Định giá đầu-vào khi thị trường bị bóp méo và hoạt động kém hiệu quả

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 92 - 101)

CHƯƠNG 4: Vận dụng Giá cả Thị trường để Định giá Đầu vào

4.2 Định giá đầu-vào khi thị trường bị bóp méo và hoạt động kém hiệu quả

Có thể tồn tại vô số các bóp méo thị trường. Chúng có khả năng thay đổi cách thức định giá các đầu-vào. Phần còn lại của chương này sẽ bàn đến vấn đề định giá đầu- vào trong điều kiện có các bóp méo như thuế, tác nhân ngoại sinh và sự tồn tại của những công ty có sức mạnh thị trường đáng kể. Trong khi hai quy tắc đưa ra ở trên vẫn là những nguyên tắc chỉ đường, việc áp dụng các nguyên tắc đó sẽ trở nên phức tạp hơn đôi chút khi có các bóp méo thị trường.

Định giá đầu-vào khi có thuế

Phần lớn các đầu-vào dự án đều có khả năng phải chịu một loại thuế nào đó. Lao động phải chịu thuế lương, vật liệu xây dựng phải chịu thuế bán hàng. Có thể có những loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng đất đai hay xây dựng sử dụng

trong một dự án. Tuy có thể dùng mức giá thị trường để đo lường chi phí của các đầu-vào bị đánh thuế song việc tính toán là phức tạp hơn đôi chút. Một điểm cần tính đến là mức độ cần phải đưa thuế vào chi phí đầu-vào. Điều thứ hai cần tính đến là tác động tương đối của dự án lên tổng sản lượng và tiêu dùng tư của đầu-vào. Có nghĩa là khi dự án mua các đơn vị đầu-vào thì bao nhiêu trong tổng lượng đầu-vào được mua đó có được từ tăng sản lượng, bao nhiêu có được từ giảm tiêu dùng tư? Để thực hiện những mục tiêu chương này đưa ra, giả định rằng chính phủ thu thuế có vị thế trong phân tích. Ẩn ý ở đây là chi trả thuế chỉ đơn thuần là chuyển nhượng của người nộp thuế cho chính phủ và không được tính là chi phí hay lợi ích. Một quan điểm khác có thể là chính phủ thu thuế không có vị thế. Một ví dụ của tình huống này là phân tích chi phí-lợi ích được tiến hành dưới góc nhìn của các cư dân của một bang. Bất kỳ chi trả nào cho chính quyền Liên bang có thể được coi là chi phí, thậm chí ngay cả khi được coi một cách chuẩn xác hơn như chuyển nhượng từ người nộp thuế cho nhà nước sang chính quyền Liên bang. Một ví dụ khác là phân tích chi phí- lợi ích của một chương trình viện trợ. Chương trình này gửi đồ cứu tế đến cho người dân của một nước có chính quyền áp bức, không được lòng dân. Chính quyền đó sẽ đánh thuế hàng hoá viện trợ. Nếu coi chính quyền là tham nhũng, thù địch hay là một thế lực bất chính thì bất kỳ khoản thuế nào cũng có thể được coi là các chi phí. Nếu chính quyền không có vị thế, cần phải sửa đổi phân tích sao cho chi trả thuế là một chi phí.

Hai quy tắc chỉ ra trước đó trong chương này hàm ý rằng nên đưa thuế liên quan đến đầu-vào vào trong giá trị của mức tiêu dùng tư bị cắt giảm chứ không phải là giá trị của sản lượng gia tăng. Người tiêu dùng tư sẽ mua thêm các đơn vị đầu ra chi đến khi giá trị cận biên của họ giảm xuống mức giá có tính thuế bởi đây là mức giá mà người tiêu dùng phải chi trả. Bởi vậy, giá trị cận biên đầu-vào của người tiêu dùng bao gồm cả khoản thuế mà họ chi trả. Bất kỳ một sự cắt giảm nào trong tiêu dùng tư phải được định giá ở mức giá bao gồm thuế như Hình 4-2 thể hiện. Các nhà cung cấp đầu-vào tư sẽ sản xuất thêm các đơn vị đầu-vào chừng nào chi phí cận biên của họ tăng lên bằng mức giá mà họ nhận được. Song mức giá này không bao gồm các loại thuế. Bất kỳ một sự tăng sản lượng nào phải được định giá ở mức chi phí sản xuất cận biên, tức là mức ngang bằng với mức giá trừ đi thuế. Thuế phải chi trả cho việc bán thêm những đơn vị hàng hoá này chỉ là một chuyển nhượng cho nhà chức trách thu thuế. Nó không được tính là chi phí cũng không được tính là lợi ích.[3]

Biểu đồ Chuẩn: Các Khối lượng Tương đối Lớn

Xét một dự án sẽ tiêu dùng một lượng lớn một loại đầu-vào khiến cho mức giá của đầu-vào đó gia tăng. Điều này có nghĩa là một số người tiêu dùng tư của đầu-vào đó sẽ cắt giảm lượng tiêu thụ của họ và các nhà cung cấp sẽ tăng lượng đầu-vào mà họ sản xuất ra. Tình huống này được mô tả tại Hình 4-2.

Theo như hai quy tắc nêu trên, cần phải đưa các loại thuế vào giá trị của tiêu dùng tư bị cắt giảm chứ không phải là giá trị của sản lượng gia tăng. Giá trị cận biên (MV) của đầu-vào cho người tiêu dùng tư bao gồm thuế họ chi trả. Bất kỳ khoản cắt giảm nào trong tiêu dùng tư nên được định giá ở mức giá có thuế. Các nhà cung cấp đầu- vào sẽ sản xuất thêm đầu-vào chừng nào chi phí cận biên còn chưa tăng đến mức giá mà họ nhận được từ việc bán một đơn vị đầu-vào sản xuất thêm. Tuy nhiên, đó sẽ là mức giá loại trừ thuế. Bởi vậy, bất kỳ một đơn vị đầu-vào nào được sản xuất thêm để cung cấp cho dự án phải được định giá ở mức chi phí cận biên của sản xuất, tức là mức ngang bằng với giá bán trừ đi thuế. Thuế chi trả cho việc bán những đơn vị bổ sung thêm này chỉ là một khoản chuyển nhượng sang nhà chức trách thu thuế.

[4]

Hình 4-2 mô tả tác động của một dự án lớn lên thị trường một đầu-vào bị đánh thuế. Với chi phí cận biên của sản xuất không tính gộp cả thuế thì đường cung ban đầu được biểu diễn bởi phương trình S=MC. Tác động của thuế là làm cho đường cung dịch chuyển sang đường St, ngang với chi phí cận biên của sản xuất cộng với thuế. Tác động của dự án được biểu hiện như một sự gia tăng của cầu cho đầu-vào. Cầu tăng làm tăng mức giá từ P0 lên P1 và giảm lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường. Phía bên phải của vùng bôi thẫm thể hiện chi phí của việc mở rộng sản xuất đầu-vào được định giá theo chi phí cận biên của sản xuất loại trừ thuế. Phía bên trái của vùng bôi thẫm thể hiện mức cắt giảm tiêu dùng tư được định giá theo giá trị cận biên, mức giá bao gồm thuế.

Để tính được giá trị của đầu-vào, phải nhân mức sản lượng gia tăng với trung bình của các mức giá trước và sau dự án loại trừ thuế và phải nhân mức cắt giảm trong tiêu dùng tư với trung bình của mức giá trước và sau dự án bao gồm thuế.

Phần khó nhất của quá trình định giá có thể là quyết định xem bao nhiêu lượng đầu- vào mà dự án đã tiêu dùng có thể được bù đắp bằng sản lượng gia tăng, bao nhiêu lượng đầu-vào có thể được bù đắp thông qua tiêu dùng tư.

Chìa khoá để quyết định điều này là một số kiến thức về độ co dãn cung và cầu của mặt hàng được xét. Có thể dễ dàng có được chúng từ những dự đoán trước đây mà

các nhà kinh tế đã đưa ra. Danh sách các nguồn lực ở cuối quyển sách có thể đưa ra những dự đoán về độ co dãn cung và cầu cho các mặt hàng mà bạn quan tâm. Nếu có được các dự đoán về độ co dãn cung và cầu thì có thể dự đoán được thay đổi trong mức cung và mức cầu của đầu-vào bằng các phương trình sau:

trong đó

dQS là thay đổi trong mức cung

dQD là thay đổi trong mức cầu của người tiêu dùng tư dX là lượng đầu-vào dùng trong một dự án

PES là độ co dãn giá của cung (Price Elasticity of Supply)

PED là độ co dãn giá của cầu (Price Elasticity of Demand) (ví dụ là -0.5)

Ví dụ: Một dự án xây đập sẽ sử dụng hàng triệu tấn bê tông có giá là $800/tấn bao gồm cả tiền thuế là $100/tấn. Độ co dãn giá của cung được dự đoán là 0.9 và độ co dãn giá của cầu là -0.2. Dự đoán chuẩn của chi phí đầu-vào này sẽ là giá trị của cắt giảm tiêu dùng tư ở mức giá bao gồm thuế và sản lượng gia tăng ở mức giá trừ đi thuế. Chúng ta có thể đưa ra dự đoán sơ bộ rằng mức thay đổi trong lượng cầu sử dựng mà người tiêu dùng sử dụng sẽ là

và rằng thay đổi trong lượng đầu-vào cung cấp cho thị trường sẽ là

Để đơn giản hoá các tính toán, trước hết hãy giả định rằng mức giá bê tông không bị thay đổi do tác động của dự án xây đập. Mức cầu suy giảm sẽ được định giá là

$800/tấn và mức tăng sản lượng sẽ được định giá là $700/tấn (mức giá loại trừ thuế) cho tổng chi phí đầu-vào

Một cách thực tế hơn, giả định rằng giá của bê tông tăng lên một lượng nào đó. Thực ra, giá tăng là nhân tố khiến cho tiêu dùng tư giảm và sản lượng tăng. Nếu giá tăng $50 (lên mức $750 loại trừ thuế hay $850 tính cả thuế) thì giá trị thích hợp cho tiêu dùng tư bị cắt giảm sẽ là $825 và giá trị tương ứng cho sản lượng tăng sẽ là $725 và tổng chi phí của bê tông dùng cho việc xây đập sẽ là

Trong phần lớn các trường hợp thì không thể có được những con số ước tính về độ co dãn có thể tin tưởng được. Dưới đây là một số chỉ dẫn trong trường hợp thiếu các con số dự đoán đáng tin cậy. Thứ nhất, nếu các nhà cung cấp trên thị trường có thừa năng lực và năng lực này có thể dễ dàng được khai thác thì độ co dãn cung thậm chí là độ co dãn cung ngắn hạn có thể là co dãn hoàn toàn. Điều này có nghĩa là tất cả lượng đầu-vào mà dự án cần có thể chỉ đơn thuần có được từ sản lượng gia tăng của các công ty sẵn sàng tăng cường sản xuất và bán ra bổ sung. Nếu năng lực sản xuất bổ sung này có chi phí cận biên bằng năng lực được sử dụng trước đó, giá thị trường không thuế sẽ là mức chi phí thích hợp để áp dụng cho đầu-vào bổ sung. Nếu năng lực sản xuất dư thừa này có chi phí cận biên cao hơn các quá trình sản xuất thông thường chút ít thì nên lấy mức chi phí cận biên cao hơn làm chi phí đầu-vào. Thứ hai, nếu có hạn chế đối với tiềm năng cho sản lượng gia tăng song người tiêu dùng lại có những mặt hàng khác thay thế, tức là cầu của họ có độ co dãn lớn thì lượng đầu-vào cần có có thể có được từ khoản tiêu dùng tư bị cắt giảm. Trong trường hợp này, nên định giá đầu-vào dựa trên mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng, tức là có bao gồm thuế đánh vào hàng hoá. Thứ ba, nếu năng lực dư thừa và khả năng thay thế hàng hoá của người tiêu dùng tư là hạn chế thì sẽ là hợp lý khi đơn thuần giả định là một nửa lượng đầu-vào cần được đáp ứng bởi sản xuất gia tăng và một nửa được đáp ứng bằng cắt giảm tiêu dùng tư. Ít nhất là nó hợp lý cho đến khi có thể khai thác được năng lực sản xuất mới. Với giả định này, một nửa lượng đầu-vào gia tăng sẽ bị đánh thuế và một nửa còn lại thì không. Trong trường hợp nào thì người phân tích cũng phải nắm chắc về các giả định được dùng.

Giả định Cực đoan 1: Cung Co dãn Tuyệt đối

Một giả định cực đoan là cung của đầu-vào là co dãn hoàn toàn. Tuy nhiên, giả định này không nhất thiết phải là một giả định không thực tế. Nói một cách khác, giả định này tuyên bố rằng, dự án sẽ không gây ra bất kỳ một sự suy giảm nào trong mức tiêu dùng tư mà chỉ tạo ra gia tăng sản lượng sản xuất. Mức gia tăng sẽ bằng đúng với lượng đầu-vào mà dự án tiêu thụ.

Với giả định này, có thể dễ dàng tính toán giá trị của đầu-vào. Vì cung là co dãn hoàn toàn nên mức giá thị trường sẽ không có gì thay đổi. Tác động duy nhất là khiến cho sản lượng trong sản xuất tư gia tăng. Bởi vậy, nên định giá đầu ra của dự án tại chi phí cận biên của sản xuất hay mức giá trừ đi thuế.

Giả định này có thể là thích hợp nhất về mặt ngắn hạn nếu các nhà cung cấp đầu- vào có đủ năng lực dư để đáp ứng cầu của dự án hoặc nếu công ty có thể gia nhập thị trường đầu-vào một cách dễ dàng về mặt dài hạn. Nếu tính về ngắn hạn, dự án có thể gây ra một số phản ứng giá nào đó. Tuy nhiên, đối với một dự án có thời gian thực hiện lâu dài thì giả định không có thay đổi giá về mặt dài hạn có thể là một giả định hợp lý.

Giả định Cực đoan 2: Cầu Co dãn Tuyệt đối

Một ví dụ cực đoan khác là cầu đầu-vào là co dãn hoàn toàn. Một lần nữa giả định này không nhất thiết phải là một giả định không thực tế. Nó nhất quán với giả định là tất cả lượng đầu-vào cho một dự án đều được đáp ứng bằng cắt giảm tiêu dùng tư. Nói cách khác, giả định này tuyên bố rằng dự án sẽ không khiến cho sản xuất được mở rộng mà chỉ khiến tiêu dùng bị cắt giảm. Mức tiêu dùng bị cắt giảm sẽ bằng đúng với lượng hàng hoá dự án tiêu thụ.

Với giả định này, mức giá thị trường sẽ không thay đổi vì cầu là co dãn hoàn toàn. Tác động duy nhất là mức tiêu dùng tư bị cắt giảm và cần xác định giá trị đầu bằng mức giá có bao gồm thuế.

Ví dụ: Một dự án tuyển dụng 10 nhân công với mức tiền công trung bình là $20.00/giờ lao động. Vì số nhân công được tuyển dụng là quá nhỏ nên dự án sẽ không tác động đến mức tiền công cân bằng trong vùng. Hơn thế, trong vùng tỷ lệ thất nghiệp do chờ chuyển nghề đủ để bù đắp lượng lao động mà dự án thuê không để xảy ra tình trạng thiếu lao động cho những công việc khác. Mức tiền công được trả phụ thuộc vào thuế thu nhập liên bang và thuế thu nhập quốc gia với tỷ lệ cận biên tổng cộng là 40%.

Nếu vị thế cho phân tích một dự án là toàn cầu, thuế ở đây nên được coi là các khoản chuyển nhượng và chi phí lao động phù hợp được dùng là

Tuy nhiên, nếu phân tích được tiến hành trên quan điểm của cơ quan thực hiện dự án, thuế thu nhập có thể được coi là các chi phí. Mức tiền công đầy đủ $20.00/giờ sẽ là chi phí áp dụng cho lao động.

dụ: Một dự án tiêu dùng mặt hàng xăng

Một dự án liên quan đến việc vận hành một số phương tiện tiêu thụ xăng. Dự đoán chuẩn xác nhất là dự án sẽ dùng 10,000 galông xăng. Mức giá xăng hiện tại là $1.50 một galông trong đó bao gồm tiền thuế là $0.40/galông.

Nếu xăng được cung cấp trên thị trường lớn, mang tính cạnh tranh và nếu mức năng lực dư thừa đủ để cho phép đáp ứng mức cầu gia tăng với chi phí bổ sung không đáng kể thì mức cầu của dự án sẽ được đáp ứng bằng việc mở rộng sản xuất. Trong trường hợp này giá trị đúng gắn cho lượng xăng được tiêu thụ sẽ là chi phí cận biên của sản xuất. Nếu ngành công nghiệp xăng là cạnh tranh một cách hợp lý thì mức giá trước thuế $1.10 phải là mức xấp xỉ chuẩn nhất của chi phí cận biên của xăng

Khi có tác nhân ngoại sinh

Như đã nhắc đến trước đây, nên định giá sản lượng gia tăng theo chi phí cận biên của việc mở rộng sản xuất. Nếu việc mở rộng sản xuất hay tiêu dùng thêm một đầu- vào gây ra một tác động ngoại biên tiêu cực, nên đưa giá trị của thiệt hại ngoại sinh vào chi phí của việc sản xuất thêm đầu-vào. Trong trường hợp này, chi phí cận biên tư của việc sản xuất đầu-vào không tính đến chi phí xã hội đầy đủ của đầu-vào. Lúc

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w