Khi các Thị trường Hoạt động Tương đối Hiệu quả

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 4: Vận dụng Giá cả Thị trường để Định giá Đầu vào

4.1Khi các Thị trường Hoạt động Tương đối Hiệu quả

Nếu các thị trường hoạt động hiệu quả thì mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng phải xấp xỉ chi phí cận biên của sản xuất. Đơn giản, chúng sẽ là mức giá thị trường của đầu-vào. Nó gợi chúng ta nhớ đến một thị trường không có thuế (hoặc có nhưng không đáng kể), không có các nhân tố ngoại sinh và không có các công ty với sức mạnh thị trường đáng kể nào, một thị trường mà cả nhà cung cấp và người tiêu dùng đều được thông tin tốt. Những điều kiện này nhất quán với mô hình cạnh tranh hoàn

hảo đặc trưng. Song thị trường không nhất thiết phải cạnh tranh hoàn hảo theo nghĩa khắt khe nhất của các nguyên tắc được áp dụng trong phần này. Một điểm quan trọng cần tính đến ở đây là không có sự khác biệt đáng kể nào giữa chi phí cận biên của sản xuất và mức giá mà người tiêu dùng chi trả.

Trong tình huống đơn giản nhất, việc quyết định xem mức độ gia tăng của sản xuất và suy giảm của tiêu dùng không mấy quan trọng. Điểm quan trọng cần tính đến là lượng đầu-vào mà dự án yêu cầu tương ứng với kích cỡ của thị trường liên quan. Hay đó chính là việc liệu mức giá thị trường có khả năng thay đối dưới tác động của dự án hay không. Điều này có nghĩa là liệu dự án sẽ tiêu thụ một lượng nhỏ hay một lượng lớn đầu-vào?

Trường hợp Cơ bản: khối lượng tương đối lớn

Hình 4-1 cho ta sơ đồ cơ bản nhất của cầu gia tăng đối với đầu-vào trong một dự án. Việc một dự án mua đầu-vào khiến cho giá tăng từ mức P0 lên mức P1 và tổng lượng thị trường tăng từ mức Q0 lên Qt. Giá tăng cũng có nghĩa là lượng đầu-vào mà người tiêu dùng tư mua giảm từ mức Q0 xuống còn Qp. Cầu của họ được đưa ra bởi đường cầu ban đầu. Như mô tả ở trên, tổng giá trị đầu-vào là tổng mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cho những đơn vị họ không còn tiếp tục tiêu dùng nữa (phía bên trái của vùng thẫm trong Hình 4-1) và chi phí sản xuất phụ trội của các nhà sản xuất tư những người đã tăng sản lượng sản xuất (bên phải của vùng thẫm trong Hình 4-1). Kết quả là mức giá có thể tăng như vậy vì không có thị trường đầu-vào toàn cầu hay thị trường quốc gia hiệu quả (như trường hợp có thể xảy ra với lao động vùng sâu- vùng xa). Một lý do khác có thể là bởi quy mô của dự án là tương đối lớn so với tổng cung của một đầu-vào nào đó. Hiếm khi có những dự án với quy mô lớn đến như vậy. Song khi nghiên cứu các dự án có quy mô lớn thì việc có được mức giá chuẩn của đầu-vào là rất quan trọng.

Nếu một dự án tiêu thụ một lượng đầu-vào đủ lớn để tác động đến giá thị trường thì mức giá chuẩn sử dụng trong định giá đầu-vào đó là trung bình của các mức giá trước khi có dự án và trong khi triển khai dự án. Đối với trường hợp của Hình 5-1, dự án sẽ sử dụng một lượng Qt - Qp và giá trị bình quân của một đơn vị đầu-vào là

. Vậy nên, tổng chi phí của đầu-vào này sẽ là tích của cả hai giá trị này, tức là bằng .[2] Ví dụ như nếu một dự án sử dụng một lượng lớn lao động ở vùng sâu vùng xa của một nước đang phát triển. Dự án này khiến cho mức lương trả cho lao động địa phương tăng từ $8.00/ngày lên $10.00/ngày. Giá trị chuẩn gán cho lao động sử dụng trong dự án này sẽ là bình quân của hai mức lương này, tức là $9.00/ngày.

Trong việc ước tính tác động mà các dự án lớn có đối với giá cả, một cách tiếp cận là sử dụng cách ước tính độ co dãn giá của cầu và độ co dãn giá của cung đang xét. Phần trăm giá tăng do tác động của dự án có thể được tính toán bằng cách sử dụng phương trình dưới đây

trong đó

Q = tổng lượng hàng hoá trao đổi trên thị trường trước khi thực thi dự án QDuAn = lượng hàng sẽ được dự án tiêu thụ

PED = độ co dãn giá của cầu đối với đầu-vào PES = độ co dãn giá của cung đối với đầu-vào Ví dụ: Dự án Guacamole

Trong nỗ lực xúc tiến du lịch, một cộng đồng dân cư ở California muốn thiết lập một vựa guacamole lớn nhất thế giới. Lãnh đạo thị trấn ước tính rằng việc này sẽ tiêu tốn 20% lượng cung quả lê tàu (avocados) của khu vực Bắc Mỹ trong năm tới. Các nhà kinh tế ước tính rằng độ co dãn giá của cung sản phẩm lê tàu là 0.3 và độ co dãn của cầu hàng hoá này là -1.2. Để tính được % mức giá gia tăng dưới tác động của dự án thì công thức tính sẽ là

Ta có được kết quả là giá tăng 13.3%.

Để sử dụng thông tin này trong việc xác định chi phí của lê tàu trong dự án, bạn cần biết được khối lượng của lê tàu được dùng cùng mức giá ban đầu. Hình dung rằng dự án sẽ dùng 50,000 tấn lê tàu và mức giá ban đầu là $4,000 một tấn. Mức giá khi có dự án sẽ là

Mức giá chuẩn dùng để xác định giá trị của sản phẩm lê tàu là trung bình của mức giá trước khi có dự án ($4,000) và mức giá trong thời gian thực thi dự án ($4532) hay là $4266.

Tổng giá trị của 50,000 tấn sẽ là $213,300,000. Nếu dùng mức giá ban đầu thì con số này sẽ là $4,000 nhân với 50,000 tấn hay là $200,000,000.

Ở đây ta có thể thấy được một số lời khuyên thực tế. Trong khi con số ước tính về độ co dãn cầu tương đối nhiều thì ước tính về độ co dãn còn khá hiếm hoi. Dưới đây là một số chỉ dẫn cho việc dự đoán tác động giá cả trong trường hợp thiếu ước tính đáng tin cậy đối với độ co dãn cầu cho thị trường nghiên cứu.

Về mặt ngắn hạn có thể các nhà cung cấp sẽ không có đủ khả năng thay đổi lượng hàng cung cấp. Ví dụ như trường hợp quỹ nhà ở trong một thành phố. Trong khoảng thời gian một vài tháng cung nhà ở hầu như không thể tăng lên. Điều này có nghĩa là độ co dãn cung ngắn hạn xấp xỉ bằng 0. Áp dụng điều này vào dự án guacamole mô tả ở trên, hãy hình dung rằng cộng đồng thực thi dự án đồng tình và triển khai dự án trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu các nhà cung cấp không thể ứng phó kịp thời bằng cách tăng lượng lê tàu cung cấp cũng trong một khoảng thời gian rất ngắn tương tự thì độ co dãn giá của cung sẽ là 0. Mức độ tăng giá lúc đó sẽ là

hay tăng khoảng 16.7%.

Về mặt ngắn hạn nếu các công ty mới thành lập có thể gia nhập thị trường mà không gặp phải bất lợi cạnh tranh nào hoặc nếu có thể nhân rộng các quá trình sản xuất một cách tương đối dễ dàng (các điều kiện thường được dùng để chỉ chi phí không đổi trong một ngành công nghiệp). Sau đó, chỉ cần có đủ thời gian, mức giá có khả năng sẽ quay trở lại mức cân bằng dài hạn. Đây chính là cung dài hạn co dãn hoàn toàn, tức là về mặt dài hạn giá cả sẽ không hề tăng.

Quá trình chuyển đổi từ ngắn hạn sang dài hạn cần một khoảng thời gian bao lâu còn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành. Mỗi người cũng lại có cách nhìn khác nhau đối với vấn đề này. Nếu công ty có đủ năng lực sản xuất dư thừa hay nếu có thể nhanh chóng tạo ra khả năng mở rộng sản xuất, thời gian chuyển đổi có thể là rất ngắn. Nếu công ty không có đủ năng lực sản xuất dư thừa hay không thể nhanh chóng thiết lập năng lực mở rộng sản xuất (có thể như trường hợp sản xuất thép hay lọc dầu) cần phải có một khoảng thời gian kéo dài hàng năm trời mới đạt được mức dài hạn.

Ví dụ: Dự án Trồng đào

Một dự án nghiên cứu trong nhiều năm sẽ sử dụng một lượng đào tương đương với khoảng 10% thị trường địa phương hiện tại để trồng đào cho thu hoạch ít nhất là hai mươi năm sau. Một cây đào cần khoảng 5 năm để bắt đầu đậu quả. Nếu giá đào nhìn chung là khoảng $150/trái và độ co dãn giá của cầu đối với sản phẩm đào được ước tính là -1.4, mức giá nào sẽ được sử dụng để định giá sản phẩm đào được dùng trong dự án?

Nhân tố đầu tiên cần tính đến là liệu có thị trường quốc tế cho sản phẩm đào hay không? Nếu có thì các nhà cung cấp nước ngoài có thể có khả năng điều chỉnh sản xuất để đáp ứng lượng cầu bổ sung của dự án mà không tạo ra một sự tăng giá đáng kể nào. Trong trường hợp này mức giá chi phối trên thị trường thế giới sẽ là mức giá vận dụng thích hợp (mức giá này vào khoảng $150 với điều kiện không có rào cản thương mại).

Nếu không có thị trường thế giới cho sản phẩm đào và không có thặng dư trong thị trường nội địa, chúng ta có thể giả định rằng độ co dãn giá cung ngắn hạn là 0. Công thức trên cho chúng ta kết quả sau

hay mức giá tăng khoảng 7% từ $150 lên $160.50. Giá trị thích hợp gắn cho đầu-vào đào sẽ là trung bình của hai con số này, tức là $155.25. Mức giá này chỉ thích hợp về mặt ngắn hạn hay trong khoảng thời gian 5 năm đầu tiên của dự án. Sau đó, khi các cây đào mới trồng cho trái, mức giá có khả năng sẽ quay trở về mức $150.

Thế thì, chi phí của dự án sẽ bao gồm một mức giá cho đầu-vào là quả đào. Trong khoảng thời gian 5 năm đầu tiên, mức giá này cao hơn 3.5% ($155.25). Sau đó, nó sẽ quay trở về mức giá cân bằng dài hạn hay $150 trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Các khối lượng tương đối nhỏ

Nếu dự án dùng một lượng đầu-vào tương đối nhỏ thì mức giá của đầu-vào đó không thay đổi lớn dưới tác động của dự án. Mức giá thị trường trước khi bắt đầu dự án có thể được dùng như chi phí của đầu-vào. Có thể có nhiều tranh cãi về ý nghĩa của khái niệm "một lượng tương đối nhỏ". Nếu lượng đầu-vào mà dự án sẽ dùng chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng đầu-vào được tiêu thụ trong vùng thì lượng đầu-vào đó có thể được gọi là một lượng nhỏ. Nếu có các thị trường quốc gia hay toàn cầu cho đầu-vào và dự án không có khả năng có tác động lên mức giá cả tại các thị trường đó thì lượng đầu-vào được dùng cũng có thể được coi là một lượng nhỏ. Ví dụ, một chương trình phát cơm tế bần tại một vùng ngoại ô có thể sử dụng một lượng lao động để chuẩn bị và phân phát thức ăn, một số phương tiện và một lượng xăng dầu nhất định. Những lượng đầu-vào được sử dụng này không có khả năng tác động đến mức giá thị trường nên các mức tiền công lao động và giá thị trường của đầu-vào sẽ là những thước đo tương đối chính xác cho giá trị của đầu-vào dự án. Trong một nền kinh tế vận hành tốt, hiếm khi có dự án với quy mô đủ lớn đến mức người ta có lý do để dự đoán rằng dự án đó sẽ có tác động quan trọng lên các mức giá thị trường. Bởi vậy, trong phần lớn các trường hợp có thể lấy mức giá trước khi tiến hành dự án làm chi phí đúng cho đầu-vào của dự án.

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 88 - 92)