III. Hoạt động dạy chủ yếu:
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn; chuẩn bị ôn
tập tiết 5. GV nhận xét tiết học.
TUẦN: 28 MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT: BÀI: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nghe – viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
Thái độ:
- Bồi dưỡng HS ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
Một số tranh ảnh nói về các cụ già.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:1. Ổn định lớp: Hát 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới: 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 3.1-Giới thiệu bài
Giới thiệu trực tiếp. 3.2-Nghe - viết
GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè – giọng thong thả, rõ ràng.
GV nhắc các em chú ý các từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo...
GV đọc cho HS viết. GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
3.3-Bài tập 2 GV hỏi:
+ Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè? (Tả ngoại hình)
+Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? (Tả tuổi của bà)
+Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? (so sánh với cây bàng già; đặc tả mái tóc bạc trắng)
GV nhắc HS:
+Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầu đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2,3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật.
+Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm bài chính tả. Tóm tắt nội dung bài? (Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng)
HS đọc thầm bài chính tả. HS gấp SGK.
1 HS đọc đề bài.
Một vài HS phát biểu ý kiến – Cho biết các em chọn tả cụ ông hay cụ bà, người đó quan hệ như thế nào với các em.
- HS làm vào vở.
HS khá giỏi thực hiện.
khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.
Cả lớp và Gv nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay.
HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: - Bồi dưỡng HS ý thức sử dụng Tiếng Việt, yêu quý Tiếng Việt.