NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG 1) Về các chủ đề của chương trình

Một phần của tài liệu TL chuẩn ktkn-ktdg (Trang 104 - 109)

BÀI 1: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN VẬT LÍ CẤP THPT HIỆN NAY

B. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG 1) Về các chủ đề của chương trình

Chủ đề về nội dung kiến thức, kĩ năng của phần Dao động theo chương trình nâng cao (CTNC) cơ bản là giống nội dung kiến thức, kĩ năng của phần Dao động theo chương trình chuẩn (CTC). Trong CTNC có bổ sung thêm chủ đề “Sơ lược về con lắc vật lí”, với các yêu cầu mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ, kĩ năng sau đây:

Về kiến thức: Nêu được con lắc vật lí là gì. Viết được công thức tính chu kì dao động của con lắc vật lí. Nêu được ứng dụng của con lắc vật lí trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

Về kĩ năng: Vận dụng được công thức tính chu kì dao động của con lắc vật lí.

2) Về phần ghi chú, yêu cầu mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức, kĩ năng

− Theo CTC: Dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn khi bỏ qua các ma sát và lực cản là các dao động riêng. Trong các bài toán đơn giản, chỉ xét dao động điều

hoà của riêng một con lắc, trong đó : con lắc lò xo gồm một lò xo, được đặt nằm ngang hoặc treo thẳng đứng: con lắc đơn chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây treo.

− Theo CTNC: Dao động của các con lắc khi bỏ qua ma sát và lực cản là các dao

động riêng. Không yêu cầu giải các bài tập phức tạp hơn về con lắc vật lớ.

Như vậy, đối với nội dung về con lắc vật lí, chương trình chỉ yêu cầu ở mức độ tối thiểu là nêu được con lắc vật lí là gì, viết được công thức tính chu kì và nêu được ứng dụng trong việc xác định gia tốc rơi tự do. Phần vận dụng, chương trình chỉ yêu cầu vận dụng được công thức tính chu kì dao động của con lắc vật lí.

3) Về mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức kĩ năng

Ngoài những yêu cầu về bổ sung thêm chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chủ đề

“Sơ lược về con lắc vật lí” dành riêng cho CTNC đã nói ở trên, yêu cầu về mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức, kĩ năng có những điểm chính cần lưu ý sau đây:

Stt Chuẩn KTKN theo CTC

Chuẩn KTKN theo

CTNC Lưu ý

Kiến thức

1 Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà.

Nêu được dao động điều hoà là gì.

Hiểu được dao động điều hoà là gì. GV có thể cho HS biết thêm về các khái niệm về dao động, dao động tuần hoàn. Các ví dụ về các loại dao động này.

2 Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà.

Phát biểu được định nghĩa về các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà : chu kì, tần số, tần số góc, biên độ, pha, pha ban đầu.

Viết được các công

Hiểu được các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà: chu kì, tần số, tần số góc, biên độ, pha, pha ban đầu.

CTC yêu cầu nêu thêm về quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà. GV cần đưa ra ví dụ và chỉ nêu định tính quá

thức liên hệ giữa chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà.

trình biến đổi này.

CTNC yêu cầu hiểu cao hơn các khái niệm này, viết được công thức liên hệ giữa chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà.

3 Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

Nêu được con lắc lò xo, con lắc đơn là gì.

Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và của con lắc đơn.

Hiểu được con lắc lò xo và con lắc đơn là gì. Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

CTC yêu cầu là viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

CTNC ngoài yêu cầu viết được các phương trình này, GV cần cho HS hiểu chi tiết hơn về khái niệm con lắc lò xo và con lắc đơn.

4 Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre- nen.

Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre- nen.

Hiểu được và biết cách biểu diễn một dao động điều hoà bằng vectơ quay.

GV cần cho HS biết thêm mối quan hệ giữa chuyển động tròn đều của một chất điểm và chuyển động của hình chiếu của nó trên phương đường kính.

5 Nêu được cách sử dụng phương pháp

Nêu được cách sử dụng phương pháp

Vận dụng được, biết cách biểu diễn, tính được biên độ và pha

giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.

giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.

Nêu được công thức tính biên độ và pha của dao động tổng hợp khi tổng hợp hai dao động điều hoà cùng chu kì và cùng phương.

ban đầu của tổng hợp tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động bằng phương pháp vectơ quay.

CTNC yêu cầu hiểu sâu hơn CTC về kỹ năng tính biên độ và pha của dao động tổng hợp để có thể vận dụng được vào giải các bài toán tổng hợp dao động.

6 Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

Viết được các công thức tính chu kì dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

Hiểu được, viết được các công thức tính chu kì dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn cũng như hiểu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định ra tốc rơi tự do.

7 Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.

Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì là gì và các đặc điểm của mỗi loại dao động này.

Hiểu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và dao động duy trì là gì và các đặc điểm của mỗi loại dao động này.

Chỳ ý rằng dao động của các con lắc khi bỏ qua ma sát và lực cản là các dao động riêng.

GV cần lấy ví dụ cho HS phân biệt và nhận dạng ra các loại dao

động này trong thực tế.

8 Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

Nêu được hiện tượng cộng hưởng là gì, các đặc điểm và điều kiện để hiện tượng này xảy ra.

Hiểu được hiện tượng cộng hưởng là gì, các đặc điểm và điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

Mức độ của CTNC cao hơn CTC, đó là cho HS nêu được các đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng.

Kĩ năng

9 Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay.

Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay.

Giải được các bài tập về tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng chu kì bằng phương pháp giản đồ Fre- nen.

Biết cách biểu diễn một dao động điều hoà bằng vectơ quay.

CTNC yêu cầu cao hơn CTC trong việc giải các bài tập về tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng chu kì bằng phương pháp giản đồ Fre-nen.

10 Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn.

Giải được các bài tập về con lắc lò xo, con lắc đơn.

Biết cách giải bài toán về con lắc lò xo, con lắc đơn.

Đối với CTC, trong các bài toán đơn giản, chỉ xét dao động điều hoà của riêng một con lắc, trong đó : con lắc lò xo gồm một lò xo, được đặt nằm ngang hoặc treo thẳng đứng: con lắc đơn chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây treo.

Đối với CTNC, có thể xét thêm các bài toán về hệ dao động gồm hai vật dao động con lắc đơn hoặc con lắc lò xo.

11 Xác định chu kì dao

động của con lắc

đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.

Xác định chu kì dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường bằng thí nghiệm.

Biết cách làm thí nghiệm để xác định chu kì dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường.

CTNC có thể chọn thực hành với con lắc lò xo.

4) Đối với các vùng xa, vùng sâu, vùng nông thôn kém phát triển về điều kiện về kinh tế, điều kiện văn hoá xã hội, các vấn đề về giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo và dân tộc, GV cần bám sát vào chuẩn liến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu bắt buộc những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo.

Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực.

Trong quá trình vận dụng, GV cần phải phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.

Một phần của tài liệu TL chuẩn ktkn-ktdg (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w