Thặng dư của Nhà Sản xuất (Producer Surplus ~ PS)

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 110 - 115)

Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi ,2 Allen S Bellas và Richard O Zerbe

3.9 Thặng dư của Nhà Sản xuất (Producer Surplus ~ PS)

Thặng dư của nhà sản xuất là lợi ích mà nhà sản xuất/nhà cung cấp thu được từ việc trao đổi hàng hoá trên một thị trường. Nó là chênh lệch giữa mức doanh thu với chi phí cơ hội của việc tham gia vào thị trường. Nói cách khác, thặng dư của nhà sản

xuất ngang với lợi nhuận kinh tế không bao hàm các chi phí cố định hay là chênh lệch giữa tổng doanh thu với các biến phí như thể hiện trong Hình W-8.

Hình W-8

Nhìn chung, người ta thường cho rằng các nhà cung cấp luôn tìm cách tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy ta có thể tránh được phần lớn những phức tạp xung quanh quyết định của người tiêu dùng và các thay đổi phúc lợi xã hội liên quan. Việc phân bổ quyền sở hữu ban đầu (ví dụ như có quyền đối với hiện trạng) không nên ảnh hưởng đến mức độ tối đa hoá lợi nhuận đối với sản phẩm công ty sản xuất ra.

Trong khi thặng dư của nhà sản xuất không bao giờ được ghi chép và có lẽ hiếm khi được tính toán, các thay đổi trong lợi nhuận thường sẽ xấp xỉ các thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất chừng nào không có thay đổi trong lượng đầu vào cố định được dùng.

Ví dụ, nếu một dự án sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm và đẩy giá thị trường của sản phẩm đầu ra đó xuống thấp. Thiệt hại mà các nhà sản xuất tư của loại sản phẩm đó sẽ là lượng suy giảm của thặng dư của nhà sản xuất (∆PS) được thể hiện trong Hình W-9. Trong khi thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất sẽ không bao giờ được ghi chép lại chừng nào còn không có những thay đổi lớn trong đầu vào cố định của công ty (ví dụ như số nhà máy mà các công ty này vận hành) thì chừng đó thay đổi trong lợi nhuận còn mang giá trị gần với thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất. Lưu ý rằng nếu là công ty công thì biến đổi lợi nhuận sẽ được ghi chép lại. Hình W-9

Tóm tắt

Thước đo trung thực xác định xem liệu một dự án có lợi hay không dựa trên những thay đổi tác động đến các cá nhân. Tiêu chuẩn Pareto là tiêu chuẩn phê duyệt một dự án khắt khe nhất. Tiêu chuẩn này phát biểu rằng một dự án được coi là có lợi khi tăng ít nhất độ thoả dụng của một người mà không giảm độ thoả dụng của bất kỳ người nào khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không mấy hữu dụng trong việc đánh giá các dự án trong thực tế.

Để xem xét tác động ròng của một dự án đối với phúc lợi xã hội trong trường hợp dự án vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực lên nhiều người khác nhau cần phải hiểu các hàm thoả dụng của họ cũng như đưa ra giả định về một hàm phúc lợi xã hội mục tiêu nào đó. Thật không may, việc tính toán các hàm lượng hữu dụng (cardinal utility functions) và thay đổi trong độ thoả dụng cũng như so sánh mức thay đổi giữa các cá nhân khiến cho việc sử dụng trực tiếp hàm thoả dụng và hàm phúc lợi xã hội không hề mang một độ khả thi thực tế nào.

Thay vào đó, bằng việc xem xét lợi ích ròng mà mỗi người được hưởng và phân bổ sức nặng đồng đều cho mỗi cá nhân, chúng ta có được một biện pháp đo lường độ mong đợi của dự án mang tính thực tế hơn. Nhất là tiêu chuẩn Kaldor-Hicks (KH) gợi ý rằng nên cho mọi người có tầm quan trọng ngang nhau, cho họ quyền đối với hiện trạng để phục vụ cho phân tích. Điều này mang lại cho ta khái niệm lợi ích ròng như một biện pháp đo lợi ích kinh tế của một dự án. Đây là khái niệm đo lường được dùng phổ biến nhất trong CBA. Đặc biệt, lợi ích ròng có thể được tính toán trên cơ sở các biến đổi đền bù bằng cách dùng độ sẵn sàng chi trả (WTP) để định giá lợi ích và độ sẵn sàng chấp nhận (WTA) để định giá chi phí.

Một cách tiếp cận thực tiễn khác trong việc định giá thay đổi phúc lợi là xem xét lợi nhuận ròng có được từ trao đổi hàng hoá trên các thị trường có được nhờ tác động trực tiếp của dự án. Để làm được điều này, có thể ước tính các thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng (lợi ích ròng của người tiêu dùng) và thặng dư của nhà sản xuất (lợi ích ròng của nhà sản xuất) để dùng trong tính toán các tác động phúc lợi xã hội ròng.

Câu hỏi

1. Hãy hình dung việc chuyển từ trạng thái thế giới A sang trạng thái thế giới B có ảnh hưởng tới hai người là Dave và Chris. Bảng dưới đây cung cấp cho ta giá trị WTP và WTA của mỗi người.

Giá trị của việc Chuyển từ A sang B

WTP WTA

Dave Biến đổi Bù đắp = $US 100 Biến đổi Tương đương = $US 130 Chris Biến đổi Tương đương = $US -105 Biến đổi Bù đắp = $US -120

Hãy tính lợi ích ròng của việc chuyển từ A sang B cùng lợi ích ròng của việc chuyển từ B sang A. Có nhận xét gì về kết quả thu được.

2. Bạn có thể đưa ra một ví dụ tương tự như ví dụ được đưa ra ở câu hỏi trên trong đó cả việc chuyển từ A sang B lẫn việc chuyển từ B sang A đều là đáng mong đợi hay không? Nếu không thì tại sao?

Trả lời

1. Đối với một dịch chuyển từ A sang B, Dave sẽ hưởng một khoản lợi trong khi Chris sẽ phải chịu một thiệt hại. Lợi ích mà Dave hưởng phải được định giá theo độ sẵn sàng chi trả $US100 trong khi thiệt hại mà Chris phải gánh chịu phải được định giá theo độ sẵn sàng chấp nhận, -$US120. Lợi ích ròng lúc đó là -$US20.

Đối với một dịch chuyển từ B sang A, Dave sẽ chịu một mức thiệt hại và Chris sẽ được hưởng một khoản lợi. Thiệt hại mà Dave phải gánh chịu phải được định giá theo độ sẵn sàng chấp nhận -$130 trong khi lợi ích mà Chris được hưởng phải được định giá theo độ sẵn sàng chi trả $105. Lợi ích ròng có được là -$25.

Kết quả thu được cho thấy cả hai dịch chuyển từ A sang B và ngược lại đều không có lợi. Điều này có vẻ như mâu thuẫn. Song sự khác biệt giữa hai dịch chuyển nằm ở việc phân bổ quyền sở hữu cho mỗi một trong hai trạng thái A và B và tác động của các quyền sở hữu khác biệt đối với việc định giá.

2. Chừng nào các hàng hoá liên quan còn là hàng hoá thông thường thì chừng đó còn không thể thiết lập một ví dụ mà trong đó cả hai dịch chuyển đều là đáng mong đợi. Sở dĩ có điều này là bởi mức độ sẵn sàng chấp nhận sẽ luôn lớn hơn mức độ sẵn sàng chi trả. Thế nên, chi phí của việc dịch chuyển từ một trạng thái thế giới này sang một trạng thái thế giới khác lớn hơn lợi ích của việc dịch chuyển theo chiều hướng ngược lại.

Tham khảo

Olsen, E.O., và D.M. Batron, "Lợi ích và Chi phí của Nhà xuất bản Công ở Thành phố New York," Tạp chí Kinh tế công, 20, số 3 (1983), 299-332.

Zerbe, Richard O. và Dwight Dively, Lý thuyết và Thực hành Phân tích Lợi ích-Chi phí, Harper Collins, 1994.

Zerbe, Richard O., Hiệu quả Kinh tế trong Luật pháp và Kinh tế học, Nhà xuất bản Edward Elgar, Notrhampton, MA, 2001.

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w