Giáo viên phải hiểu được các mức độ về kiến thức, về kỹ năng được đề cập đến trong phần thứ nhất của tài liệu này, hiểu được cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, các chủ đề của các khối lớp cấp THPT để vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá:
1. Đối với các vùng xa, vùng sâu, vùng nông thôn có nhiều khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn liến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu bắt
buộc những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo.
Ngược lại, đối với các vùng thuận lợi như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực.
Trong quá trình vận dụng, GV cần phải phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
2. Về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, yêu cầu GV phải hiểu được qui trình chuẩn bị soạn một bài lên lớp cũng như quy trình soạn và lựa chọn câu hỏi và bài tập trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Có thể hiểu qui trình chuẩn bị như sau:
Bước 1: Xỏc định rừ mục tiờu bài dạy (Những chuẩn kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt được trong bài học)
a) Căn cứ các văn bản và tài liệu để xác định nội dung của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong văn bản ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là, Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học - Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo của môn học.
b) Căn cứ vào đối tượng HS và các đặc điểm vùng miền để yêu cầu về mức độ của chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt và xác định thêm các mục tiêu khác cần đạt về giáo dục cho HS:
- HS có thể ở vùng xa, vùng sâu, vùng nông thôn hay vùng phát triển như thị xã, thành phố. Điều kiện về kinh tế, điều kiện văn hoá xã hội, các vấn đề về giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo và dân tộc.
- Các vấn đề thực tiễn của địa phương về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu,...
Bước 2: Xỏc định rừ sự thể hiện phương phỏp tổ chức cỏc hoạt động học tập cho HS. Lấy HS làm trung tâm để thiết kế các hoạt động học tập tích cực trên lớp. Phần này cần dựa vào các căn cứ sau đây:
a) Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân: Những kiến thức, kĩ năng được đào tạo, được bồi dưỡng về nội dung chuyên môn, về sử dụng thiết bị dạy học, về ứng dụng CNTT trong dạy học,...về phương pháp dạy học đặc biệt là kỹ năng tổ chức các kỹ thuật học tích cực cho HS.
b) Căn cứ vào điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường về thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, trang thiết bị về CNTT như máy tính, máy chiếu,...
Bước 3: Soạn bài theo các hoạt động học tập của học sinh. Bài soạn (giáo án) cần thể hiện rừ cỏc hoạt động học của học sinh trờn lớp. Những hoạt động mà GV lựa chọn phải phù hợp với trình độ của HS trong quá trình nhận thức, phù hợp với trình độ của giáo vên và điều kiện cơ sở vật chất của trường học.
Trong mỗi hoạt động, khi soạn cần thể hiện rừ:
− Mục tiêu của hoạt động
− Những kết quả mong đợi về kiến thức, kĩ năng và thái độ
− Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
− Trang, thiết bị cần thiết cho hoạt động
− Thời lượng tổ chức thực hiện hoạt động
− Những hoạt động học của HS và hoạt động điều khiển của GV. Đây là phần thể hiện rừ được ý tưởng phương phỏp của GV trong việc tổ chức cỏc hoạt động học tập cho HS.
− Những câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. GV có thể tự biên soạn hoặc lựa chọn những câu hỏi và bài tập có sẵn trong các tài liệu chuyên môn.
− Những nội dung thông tin để tham khảo như các tư liệu dạy học, những vấn đề liên hệ thực tiễn, các địa chỉ internet, phần mềm...
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Sở Giáo và dục Đào tạo chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học.
IV. Một số PPDH tích cực