HỘI NHẬP DỌC XUÔI CHIỀU

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tập đoàn tài chính PNC (Trang 51)

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG

6. PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CẤP CÔNG TY

6.2. HỘI NHẬP DỌC XUÔI CHIỀU

Bằng cách hội nhập dọc xuôi chiều để phát tán các đầu ra thông qua chuỗi giá trị được cung ứng cho khách hàng của PNC

(1)Nhận tiền gởi hoặc các hình thức khác dưới hình thức huy động tiền đầu vào để cho việc kinh doanh bằng tiền của ngân hàng.

(2) Sản xuất ra các khoản cho vay và các công cụ tài chính:

Để tối đa hóa lợi nhuận hình thành nên các nguồn lực tiền tệ cho ngân hàng, có 2 hoạt động có tầm quan trọng chiến lược:

- Quản lý Ngân khố: hình thành từ các khoản đầu tư tiền mặt dư thừa, bán các khoản thế chấp và chứng khoán dựa vào các khoản thế chấp (MBS- Mortgage- backed securities),….

- Quản lý rủi ro tín dụng: phân tích sức khỏe tín dụng và thiết lập, theo dõi quy trình trả nợ,…

Là trung gian giữa tiền gởi và cho vay, các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào 4 hoạt động thứ yếu sau: Cở sở hạ tầng của các dịch vụ ngân hàng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý thông tin và giao dịch kế toán, dịch vụ thanh toán và giao dịch liên ngân hàng. Điều đáng nói là việc sản xuất ra các công cụ tài chính này là tương đối vô hình cho khách hàng.

(3) Kinh doanh (bán) các giải pháp tài chính:

Một khi nhu cầu tài chính của khách hàng đã được xác định và các công cụ tài chính thích hợp đã được sản xuất, các câu hỏi liên quan được đặt ra là các ngân hàng nên làm thế nào để tiến hành cung cấp giá trị cho khách hàng bằng việc đưa ra các giải pháp ngân hàng như: Chứng chỉ tiền gởi (CDs- Certificates of Deposit), Tài khoản chi phiếu, tài khoản tiết kiệm, các khoản cho vay…

(4) Phân phối:

Thiết lập các kênh phân phối sản phẩm tài chính đến cho khách hàng qua POS (Point of sale – máy chấp nhận thanh toán) hoặc ATM, hệ thống các mạng lưới chi nhánh của ngân hàng.

Các ngân hàng đã đi vượt ra ngoài không chỉ cung cấp việc truy cập về tình hình tài chính của mỗi khách hàng mà còn bảo lãnh cho khách hàng về một giới hạn trách nhiệm nợ trong trường hợp họ bị mất cắp hoặc bị mất. Trong hầu hết các ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thanh toán trở thành hoạt động kinh doanh cốt lõi tạo ra khoảng 35% tổng doanh thu của ngân hàng. Hơn nữa, theo ước tính thì một phần ba các s c thanh toán được thay thế bằng giao dịch điện tử sẽ tăng năng suất lên 1.8% mỗi năm do hậu quả của việc cắt giảm nhân sự.

Trong chuỗi cung ứng của PNC bắt đầu từ đầu vào là các khoản tiền huy động qua nhiều hình thức khác nhau -> Sản xuất ra các khoản cho vay và các công cụ tài chính -> Bán các giải pháp hay các dịch vụ tài chính -> Phân phối các sản phẩm và dịch vụ tài chính đến cho khác hàng, các giai đoạn này đều được thông qua hoạt động marketing hữu hiệu trong ngân hàng bởi vì chính hoạt động marketing đã làm tăng giá trị cho thương hiệu và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cũng như làm tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng. Trong chuỗi cung ứng này, sự gia tăng giá trị xuất hiện trên từng giai đoạn trong chuỗi từ nguồn tiền đầu vào đến các sản phẩm tài chính đi ra cho từng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Với việc kết hợp chặt chẽ của các quá trình liên tiếp nhau của chiến lược hội nhập dọc xuôi chiều sẽ giúp PNC thuận lợi hơn trong hoạch định và vì vậy sẽ góp phần đáng kể vào cải thiện việc lập kế hoạch, giúp công ty đáp ứng tốt hơn các thay đổi nhu cầu đột ngột, hay có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

Sở dĩ, PNC theo đuổi chiến lược hội nhập dọc xuôi chiều để kiểm soát các kênh phân phối từ đó tạo ra các rào cản nhập cuộc đối với các đối thủ cạnh tranh mới vào ngành và đến một mức độ thích hợp sẽ giới hạn sự cạnh tranh trong ngành, do đó cho ph p công ty đòi hỏi mức giá cao hơn và tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với các điều kiện khác. Hơn nữa, bằng cách hội nhập dọc chính là lựa chọn để PNC có

thể cạnh tranh hữu hiệu trong các giai đoạn của chuỗi từ nguồn tiền huy động đầu vào đến các sản phẩm tài chính đầu ra cho khách hàng.

6.3. CHIẾN LƢỢC MUA LẠI

Bên cạnh những lợi ích do hội nhập dọc mang lại, PNC không khỏi tránh các hạn chế có liên quan trong chiến lược hội nhập dọc này như: thiếu động cơ thúc đẩy đối với nhà cung cấp, thiếu mềm dẻo chiến lược khi công nghệ thay đổi, nhu cầu không chắc chắn, chi phí quản lý phát sinh do hội nhập dọc. Để giảm thiểu các chi phí và hạn chế này, và để đa dạng hóa trong việc cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính có chất lượng cao, PNC đã có chiến lược mua lại các công ty khác như:

Năm 1983, sau khi Hoa Kỳ thay đổi luật cho ph p các ngân hàng được sáp nhập lại với nhau, hai ngân hàng lớn nhất tại thời điểm này là Pittsburgh National và Provident National sáp nhập lại hình thành nên PNC Financial Corp. Tiếp theo đó là hàng loạt các vụ sáp nhập của PNC với các ngân hàng địa phương và sau đó vào năm 1986 PNC đã có một bước tiến quan trọng trong việc sáp nhập với một ngân hàng nhà nước Citizens Fidelity Corporation of Louisville, Kentucky. Không bao lâu sau đó, PNC lại tiếp tục mua lại The Central Bancorporation of Cincinnati và Bank of Delaware Corporation.

Một loạt các vụ mua lại bắt đầu vào năm 1991 khi mà PNC mua lại First Federal Savings and Loan Association of Pittsburgh. Việc mua lại này đã đưa PNC trở thành ngân hàng lớn nhất tiểu bang Pittsburgh lúc bấy giờ. Không dừng lại ở đó, từ năm 1991-1996 PNC đã mua lại 9 tổ chức tài chính, mở rộng thị trường khách hàng ra phía bắc Pennsylvania, Philadelphia, Cincinnati, phía bắc Kentucky và Pittsburgh. Đặc biệt là năm 1995 PNC đã đạt được mục tiêu lâu năm của mình bằng cách sáp nhập với tổng công ty Midlantic Corporation với hợp đồng trị giá 3

tỷ USD và ngay lập tức PNC đã có sự hiện diện lớn tại miền nam New Jersey, Philadelphia.

Việc kinh doanh của PNC càng gia tăng khi mà PNC được hỗ trợ bởi hai vụ mua lại The Massachusetts Company, Boston (Công ty được tín thác lâu đời nhất) và Indian River Federal Savings Bank of Vero Beach, Florida.

Tập đoàn quản lý tài sản PNC được biết đến như là PNC Advisors vào năm 1999. PNC Advisors bao gồm PNC Private Bank, PNC's Institutional Trust and Investment Group, và Hawthorn (một công ty quản lý tài sản phục vụ chuyên biệt cho khách hàng giàu có). BlackRock đã trở thành một phần trong mảng kinh doanh quản lý tài sản của PNC bắt đầu trong thời gian giữa những năm 1990, PNC đã trở thành cổ đông của BlackRock sở hữu 44,5 triệu cổ phiếu và chiếm tỷ lệ 35% năm 2006.

Sự hiện diện của PNC vào lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thế chấp bất động sản khi mà PNC tiến hành mua lại Sears Mortgage Company năm 1993, trở thành nhà cung cấp khởi xướng dịch vụ thế chấp lớn nhất quốc gia vào thời điểm đó. Tuy nhiên, để tập trung vào kênh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cốt lõi và để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, PNC đã quyết định bán PNC Mortgage cho Washington Mutual Home Loans, Inc.

Nhà cung cấp các dịch vụ hàng đầu cho các quỹ tương hỗ và các phương tiện đầu tư khác First Data Investor Services Group (ISG) đã được PNC mua lại vào năm 1999, ISG đã củng cố dịch vụ đầu tư toàn cầu cho PNC được biết đến như PFPC Worldwide cung cấp các giải pháp, công nghệ, quy trình kinh doanh cho lĩnh vực đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, nhằm tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và tính chiến lược trong việc mua lại National City Corp. để gia tăng

vị thế và sức mạnh của PNC trong ngành đã đưa PNC ra quyết định chiến lược bán PFPC cho BNY Mellon năm 2010.

Từ năm 2003-2005, PNC đã mua lại hàng loạt các công ty như: United National Bancorp, Riggs National Corporation, Harris Williams & Co., (Nhà tư vấn hàng đầu thế giới về cung cấp các dịch vụ sáp nhập và mua lại cho các công ty thị trường trung lưu và các công ty cổ phần tư nhân).

Với chiến lược kinh doanh mở rộng vào các khu vực tăng trưởng và tập trung vào quản lý xử lý vốn. Do đó, vào năm 2007 PNC đã tiến hành hàng loạt các vụ mua lại: Mercantile Bankshares Corporation, ARCS Commercial Mortgage, Hamilton, N.J. của Yardville National Bancorp (ngân hàng thương mại và tiêu dùng), Lancaster, Pa. của Sterling Financial Corporation (công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính), Albridge Solutions Inc (nhà cung cấp danh mục kế toán và dịch vụ quản lý tài sản doanh nghiệp, nhằm củng cố vị thế và đa dạng sản phẩm và dịch vụ cho mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu PFPC Worldwide), Coates Analytics Group LP (nhà cung cấp công cụ phân tích dựa trên website, nhằm hỗ trợ cho PFPC Worldwide).

7.PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH (SBU)

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp dành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp vào những thị trường sản phẩm cụ thể. Có 3 SBU chính trong chiến lược kinh doanh của PNC tập trung khai thác đó là: SBU ngân hàng PNC Bank; SBU quản lý tài sản BlackRock; và SBU cung cấp dịch vụ quản lý, kế toán, chuyển tiền PFPC.

SBU ngân hàng PNC Bank (bán lẻ, doanh nghiệp và quản lý của cải – PNC Advisors) chiếm 82% trong tổng doanh thu của PNC. Theo số liệu thống kê từ

năm 2000-2010 doanh thu của ngân hàng bán lẻ tăng liên tục qua các năm bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, với sức mạnh nội tại và chiến lược kinh doanh hữu hiệu đã giúp PNC gia tăng doanh thu đạt 19.231 triệu đô la USD năm 2009 bằng cách trong giai đoạn này PNC đã nắm quyền kiểm soát Dwelling House Savings & Loan khi mà tổ chức này lâm vào tình trạng phá sản. Dwelling House được biết đến như là cung cấp hàng đầu Pittsburgh các khoản vay thu nhập thấp, với sự kiện này đã mang lại cơ hội cho PNC mở rộng thị trường và khách hàng dẫn đến doanh số tăng cao nhất trong giai đoạn 2000-2010. Theo đó, doanh thu của ngân hàng bán lẻ tăng đến 5.721 triệu đô la USD và ngân hàng doanh nghiệp và các thể chế tổ chức tăng đến 5.266 triệu đô la USD.

Cộng hưởng với việc gia tăng doanh số trên, PNC đã không ngừng tập trung vào chiến lược cải tiến và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khách hàng nhằm gia tăng sự hài lòng, giá trị và mối quan hệ với phân khúc ngân hàng bán lẻ: truy cập miễn phí các máy ATM trên toàn thế giới, đơn giản hóa việc kiểm tra các sản phẩm vượt qua giới hạn của ngân hàng truyền thống thông qua hệ thống ngân hàng trực tuyến, cho ra đời thẻ tín dụng mới mang thương hiệu PNC, tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ đối tượng khách hàng là các thương gia trong và ngoài nước.

SBU quản lý tài sản BlackRock chiếm 13% trong tổng doanh thu của PNC, được đánh dấu bởi sự tăng trưởng doanh thu cao nhất 1.229 triệu đô la USD năm 2005 và 1.170 triệu đô la USD năm 2006 khi mà BlackRock sáp nhập với nhà quản lý đầu tư hàng đầu Merrill Lynch, sự kiện này đã giúp PNC tiếp tục sở hữu 44,5 triệu cổ phiếu của BlackRock và bổ sung vốn cho PNC trị giá 1,6 tỷ USD.

Đứng trước môi trường tín dụng luôn biến động theo nhiều chiều hướng bất lợi và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao thì việc thực thi chiến lược vào phân khúc BlackRock đã giúp PNC không những đa dạng hóa trong cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính uy tín và chất lượng mà còn giảm thiểu những rủi ro quá lớn từ phía tín dụng mang lại, triển vọng đơn vị kinh doanh chiến lược BlackRock tiếp tục mang lại lợi nhuận và vị thế cao cho PNC.

SBU cung cấp dịch vụ quản lý, kế toán, chuyển tiền toàn cầu PFPC chiếm 5% trong tổng doanh thu của PNC. Một sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu đạt 916 triệu của PFPC vào năm 2008 đã đánh dấu sự tăng trưởng lớn mạnh của PFPC vào doanh thu của tập đoàn PNC sau gần 10 sáp nhập vào tập đoàn tài chính PNC. Mục tiêu của PFPC là tiếp tục mở rộng nhượng quyền thương mại quốc tế bằng cách tiếp tục phát triển thành một doanh nghiệp lưu ký toàn cầu, hiện PFPC có trách nhiệm đối với khối tài sản tổng cộng $ 427 tỷ trên toàn thế giới (thống kê năm 2006). Tuy nhiên, PFPC được PNC bán chính thức cho BNY Mellon vào năm 2010, nhằm thực thi chiến lược tập trung khai thác nguồn doanh thu cốt lõi từ SBU truyền thống (SBU ngân hàng PNC Bank) và cũng là để tập trung cao nguồn lực và

vốn để mua lại RBC Bank từ ngân hàng Hoàng gia Canada (Royal Bank of Canada) năm 2011.

Sự hiệp lực kinh doanh của 3 SBU ( PNC Bank, BlackRock, PFPC) vào hỗn hợp kinh doanh (Business mix) của tập đoàn PNC:

- PFPC chuyển khách hàng đến Ngân hàng doanh nghiệp để xem x t và đáp ứng các nhu cầu về tài chính của họ; PFPC là một trong những kho bạc quản lý khách hàng lớn nhất; PNC Bank cung cấp quy trình kiểm tra s c và thanh toàn bù trừ cho PFPC.

- BlackRock quản lý kinh doanh tại chỗ, thực hiện việc nghiên cứu và cung cấp tư vấn đầu tư cho PNC Advisors (thuộc PNC Bank); BlackRock Solutions cung cấp các giải pháp về những mô hình khả năng quản lý rủi ro cho PNC Group; BlackRock quản lý dịch vụ tiền gởi của Midland (thành phố Midland, bang Texas); PNC Advisors đầu tư các quỹ tiền gởi của khách hàng tại BlackRock; Quản lý ngân khố (Treasury Management thuộc PNC Bank) chuyển các khách hàng đã kiểm tra qua cho BlackRock.

- PFPC cung cấp các dịch vụ cho quản lý quỹ của BlackRock; BlacRock đầu tư các tài sản thế chấp từ kinh doanh cho vay chứng khoán của PFPC; PFPC chuyển các khách hàng đã kiểm tra cho BlackRock.

8. PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC TOÀN CẦU

Tham vọng mở rộng kinh doanh ra toàn cầu của PNC bắt đầu ngay từ khi chính thức mua lại nhà cung cấp các dịch vụ hàng đầu cho các quỹ tương hỗ và các phương tiện đầu tư First Data Investor Services Group (ISG) năm 1999, được đặt dưới quyền kiểm soát của PNC với cái tên là PFPC.

Một sự tăng trưởng tích cực, sự tăng trưởng hai con số trong dòng tài sản dịch chuyển ra nước ngoài phục vụ phát triển kinh doanh đã mang lại cho PFPC mở rộng văn phòng hoạt động tại Ailen và Dublin trong năm 2006. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vào năm 2007, PFPC đã mở một văn phòng tại Ba Lan để tiếp tục mở rộng các dịch vụ cung cấp toàn diện cho các công ty đầu tư ở Châu Âu đã mang lại sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu 831 triệu USD mang lại cho tập đoàn PNC sau sự sụt giảm nhẹ trong năm 2006. Chiến lược hoạt động kinh doanh của các văn phòng hoạt động tại Châu Âu đã giúp cho PFPC trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho các quỹ tương hỗ và các phương tiện đầu tư số 1 Châu Âu thời điểm đó.

Chiến lược mua lại RBC Bank năm 2011 đánh dấu sự hiện diện của PNC ra khỏi biên giới quốc gia, chủ đạo với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cốt lõi gồm ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp và các tổ chức, và hoạt động chuyên biệt ở các lĩnh vực: tài chính bất động sản, cho vay trên tài sản thế chấp và quản lý ngân khố, trên các vùng của thành phố Toronto, Canada. Chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh nòng cốt này của PNC ra Canada đã mang lại một vị thế mới cho PNC trong sức mạnh cạnh tranh cả về giá lẫn chất lượng sản

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tập đoàn tài chính PNC (Trang 51)