Cách phân tích:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng Địa lý (Trang 36 - 37)

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn vì đây là ngành truyền thống, có nguồn nhân lực phát triển,

2. Cách phân tích:

● Nên phân tích từ các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết.

Trước hết, phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi phân tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lý được trình bày trong bảng. Ví dụ: Bảng số liệu thể hiện tình hình phát triển kinh tế của một ngành, hay khu vực kinh tế của một lãnh thổ. Trước hết, ta phân tích số liệu trung bình của toàn ngành đó hay của các khu vực kinh tế của cả nước; Tìm các giá trị cực đại, cực tiểu; Nhận xét về tính chất biến động của chuỗi số liệu; Gộp nhóm các đối tượng cần xét theo những cách nhất định; ví dụ gộp các đối tượng khảo sát theo các nhóm chỉ tiêu (cao, trung bình, thấp...).

● Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu.

- Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; còn các số liệu theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian (năm, thời kỳ,…). Khi phân tích, ta tìm các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng.

+ Phân tích các số liệu theo cột là để biết mối quan hệ giữa các ngành, hay khu vực kinh tế nào đó; vị trí của ngành hay khu vực KTế trong nền KTế chung của cả nước; tình hình tăng/giảm của chúng theo thời gian.

+ Phân tích các số liệu theo hàng ngang là để biết sự thay đổi của một thành phần nào đó theo chuỗi thời gian (tăng/giảm, tốc độ tăng/giảm,…)

- Lưu ý, nếu bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối, thì cần tính toán ra một đại lượng tương đối (ví dụ, bảng số liệu cho trước là các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng hay số dân), thì cần phải tính thêm năng suất (tạ/ha), bình quân lương thực theo đầu người (kg/người), tốc độ tăng giảm về diện tích, số dân. Mục đích là để biết ngành nào chiếm ưu thế và sự thay đổi vị trí ở những thời điểm sau cả về cơ cấu và giá trị tuyệt đối…

Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? Điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế nào? Trong tương lai nó sẽ phát triển như thế nào?.v.v. Như vậy, cách phân tích bảng số liệu thường rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của từng loại bài tập cụ thể, mà ta vận dụng các cách phân tích khác nhau, nhưng nên tuân thủ theo những qui tắc chung đã trình bày thì bài làm mới hoàn chỉnh theo yêu cầu.

3. Bài tập.

@ Bài 1. Cho bảng số liệu: Cơ cấu tuổi và giới tính của dân số nước ta các năm 1979, 1989 và 1994

(Đơn vị: %).

Nhóm tuổi

1979 1989 1994 Hãy phân tích khái quát đặc

trưng cơ cấu tuổi, giới tính của dân số nước ta và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số từ 1979- 1994.

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

0 - 14 21,8 20,7 20,1 18,9 19,0 17,8

15 - 59 23,8 26,6 25,6 28,2 25,9 28,6

≥ 60 2,9 4,2 3,0 4,2 3,7 5,0

Hướng dẫn.

- Nhìn chung trong thời gian từ 1979-1994, cả về cơ cấu tuổi và giới tính của nước ta có những thay đổi theo hướng dần dần trở nên cân đối. Nhưng sự thay đổi này không giống hoàn toàn giống nhau:

+ Cơ cấu giới tính vẫn mất cân đối và ít biến đổi trong 15 năm qua. Cụ thể: năm 1979, tỉ lệ nam là 48,5% thì đến năm 1994 là 48,6% (chỉ tăng 0,1%); Tỉ lệ nữ tương ứng là 51,5% và 51,4% (giảm 0,1%)

+ Cơ cấu tuổi: Ở nhóm tuổi (0 - 14) tỉ lệ nam cao hơn nữ. Từ ≥15 tuổi trở lên tỉ lệ nữ bắt đầu cao hơn nam, càng lên cao sự chênh lệch này càng lớn.

- Xu hướng:

Dân số nước ta đang “già” đi (hay nói cách khác là đang dần dần ổn định) thể hiện ở sự giảm tỉ trọng của các nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi từ 42,5% xuống 36,8%, tăng dần tỉ trọng ở các độ tuổi từ 15 – 59 từ 50,4% lên 54,5% và ≥ 60 tăng từ 7,1% lên 8,7%. Nguyên nhân dẫn tới xu hướng trên là do tỉ lệ sinh giảm, tăng tuổi thọ bình quân của dân cư và kết quả là làm giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc...

Nhưng trên thực tế, ở độ tuổi từ 0 - 14 vẫn chiếm tỉ lệ cao (36,8% - 1994), mặc dù gia tăng dân số tự nhiên đã giảm, như vậy mỗi năm số trẻ sinh ra vẫn lên tới 1,3 - 1,5 triệu em. Với mức tăng như trên, thì phải đến năm 2024 dân số nước ta mới bước vào giai đoạn ổn định.

@ Bài 2. Dựa vào 2 bảng số liệu sau. Hãy nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong thời kỳ từ 1991 - 1999.

Bảng 1: Cơ cẩu TSPXH năm 1991 và 1999.

(Năm 1991 = 1,0 và năm 1999 = 1,8) Bảng 2: Chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng thời kỳ 1991 - 1999. (Năm 1991 = 100.0)

Các ngành 1991 1999

CN – Xây dựng 23,8 34,5 Công nghiệp 208,2 Nông nghiệp 104,4

Nông - Lâm - Thuỷ sản 40,5 25,4 Nhóm A 181,2 Trồng trọt 182,8

Dịch vụ 35,7 40,1 Nhóm B 224,6 Chăn nuôi 220,0

Hướng dẫn. 1. Nhận xét:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kĩ năng Địa lý (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w