Như trên đã nói, phần lớn hàng tiêu dùng được mua một cách tình cờ. Do đó việc trưng bày hàng hóa bắt mắt có tác dụng rất lớn trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Bảng9: Tác động của chương trình trưng bày đến tình huống mua của người tiêu dùng
Chưa sử dụng Đã sử dụng Tình huống mua Tần số
(n= 100) %
Tần số
(n= 100) %
Có chủ định rồi đi mua 36 36.0 21 21.0
Tình cờ nhìn thấy trên kệ hàng 46 46.0 60 60.0
Người bán hàng giới thiệu 18 18.0 39 39.0
( Nguồn: số liệu phỏng vấn 200người tiêu dùng)
Qua bảng trên ta thấy, phần lớn những người đã từng sử dụng sản phẩm này đều mua hàng do tình cờ hay do người bán hàng giới thiệu. Điều này phản ánh tính hiệu quả của việc đưa ra chương trình hỗ trợ trưng bày hàng hóa, đặc biệt là đối với trường hợp mua hàng do tình cờ nhìn thấy trên kệ hàng. Vì giả sử như không có chương trình hỗ trợ trưng bày, có thể công ty đã và sẽ bị mất đi một lượng khách hàng lớn.
Tuy nhiên hình ảnh của sản phẩm trên thị trường rất yếu do việc không thực hiện đúng các điều khoản trong ch ương trình trưng bày của các điểm bán lẻ. Hạnchế ở đây phần lớn là do chưa có bộ phận trực tiếp kiểm tra và giám sát hình ảnh thị trường của sản phẩm. Công việc này hiện nay do nhân viên bán hàng chịu tránh nhiệm trực tiếp, trong khi đó họ th ường không thật sự thực hiện nghiêm túc trừ khi có cấp trên đi kiểm tra.
Bên cạnh đó, phần lớn những ng ười chưa từng sử dụng Vfresh Sâm bí đao cũng thường mua các sản phẩm t ương tự trong trường hợp tình cờ như trên. Và khi đó việc thực hiện đúng các điều khoản trong ch ương trình trưng bày lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến tình huống mua hàng của người tiêu dùng.