Dặn dò: Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng

Một phần của tài liệu Tiếng việt (25-28) (Trang 38 - 42)

I. Mục đích yêu cầu:

5. Dặn dò: Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng

các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho ! GV nhận xét tiết học.

TUẦN: 25 MÔN: TẬP LÀM VĂN

TIẾT: 50 BÀI: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2)

- HS khá, giỏi: biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2, BT3) Thái độ:

- Bồi dưỡng HS ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

Tranh minh họa phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch Xin Thái sư tha cho !

Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch. VD: mũ cho Trần Thủ Độ, áo lụa kiểu nhà giàu nông thôn cho phú nông, nón hình chóp cho lính...

Một số tờ giấy A4 để các nhóm viết tiếp lời thoại cho màn kịch. VD: Hướng dẫn BT2.

...

Phú nông: Bẩm, vâng.

Trần Thủ Độ: Ta nghe phu nhân nói, ngươi muốn xin chức câu đương đúng vậy không? Phú nông: (Vẻ vui mừng) Dạ, đội ơn Đức Ông, xin Đức Ông giúp con thỏa nguyện ước. Trần Thủ Độ: Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không?

Phú nông: Dạ... bẩm....bẩm ... Con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.

Trần Thủ Độ: Thì ra ngươi hiểu chức phận thế đấy ! Thôi được, nể tình phu nhân, ta sẽ cho ngươi được thỏa nguyện. Có điều chức câu đương của ngươi là đoạn phu nhân xin cho không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân ngươi để phân biệt.

Phú nông: (Hoảng hốt, cuống cuồng) Ấy chết ! Sao ạ ! Đức Ông bảo gì cơ ạ? Trần Thủ Độ: Ngươi tưởng phép nước là chuyện đùa chăng?

Phú nông: (Van xin) Con biết tội rồi. Xin Đức Ông nể tình phu nhân tha cho con.

Trần Thủ Độ: (Cương quyết) Ta đã nể tình phu nhân cho ngươi làm câu đương đấy thôi. Chặt một ngón chân là để phân biệt chức câu đương xin của ngươi thôi mà.

Phú nông: (Vội vã) Con không dám xin chức này nữa. Xin Thái sư tha tội cho ! Xin Thái sư tha tội cho !

Trần Thủ Độ: Ngươi đã biết thì được. hãy về lo mà làm ăn, làm một người dân tốt. Phú nông: Đa tạ Đức Ông ! Đa Tạ Đức Ông !

(Tất cả cùng đi vào. Hạ màn)

III. Hoạt động dạy chủ yếu:1. Ổn định lớp: Hát 1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới: 3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 3.1-Giới thiệu bài

-Trong tiết học này, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại. Sau đó các em sẽ phân vai

xem nhóm nào viết đoạn đối thoại hay nhất, đọc lại hoặc diễn màn kịch hấp dẫn nhất. 3.2-Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1 Bài tập 2 -Tên màn kịch? -Nhắc HS:

+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.

+Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: thái sư Trần Thủ Độ và phú nông.

-GV cho HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.

-VD: phần chuẩn bị.

Bài tập 3 -GV nhắc:

+Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.

+Nếu diễn thử màn kịch, em HS dẫn chuyện có thể dẫn lời cho các bạn. Những HS đóng vai Thái sư, lính hầu, phú nông cố gắng đối đáp tự nhiên, không phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm mình.

-Một HS đọc yêu cầu BT1. -Cả lớp theo dõi SGK. -HS đọc yêu cầu BT2. -“Xin Thái sư tha cho !” -HS đọc gợi ý về đối thoại. -HS đọc đoạn đi thoại. -Cả lớp đọc thầm.

-HS tự hình thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại những lời đối thoại trong SGK).

-Đại diện nhóm nối tiếp đọc lời đối thoại của nhóm. Cả lớp bình chọn nhóm viết lời thoại hợp lí nhất.

-1 HS đọc yêu cầu của BT3. -HS mỗi nhóm tự phân vai, diẫn thử màn kịch.

-Từng nhóm HS nối tiếp nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn. - HS khá, giỏi: biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2) HS khá, giỏi: biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT3).

4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.

GDTT: - Bồi dưỡng HS ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt. 5. Dặn dò: Nhắc cả lớp về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình.

-Đọc trước nội dung tiết TLV tới. GV nhận xét tiết học

TUẦN: 26 MÔN: TẬP LÀM VĂN

TIẾT: 51 BÀI: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.

Thái độ:

- Bồi dưỡng HS ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

Tranh minh họa phần sau truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước, nếu có.

Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch: mũ quan cho Trần Thủ Độ, áo dài cho phu nhân, gươm cho người quân hiệu...

Một phần của tài liệu Tiếng việt (25-28) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w