VI. Một số lưu ý khi đổi mới PPDH và KTĐG có sự hỗ trợ của CNTT môn Vật lí THPT
3. Những chú ý khi sử dụng và không nên sử dụng CNTT trong dạy học Vật lí Các ứng dụng nên sử dụng CNTT
Các ứng dụng nên sử dụng CNTT:
- Sử dụng các tư liệu điện tử (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, lược đồ...) ở hầu hết - Sử dụng các tư liệu điện tử (tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, lược đồ...) ở hầu hết các bài học.
các bài học.
- Sử dụng đĩa hình trình bày các thí nghiệm không làm được trong điều kiện - Sử dụng đĩa hình trình bày các thí nghiệm không làm được trong điều kiện nhà trường do tính chất nguy hiểm, thí nghiệm phức tạp, không đủ cơ sở vật chất. Sử nhà trường do tính chất nguy hiểm, thí nghiệm phức tạp, không đủ cơ sở vật chất. Sử dụng các đoạn phim tư liệu về khoa học, tìm hiểu lịch sử Vật lí, các hiện tượng, thí dụng các đoạn phim tư liệu về khoa học, tìm hiểu lịch sử Vật lí, các hiện tượng, thí nghiệm Vật lí.
nghiệm Vật lí.
- Phần mềm mô phỏng, các thí nghiệm ảo ở các bài khó thực hiện bằng thí - Phần mềm mô phỏng, các thí nghiệm ảo ở các bài khó thực hiện bằng thí nghiệm thực: Mô phỏng dòng điện, chất lóng, các hiện tượng, phản ứng hạt nhân, nghiệm thực: Mô phỏng dòng điện, chất lóng, các hiện tượng, phản ứng hạt nhân, các tìm hiểu về thế giới vi mô và vĩ mô.
các tìm hiểu về thế giới vi mô và vĩ mô.
- Các phần mềm chuyên môn và phần mềm sạon giảng, kiểm tra đánh giá trắc - Các phần mềm chuyên môn và phần mềm sạon giảng, kiểm tra đánh giá trắc nghiệm...
nghiệm...
Các ứng dụng không nên sử dụng CNTT:
Các ứng dụng không nên sử dụng CNTT:
- Trong trường hợp CNTT có tính chất thay thế, không hiệu quả hơn so với - Trong trường hợp CNTT có tính chất thay thế, không hiệu quả hơn so với trình bày bằng tranh ảnh, mô hình thì hạn chế sử dụng do phải phụ thuộc vào trình bày bằng tranh ảnh, mô hình thì hạn chế sử dụng do phải phụ thuộc vào phương tiện hiện đại, điện lưới.
phương tiện hiện đại, điện lưới.
- Không dùng thí nghiệm ảo, mô phỏng các thí nghiệm thay thế các thí nghiệm - Không dùng thí nghiệm ảo, mô phỏng các thí nghiệm thay thế các thí nghiệm làm được trong nhà trường phổ thông. Nên kết hợp cả thí nghiệm thực và CNTT làm được trong nhà trường phổ thông. Nên kết hợp cả thí nghiệm thực và CNTT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ: Thí nghiệm với kính lúp, khái niệm quán nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ: Thí nghiệm với kính lúp, khái niệm quán tính.
tính.
- Phối kết hợp giữa PPDH truyền thống và PPDH có sử dụng các thiết bị dạy - Phối kết hợp giữa PPDH truyền thống và PPDH có sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại một cách hài hoà, hiệu quả, phù hợp với năng lực và nhận thức của GV học hiện đại một cách hài hoà, hiệu quả, phù hợp với năng lực và nhận thức của GV và HS trong từng hoạt động dạy học.
và HS trong từng hoạt động dạy học.
Khi thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của CNTT cần chú ý những điểm sau:
1. Nắm chắc nội dung, mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức, kỹ năng thể hiện trong mục tiêu bài dạy trong quá trình ứng dụng CNTT.
- Đảm bảo các nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình thể hiện trong tiết dạy.
- Chú ý đến mức độ vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng để liên hệ giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
- Chú ý đến những nội dung giáo dục tích hợp như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục kỹ năng sống...
(Xem Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTGDPT và các nội dung giáo dục tích hợp môn Vật lí)
2. Phân tích chặt chẽ, sâu sắc các hoạt động dạy học, lựa chọn các ứng dụng CNTT trong bài giảng một cách hợp lí, hiệu quả
- Coi trọng ý tưởng tổ chức các hoạt động dạy học trong giáo án. Phân tích các hoạt động dạy học trong tiết học để làm rừ những hoạt động nào cú thể sử dụng sự hỗ trợ của CNTT phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện CSVC hiện có của nhà trường.
- Căn cứ ý tưởng tổ chức các hoạt động dạy học, GV đưa vào PP thể hiện sự hỗ trợ của CNTT trong từng hoạt động sao cho hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức. Cần thấy rằng, không phải tất cả các hoạt động dạy học đều ứng dụng CNTT.
- Nên tập chung thiết kế những hoạt động dạy học phù hợp với kỹ năng sử dụng và hiểu biết CNTT của chính bản thân mà thấy thật hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học. Tránh thiết kế bài giảng như là một bản “trình chiếu” áp đặt cho tất cả các đối tượng HS. Tuyệt đối không được “lạm dụng” CNTT mà thiết kế hoạt động dạy học xa rời mục tiêu bài dạy, gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến tiếp thu kiến thức hoặc làm cho HS hiểu nhầm về kiến thức, kỹ năng của bài học.
- Chủ động xây dựng và xử lí, khắc phục các tình huống: mất điện, trục trặc máy tính, phần mềm... xảy ra khi trình chiếu ứng dụng CNTT.
3. Xây dựng các tư liệu đầu vào, đầu ra, quá trình xử lí thông tin, các bước sư phạm cho những hoạt động có ứng dụng CNTT
a) Đảm bảo tính mục tiêu và phương pháp trong việc xây dựng hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của CNTT
- Mục tiêu hoạt động: (Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng)
Mục tiờu của hoạt động phải rừ ràng, đỳng trọng tõm bài giảng đảm bảo cả về kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ hành vi và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong bài giảng.
- Thiết bị và phương tiện dạy học: xác định được phương tiện dạy học trình chiếu, các tư liệu đã xây dựng, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học cho các hoạt động.
- Thời gian thực hiện: phải đảm bảo tính khả thi.
- Phương pháp sư phạm: lựa chọn PP tổ chức, dự kiến các kênh dạy học linh hoạt. Trên cơ sở đó đưa ra được các hoạt động học của HS và hoạt động trợ giúp của GV trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức.
- Phương pháp KTĐG: Từ mục tiêu và tổ chức nhận thức, GV phải chú ý xây dựng và dự kiến phương pháp KTĐG kết quả học tập của HS.
b) Xác định được các hoạt động dạy học có hỗ trợ của CNTT
- Thông thường để tổ chức hoạt động dạy học, GV cần tuân theo các ý tưởng sư phạm của mình. GV cần xem xét trong tất cả các hoạt động dạy học, hoạt động nào cần hỗ trợ của CNTT thì hiệu quả, hoạt động nào thì không cần thiết.
- Cần đánh giá nội dung sư phạm, tính chính xác khoa học, logic của sự nhận thức cũng như quỹ thời gian dành cho mỗi hoạt động dạy học.
- Cần suy nghĩ tích hợp các nội dung giáo dục khác vào bài giảng, vận dụng liên hệ thực hiễn một cách hấp dẫn sinh động làm phong phú cho bài giảng.
Trên cơ sở đó, GV cần chủ động tổ chức các hoạt động dạy học một cách có hiệu quả. Muốn vậy ngoài kiến thức, kỹ năng sư phạm đòi hỏi GV phải có vốn hiểu biết tối thiểu về CNTT để khai thác và thiết kế, điều khiển hoạt động này.
c) Đảm bảo quá trình mô phỏng, thí nghiệm ảo phải sát thực tiễn, chính xác, khoa học
- Lựa chọn và xây dựng các tư liệu ảo: mô phỏng quá trình, thí nghiệm ảo phải đảm bảo sát thực tiễn, chính xác và mang tính khoa học
- Các quá trình mô phỏng, thí nghiệm ảo phải đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn
- Cần vận dụng, kiểm nghiệm và liên hệ thực tiễn trong qua trình nghiên cứu những hiện tượng này.
- Tránh ứng dụng CNTT làm HS hiểu sai tính khoa học và thực tiễn của sự vật hiện tượng.
d) Xây dựng các tư liệu phù hợp với thiết bị và năng lực
GV cần biết và có các kỹ thuật xây dựng tư liệu dạy học dưới dạng số hoá như:
- Tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... dạng tĩnh và động nhờ tìm kiếm trên Inernet, hoặc dựa vào kỹ thuật chụp ảnh hoặc quét ảnh...
- Mô hình, mẫu vật nhờ khai thác sử dụng các phần mềm có sẵn hoặc tự xây dựng...
- Mô phỏng các thí nghiệm ảo; các thí nghiệm có kết hợp với máy vi tính...
theo các quy trình khoa học.
- Sử dụng được các phần mềm soạn thảo, phần mềm cắt dán, sao chụp các tư liệu văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh (video)... trong quá trình thiết kế các hoạt động dạy học.
- Sử dụng và khai thác các phần mềm quản lí, thiết kế bài giảng...
đ) Chú ý đến sự tương tác thầy-trò khi ứng dụng CNTT
- Đảm bảo được mối liên kết tương tác giữa thầy và trò thông qua tổ chức hoạt động bằng các phương tiện, tư liệu có sự hỗ trợ của CNTT.
- Việc sử dụng CNTT phải đảm bảo nhẹ nhàng, thú vị hứng thú, tập trung vào mục đích người học, tránh gây nên ức chế, ngắt quãng trong qua trình học tập của HS.
- Xây dựng hoạt động củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá tiếp thu bài giảng đảm bảo đúng trọng tâm và đánh giá được sự vận dụng sáng tạo của HS trong giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GDĐT và dùng vở để ghi chép. Khi có hỗ trợ của CNTT, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:
+ Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái. Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
+ Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
+ Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp).
4. Đảm bảo lựa chọn và sử dụng kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng và thực hành thí nghiệm trong các hoạt động dạy học một cách thích hợp và hiệu quả
- Xác định cho được và sử dụng linh hoạt có hiệu quả giữa các kênh tiếng, kênh chữ, kênh hình và thực hành thí nghiệm trong mỗi hoạt động dạy học:
+ Kênh chữ: phấn bảng hay trình chiếu, những nội dung cần ghi nhớ, hướng dẫn HS cách ghi chép bài học một cách khoa học. Linh hoạt việc sử dụng bảng phụ hay slide trình chiếu; cách chọn màu chữ, màu nền, các hiệu ứng khi trình chiếu nhờ CNTT.
+ Kênh hình: vẽ bảng, SGK, trình chiếu ảnh tĩnh hoặc các đoạn video clip tình huống
+ Kênh tiếng: sử dụng lời nói, băng ghi âm, ghi hình tình huống...
+ Thực hành thí nghiệm: đảm bảo các quy trình của thí nghiệm vật lí từ việc xác định mục đích thí nghiệm, bố trí dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thu thập, xử lí và trình bày kết quả thí nghiệm. Kết hợp trình chiếu ở những pha HS khó quan sát, khó thực hiện: mô phỏng mô hình, mẫu vật, thí nghiệm ảo... để tìm hiểu và giải thích các hiện tượng.
- Đảm bảo được tính sư phạm và nêu vấn đề trong việc sử dụng linh hoạt các kênh dạy học nói trên. “Đừng làm cho CNTT che lấp hình ảnh của người thầy”.
- Sử dụng linh hoạt và thành thạo các phương tiện dạy học: phấn bảng, SGK, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và “trình chiếu” có sự hỗ trợ của CNTT:
+ Đảm bảo cấu trúc sư phạm của bài giảng khi có ứng dụng CNTT;
+ Linh hoạt và thành thạo trong tổ chức và sử dụng các phương tiện dạy học;
+ Đơn trị trong việc xử lí và đưa ra các thông tin, tránh trùng lặp.
+ Dự kiến khả thi thời gian tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết giảng.
+ Hướng dẫn HS cách ghi chép bài học.
5. Bồi dưỡng năng lực và các kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng sử dụng CNTT cho GV trong quá trình soạn giảng và tổ chức các hoạt động học tập trên lớp.
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao hơn, theo ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này, các năng lực và kỹ năng cần có là:
- Năng lực phân tích tổng hợp, đề xuất phương án dạy học (project), đề xuất phương án đổi mới PPDH và KTĐG, năng lực lựa chọn PP thể hiện, tổ chức các hoạt động dạy học, PP trình bày thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học...
- Năng lực vận dụng sáng tạo các phần mềm dạy học và kỹ năng khai thác CNTT một cách linh hoạt trong quá trình dạy học.
Biết sử dụng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo là một loại sản phẩm đa phương tiện (multimedia), mô phỏng thí nghiệm về hiện tượng, quá trình vật lí... nào đó xảy ra trong tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm, được tạo ra bởi sự tích hợp các dữ liệu dạng số trên máy tính, có khả năng tương tác với người dùng và có giao diện thân thiện với người dùng.
Chẳng hạn, để áp dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn toán, có thể sử dụng các phần mềm sau: Geometre’s Sketchpad hoặc Cabri Geometry (phần mềm dựng hình động trong hình học, có thêm một số tính năng về đồ thị, hoặc tính toán đại số đơn giản), Derive (một công cụ hỗ trợ việc dạy và học đại số, giải tích rất hay, phần mềm này gọn nhẹ, không giống như các đại gia Mathematica, Maple quá sâu...), Fathom (xử lí các dữ liệu thống kê khá hiệu quả, rất trực quan và có tính sư phạm cao), Autograph, Coypu (các phần mềm vẽ đồ thị và khảo sát đồ thị) và các phần mềm thông dụng: Word, Excel,..
Trong việc dạy học vật lí trên lớp có thể dùng phần mềm Galileo, Crocodile, phần mềm phân tích phim video, Cabri 2D-3D, Working Model, ... Ở bộ môn hóa học, có thể dùng ChemOffice, HyperChem...
Biết sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng (PowerPoint, Lecture Maker, PreTeaching,... ), kiểm tra trắc nghiệm (PreTest,...) với các kỹ năng sử dụng linh hoạt kết hợp với nhiều phương pháp triển khai: sử dụng máy chiếu hoặc TV, sử dụng máy tính cầm tay có cài đặt phần mềm tương tác, sử dụng phòng máy tính, và đặc biệt là khuyến khích học sinh học tập và làm bài tập ở nhà bằng các công cụ trên.
- Kỹ năng lựa chọn thiết bị và lắp ráp thiết bị thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc dạy học, thu thập, trình bày số liệu và phân tích số liệu để đưa ra dự đoán khoa học. Theo nhận xét riêng của chúng tôi là không ít giáo viên quá phụ thuộc vào thiết bị, nhất là các giáo viên mới sử dụng CNTT thường mất nhiều thời gian cho các thao tác kỹ thuật như đấu nối thiết bị máy tính, loa, màn hình,... Trong quá trình dạy học cứ thấp thỏm sợ thiết bị hỏng hóc, điều này gây tâm lí ức chế rất lớn cho người dạy.
- Kỹ năng lựa chọn ứng dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để thể hiện tốt các ý tưởng sư phạm...
Muốn thế, bản thân người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính (bố cục, trình bày slide, chèn multimedia: nhạc, phim, hình, các minh họa động có tính tương tác...).