TLSX (nguyên - nhiên - vật liệu, máy móc, thiết bị công nghiệp) để đẩy nhanh quá trình CNH’ & HĐH’; Chúng ta cũng nhập một ít hàng tiêu dùng (thực phẩm và y tế), lý do là để bù đắp vào những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất đủ, hoặc chưa SX được; mặt khác, còn tạo ra môi trường cạnh tranh để các nhà SX trong nước tự nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

@. Dạng biểu đồ hình vành khăn

Đây là dạng biểu đồ hình tròn mà ở tâm hình tròn ta vẽ thêm một hình tròn nhỏ và ghi giá trị tổng của nó. Dạng biểu đồ này cũng áp dụng cho các trường hợp vẽ 2 hay 3 biểu đồ có bán kính khác nhau. Cách tính bán kính và xử lý số liệu cũng giống như dạng biểu đồ hình tròn (đã trình bày ở phần trước)

● Bài tập.

Bài 16. Dựa vào bảng số liệu: Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế năm 2005 (Đơn vị tính: Nghìn người)

Nông - Lâm - Thuỷ sản 24342,4 a. Vẽ biểu đồ hình vành khăn thể hiện cơ cấu sử dụng nguồn lao động của nước ta. b. Cho nhận xét.

Công nghiệp - Xây dựng 7739,9

Thương nghiệp, khách sạn, GTVT-TTLL 6848,8 VH, GD, các ngành dịch vụ khác 3595,7

a. Vẽ biểu đồ

- Bước 1. Xử lý số liệu: Bảng cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế (%)

- Bước 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2005

Tổng số 100,0

Nông - Lâm - Thuỷ sản 57,24

Công nghiệp - Xây dựng 18,20 Th.nghiệp, khách sạn, GTVT-TTLL 16,10 VH, GD và các ngành dịch vụ khác 8,46

b. Nhận xét.

Năm 2005 cả nước có 24342,4 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó: lao động trong khu vực N - L - TS chiếm 57,24%; CN - XD chiếm 18,20%; thương nghiệp, khách sạn, GTVT - TTLL 16,10%; văn hoá, giáo dục và dịch vụ khác là 8,46%.

Như vậy, phần lớn lao động vẫn tập trung vào khu vực N - L - TS; các ngành còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ. Điều này nói lên tính chất không hợp lý trong việc sử dụng nguồn lao động. Nguyên nhân chính là do nước ta vẫn là nước nông nghiệp, đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH' và hiện đại hoá vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm...

c. Hướng giải quyết:

- Phải phân công lại lao động giữa các ngành, trong nội bộ ngành và vùng; chuyển dịch dần lao động trong khu vực I (năng suất thấp) sang khu vực II và III;

- Công nghiệp hoá nông thôn...;

- Tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ...

5. BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG

5.1. Đặc điểm. Biểu đồ cột chồng là một loại trong hệ thống các biểu đồ cơ cấu, dùng để thể hiện

cơ cấu của các thành phần trong một tổng thể và để so sánh qui mô, khối lượng của các tổng thể đó diễn ra theo thời gian. Biểu đồ cột chồng rất dễ thể hiện một tổng thể mà trong tổng thể đó có nhiều - hoặc có một vài thành phần quá nhỏ.

5.2. Các loại biểu đồ cột chồng. Biểu đồ hình cột chồng nối tiếp là kiểu biểu đồ mà các thành phần

được chồng xếp nối tiếp lên nhau theo thứ tự trong lòng cột. Ví dụ: sản lượng lúa chiêm xuân, chồng tiếp sản lượng lúa hè thu, rồi chồng tiếp sản lượng lúa mùa. Như vậy, các cột có chiều cao phản ánh sản lượng lúa của 3 vụ cộng lại. Biểu đồ hình cột chồng nối tiếp cũng có các dạng sau:

- Chồng vẽ theo đại lượng tuyệt đối. Trường hợp này, nếu vẽ theo biểu đồ cột chồng liên tiếp, ta có

thể quan sát được cả quy mô & cơ cấu. Nếu chuỗi số liệu theo thời gian, ta có thể quan sát được động thái của hiện tượng theo thời gian. Nếu chuỗi số liệu theo không gian (vùng, tỉnh...), ta quan sát được sự biến đổi của hiện tượng trên không gian.

- Biểu đồ cột chồng vẽ theo đại lượng tương đối: Trường hợp này cho phép ta quan sát được cơ cấu

và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian (hoặc không gian.)

5.3. Qui trình thể hiện:

● Bước 1: Dựng một hệ trục toạ độ như vẽ biểu đồ hình cột. Nếu có 2 (hoặc 3 cột), cần chú ý để

khoảng cách các cột vừa phải cho dễ quan sát và phân biệt. Độ rộng của các cột hợp lý để thể hiện các thành phần bên trong.

● Bước 2: Nếu tổng thể có giá trị tuyệt đối khác nhau, phải vẽ các cột có diện tích khác nhau. Có 2

- Trường hợp (1): Nếu vẽ biểu đồ theo đại lượng đã qui đổi ra tỉ lệ cơ cấu (%), thì chiều rộng các

cột khác nhau theo qui tắc tính diện tích hình chữ nhật.

- Trường hợp (2): Nếu vẽ biểu đồ theo đại lượng tuyệt đối, thì chiều rộng của các cột bằng nhau,

còn chiều cao khác nhau. Thành phần chồng đầu tiên phải theo thứ tự từ gốc toạ độ. Căn cứ vào thứ tự, chồng nối tiếp các thành phần còn lại.

● Bước 3: Thể hiện chính xác cơ cấu thành phần các cột, tuỳ theo yêu cầu vẽ biểu đồ cột chồng nối

tiếp hay chồng từ gốc toạ độ. Phải ghi ký hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi chú số liệu mỗi thành phần (nếu thành phần trong biểu đồ nhỏ quá, có thể ghi ở bên biểu đồ).

● Bước 4: Ghi chú giải và tên biểu đồ. ● Bước 5: Phần nhận xét.

Chú ý phân tích - so sánh tỉ lệ về cơ cấu của các thành phần theo chiều dọc (giữa các thành phần với nhau, và theo chiều ngang (động thái theo thời gian của từng thành phần). So sánh động thái phát triển về qui mô, khối lượng của đối tượng theo thời gian và không gian.

5.4. Tiêu chí đánh giá.

(1) Chọn đúng loại biểu đồ. (2) Vẽ đúng qui tắc về hệ - trục toạ độ. (3) Vẽ biểu đồ chính xác theo số

liệu. Có ký hiệu phân biệt các thành phần. Có ghi chú số liệu cho từng thành phần và tổng thể. (4) Có

bảng chú giải cho biểu đồ. (5) Dưới mỗi cột phải ghi rõ năm (nếu bảng số liệu diễn biến theo thời gian).

(6) Ghi đầy đủ tên biểu đồ. (7) Vẽ và chữ viết đẹp.

5.5. Một số bài tập minh hoạ:@. Dạng biểu đồ 1 cột chồng @. Dạng biểu đồ 1 cột chồng

Bài 17. Dựa vào số liệu về hiện trạng sử dụng đất của nước ta năm 2006. (ĐVT: 1.000 ha)

Tổng DTích Đất N.Nghiệp Đất lâm nghiệp Đất ch.dùng Đất ở Đất chưa SD

33121,2 9412,2 14437,3 1401,0 602,7 7268,0

a. Vẽ biểu đồ (cột chồng) thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2006. b. Nhận xét về xu thế biến động của các loại đất nói trên.

a. Vẽ biểu đồ. - Xử lý số liệu: Bảng cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2006 (%).

Tổng Đất N.Nghiệp Đất lâm nghiệp Đất ch.dùng Đất ở Đất chưa SD

100,0 28,42 43,59 4,23 1,82 21,94

- Biểu đồ: Biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu vốn đất của nước ta năm 2006 (%)

b. Nhận xét: Xu thế biến động của các loại

đất nói trên sẽ xảy ra 2 trường hợp:

* Trường hợp 1: Nếu SD không hợp lý, thì:

Diện tích đất rừng sẽ bị thu hẹp lại. Diện tích rừng trồng mới sẽ không đủ bù đắp cho diện tích rừng bị tàn phá. Diện tích đất CD & TC sẽ tăng lên do nhu cầu của sự nghiệp CNH' và HĐH', diện tích đất này lại lấy chủ yếu từ đất NN, làm cho diện tích đất NN giảm đi nhanh chóng (nhất là ở ven các TP& KCN)

* Trường hợp 2: Nếu sử dụng hợp lý có kế hoạch kết hợp với bảo vệ môi trường, thì: Diện tích đất

hoang hoá sẽ thu hẹp lại, do chúng ta tiến hành phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Như vậy, diện tích đất lâm nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. Trong quá trình CNH' và HĐH' đất nước, điều tất yếu sẽ đưa diện tích đất

chuyên dùng và thổ cư tăng lên nhanh, diện tích đất này lại lấy chủ yếu từ đất nông nghiệp, nhưng do sử dụng hợp lí, có kế hoạch cho nên đất nông nghiệp sẽ giảm, nhưng giảm chậm.

@. Dạng biểu đồ cột chồng liên tiếp (có 2 hoặc nhiều cột chồng):

Bài 18. Cho bảng số liệu: D.Tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây năm 1995 và 2005

(Đơn vị: nghìn ha). 1995 2005 a. Hãy vẽ biểu đồ (cột chồng) thể hiện qui

mô, cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 1995 và 2005.

b. Rút ra nhận xét. Tổng diện tích 7957,4 11645,9

Cây lương thực có hạt 6476,9 8383,4 Cây công nghiệp hàng năm 542,0 861,5 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 1633,6

Cây ăn quả 281,2 767,4

a. Chọn và vẽ biểu đồ: Có thể vẽ được bằng 2 cách: Cách 1 vẽ theo đại lượng tuyệt đối ; Cách 2

vẽ theo đại lượng tương đối (%). Biểu đồ thích hợp và thông dụng nhất là cách 1

- Lập bảng xử lý số liệu: Bảng cơ cấu các loại đất phân theo nhóm cây năm 1995 và 2005 (%) Các loại đất 1995 2005 Tăng/Giảm (ha)

- Tính qui mô cho 2 biểu đồ: Cách tính: Vận dụng công thức tính DT hình chữ nhật: S = (a x b). Cạnh (a) là chiều cao của biểu đồ bằng nhau. Cạnh (b)

Đất nông nghiệp 100 100 + 3688.500

Cây lương thực có hạt 81,39 71,99 + 1906.500 Cây công nghiệp hàng năm 6,81 7,40 + 319.500 Cây công nghiệp lâu năm 8,26 14,03 + 976.300

Cây ăn quả 3,53 6,59 + 486.200

là chiều rộng của biểu đồ. Tổng diện tích đất NN (2005) lớn gấp 1,46 lần tổng DTích 1995; Suy ra chiều rộng của (cạnh b) của biểu đồ năm 2005 lớn gấp 1,46 lần chiều rộng của biểu đồ năm 1995

Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu diện tích các loại cây trồng trong 2 năm 1995 và 2005

Cách 1: Vẽ theo giá trị tuyệt đối Cách 2. Vẽ theo giá trị tương đối (%)

b. Nhận xét. Từ 1995 - 2005: diện tích cây trồng phân theo nhóm cây của cả nước đều tăng, nhưng

mức độ tăng khác nhau, vì vậy mà tỉ trọng từng loại cây có thay đổi.

- Diện tích đất nông nghiệp của nước ta tăng gần 3,69 triệu ha (tăng 1,46 lần). Nguyên nhân là do khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất nông nghiệp cả ở đồng bằng, TD - MN và Tây Nguyên.

- Đất trồng cây lương thực có hạt chiếm ưu thế cả về giá trị tuyệt đối và tỉ trọng. Diện tích tăng 1,91 triệu ha (1,29 lần); về tỉ trọng giảm từ 81,39% xuồng còn 71,99% (giảm 9,40%).

- Đất trồng cây công nghiệp hàng năm tăng không đáng kể (319.500 ha - 1,59 lần). Về cơ cấu, cây CN hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ và tăng không đáng kể (1995 là 6,81% và 2005 là 7,40% - tăng 0,95%)

- Diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh 976.300 ha (tăng 2,49 lần). Do diện tích tăng nhanh nên tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu cũng tăng nhanh từ 8,26% lên 14,03% (tăng 5,77%), tăng mạnh nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

- Diện tích đất trồng cây ăn quả tăng 486.200 ha. Tốc độ tăng nhanh nhất (2,73 lần), nhưng do diện tích nhỏ nên tỉ trọng trong cơ cấu cũng chỉ chiếm vị trí khiêm tốn, tăng không đáng kể (3,53% và 6,59% - tăng 3,06%)

6. BIỂU ĐỒ MIỀN.6.1. Đặc điểm chung. 6.1. Đặc điểm chung.

Biểu đồ miền thuộc hệ thống biểu đồ cơ cấu được sử dụng khá phổ biến, để thể hiện cả 2 mặt (cơ cấu và động thái phát triển) theo chuỗi thời gian và phải có từ 4 thời điểm trở lên của ít nhất là ≥ 2 đối tượng.

Cần lưu ý, sẽ rất dễ nhầm lẫn khi lựa chọn, vẽ giữa biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền. Khi vẽ biểu đồ hình tròn, điều kiện là khi đối tượng đó trải qua từ 1 - 3 năm; Còn đối với biểu đồ miền thì chuỗi số liệu thời gian phải từ ≥ 4 năm. Trong biểu đồ miền, các đường biểu diễn chính là ranh giới diện tích của các thành phần hợp thành. Nếu đối tượng chỉ có 2 thành phần, thì chỉ cần kẻ đường biểu diễn của thành phần thứ nhất để làm ranh giới. Nếu đối tượng có tới 3 thành phần, thì phải phân chia ranh giới bằng 2 đường biểu diễn (2 đường biểu diễn của thành phần thứ nhất và thứ 2), miền còn lại trong biểu đồ là phạm vi của thành phần thứ 3.

Có 2 cách thể hiện của biểu đồ miền:

(1) Chồng nối tiếp. Ví dụ: Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP qua các năm, ta chồng

thứ tự: N – L - N đến CN - XD và dịch vụ ở trên cùng. Trong trường hợp này còn có thêm một dạng biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu.

(2) Chồng từ gốc toạ độ: Các đường biểu diễn đều cùng xuất phát từ gốc toạ độ, “xem trong bài

tập”

6.2. Qui trình thể hiện.

▪ Bước 1: Nếu bảng số liệu cho là số liệu tuyệt đối, cần xử lý sang số liệu tương đối (%).

▪ Bước 2: Kẻ khung hệ toạ độ, bao gồm: Đường trục ngang thể hiện thời gian, được chia mốc phù

hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm. Ở trên mốc thời gian (đầu và cuối) của trục ngang ta dựng 2 trục đứng có mốc từ 0 - 100 và ghi danh số (%). Nối đỉnh 2 cột đứng (ngang mốc 100) thành đường “trần” để khép kín không gian của biểu đồ miền. Trên trục ngang, (có thể) vẽ các đường bằng nét mờ các trục đứng trên các mốc thời điểm (trục thời điểm).

▪ Bước 3: Từ chiều cao (theo mốc giá trị) và trục thời điểm, ta kẻ đường biểu diễn cho thành phần

thứ nhất và tạo được miền cho thành phần thứ nhất. Căn cứ vào tỉ lệ giá trị cơ cấu của thành phần thứ hai, ta kẻ đường biểu diễn của thành phần này tạo nên “miền” của thành phần thứ 2 được chồng lên “miền” của thành phần thứ nhất. Nếu đối tượng có 3 thành phần, thì “miền” còn lại tất nhiên là “miền” của thành phần thứ 3.

▪ Bước 4: Vạch ký hiệu phân biệt các miền. Ghi số liệu giá trị cơ cấu tại các thời điểm của từng

thành phần (trên trục thời gian của từng đối tượng). Ghi tên thành phần của từng miền (có thể trình bày riêng ra phần chú giải). Ghi tên biểu đồ.

6.3. Các dạng biểu đồ.

@. Dạng biểu đồ miền chồng nối tiếp

Bài 19. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (tỉ đồng)

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì trên

b. Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ 1990 16393,5 3701,0 572,0 1995 66793,8 16168,2 2545,6 1999 101648,0 23773,2 2995,0 2001 101403,1 25501,4 3273,1 2005 134754,5 45225,6 3362,3 a. Vẽ biểu đồ:

* Lập bảng: Cơ cấu giá trị SXNN phân theo ngành của nước ta (%)

Năm Tr.trọt Ch.nuôi D.vụ 1990 79,32 17,91 2,77 1995 78,11 18,91 2,98 1999 79,16 18,51 2,33 2001 77,90 19,59 2,51 2005 73,50 24,67 1,83 b. Nhận xét: - Từ 1990 – 2005: Giá trị SX của cả 3 ngành đều tăng. Tăng nhanh nhất là chăn nuôi (12,22 lần) đến trồng trọt (8,22 lần) & D.Vụ (5,88 lần)

- Trong cơ cấu: Xu hướng chung là tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi từ 17,91% (1990) tăng lên 24,67% (2005); giảm tỉ trọng của ngành trồng

Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005

trọt từ 79,32% (1990) còn 73,50% (2005) và dịch vụ giảm từ 2,77% (1990) còn 1,83% (2005). Cơ cấu của các ngành có sự thay đổi theo thời gian (?)

c. Giải thích:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng Địa lý (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w