Phúc lợi Xã hội và Lợi ích ròng

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 127 - 128)

CHƯƠNG 3: Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi Allen S Bellas và Richard O Zerbe

3.4 Phúc lợi Xã hội và Lợi ích ròng

Khi xét đến nhiều cá nhân thì tình huống sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt. Trong phần trước, chúng ta đã xét đến lợi ích và chi phí của một người. Để đánh giá tác động của một dự án đối với một nhóm người thì phải bằng cách nào đó kết hợp cái được, cái mất của mỗi người trong một nhóm. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Một cách để kết hợp lợi ích và chi phí của các cá nhân là tiêu chuẩn Pareto (Pareto criterion). Tiêu chuẩn Pareto phát biểu rằng nếu một dự án giúp cho ít nhất một người trở nên giàu có hơn và không khiến cho ai trở nên nghèo khó hơn thì dự án đó là đáng được mong đợi. Nếu một dự án khiến cho dù chỉ một người trở nên khốn khó hơn thì dự án bị coi là không đáng được mong đợi. Kết quả là tiêu chuẩn Pareto áp đặt sức nặng vô tận cho bất kỳ một mất mát nào cho dù mất mát đó có nhỏ đến đâu đi chăng nữa trong khi lại áp đặt một sức nặng có hạn cho bất kỳ một lợi ích thu được nào. Hiếm có một dự án nào lại có thể giúp tất cả những đối tượng bị tác động trở nên giàu có hơn hay ít nhất là không khiến cho ai bị nghèo khó đi. Một dự án thoả mãn tiêu chuẩn Pareto khi có lợi cho ít nhất một người trong khi không gây hại cho bất kỳ người nào khác. Về mặt kinh tế mà nói, dự án này là đáng được mong đợi. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này là không thực tế.

Thông thường, một dự án sẽ giúp một số người giàu có hơn trong khi khiến một số người khác nghèo khó đi. Thách thức đặt ra là hiển nhiên: làm cách nào để so sánh thay đổi phúc lợi giữa những người này với nhau? Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề này bằng việc giả định rằng có thể cân đong đo đếm được độ thoả dụng. Tiếp đó, chúng ta sẽ hướng tới một hướng đi thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w