CÁC NHÂN TỐ THEN CHỐT CHO SỰ THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tập đoàn tài chính PNC (Trang 39)

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

5. MÔI TRƢỜNG NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI HOA KỲ

5.5. CÁC NHÂN TỐ THEN CHỐT CHO SỰ THÀNH CÔNG

Không chỉ riêng gì ngành Tài chính – Ngân hàng, cũng như các ngành sản xuất, kinh doanh khác có được một thương hiệu mạnh là một lợi thế hàng đầu khi tạo ra giá trị niềm tin cho khách hàng. Với việc hai Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương đương và thậm chí là giống nhau hoàn toàn thì việc chọn lựa

của khách hàng đầu tiên phải dựa trên tiêu chí thương hiệu uy tín và lâu năm. Do đó yếu tố đầu tiên cho sự thành công trong ngành Ngân hàng phải là thương hiệu

Thứ hai, để có được doanh thu và thị phần cao thì việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của hầu hết các loại khách hàng. Điều này buộc các đơn vị hoạt động trong ngành Tài chính - Ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ đã có làm cho nó mới hơn và yếu tố then chốt cho việc này chính là con người. Ngoài ra vì là một ngành dịch vụ nên yếu tố con người và đào tạo, áp dụng công nghệ mới là yếu tố then chốt thứ hai cho sự thành công.

Thứ ba, Quản lý tài chính và quản lý nợ tốt. Các ngân hàng cần duy trì mức lãi suất, ngoại hối, và quy trình quản lý rủi ro hoạt động tốt. Các ngân hàng cần duy trì một cách tiếp cận quản lý rủi ro chặt chẽ và bảo thủ. Nhận thức của khách hàng về sự xứng đáng của tín dụng rất quan trọng

Và nhân tố then chốt cuối cùng là qui mô hoạt động Ngân hàng, mạng lưới các văn phòng giao dịch rộng khắp tạo ra một sự tiện lợi về không gian và thời gian cho khách hàng khi phát sinh nhu cầu.

T m lại:

Các nhân tố then chốt thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành. Đối với ngành Tài chính-Ngân hàng thì các nhân tố then chốt cho sự thành công của ngành là: Uy tín và thương hiệu công ty; đa dạng hóa, cải tiến sản phẩm và dịch vụ tài chính; nhân tố con người; quy trình quản lý và kiểm soát; quy mô, mạng lưới hoạt động.

5.6. CÁC LỰC LƢỢNG DẪN DẮT CỦA NGÀNH

Chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2007. Hệ thống Tài chính - Ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và đỉnh cao là năm 2008 lâm vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, hàng trăm tỷ USD đã bị tiêu tan. Sự phá hủy của các điều kiện kinh tế và sự giảm giá trị tài sản tiền vay đã gây ra cho các Ngân hàng một nguy cơ gia tăng sự thất bại. Đó là việc các Ngân hàng không thể có đủ số lượng tài sản để trang trải các khoản tiền gửi và các khoản nợ khác. Trong năm 2009 có 140 Ngân hàng phá sản, năm 2010 có khoản hơn 80 Ngân hàng tiếp tục phá sản.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu chưa có xu hướng giảm, hàng loạt các Ngân hàng lớn nhỏ tại Mỹ nộp đơn phá sản cộng với các yếu tố lạm phát và lãi suất bất ổn dẫn đến khả năng tăng trưởng trong dài hạn của ngành không cao buộc các đơn vị trong ngành muốn phát triển thì cần có một sự thay đổi lớn trong chiến lược.

5.6.2. Công nghệ và hệ thống thông tin ngành

Các ngân hàng trong ngành tài chính-ngân hàng Hoa Kỳ hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, các hoạt động sáp nhập và mua lại trong cạnh tranh giữa các ngân hàng trong ngành tiếp tục được phổ biến. Hoạt động này làn tăng khả năng cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tài chính và các ngân hàng có khả năng tài chính

tốt hơn có thể có khả năng cung cấp một mảng rộng lớn hơn các sản phẩm và dịch vụ tài chính với giá cả cạnh tranh hơn.

Công nghệ tiên tiến và sự phát triển của thương mại điện tử đã làm cho nhiều tổ chức tài chính không có chức năng được nhận tiền gởi có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà theo truyền thống thì các sản phẩm và dịch vụ tài chính này là do ngân hàng cung cấp, và đối với các tổ chức tài chính để cạnh tranh với các công ty công nghệ trong việc cung cấp điện tử và các giải pháp tài chính dựa trên internet.

Ngoài ra, công nghệ đã làm thay đổi đáng kể trong ngành tài chính-ngân hàng bằng cách giảm chi phí lưu trữ, xử lý và truy cập dữ liệu thông qua sự phát triển của các thiết bị truyền thông với chi phí thấp. Công nghệ sẽ tiếp tục đóng góp vào những thay đổi đáng kể trong hệ thống thanh toán bán lẻ và các kênh phân phối dịch vụ tài chính, đánh giá dữ liệu và quản lý rủi ro của ngân hàng.

Nhu cầu ngày càng cao của việc chuyển giao công nghệ và các thiết bị liên tục cải tiến, nhiều cấu trúc giá cả mới và nhiều kênh phân phối đã được nổi lên. Dự kiến những phát triển này sẽ khuyến khích khách hàng thích ứng với các kênh phân phối mới. Các kênh phân phối chi phí thấp sẽ có lợi hơn cho những lựa chọn thay thế tốn k m. Truy cập internet, hạn chế mạng nội bộ và gia tăng mức độ an toàn trong truyền tải thông tin được dự kiến đẩy nhanh việc sử dụng mạng như là một phương tiện để cắt giảm chi phí.

5.6.3. Sự thay đổi của ngành

Doanh thu của ngành bị ảnh hưởng bởi biến động trong mức lãi suất, lãi suất cao hơn sẽ tác động đến ngành và làm cho tỉ lệ trung bình lãi suất cao hơn tính cho số dư tiền vay. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao cũng sẽ làm giảm nhu cầu về tín dụng, giảm tăng trưởng cho vay và bù đắp doanh thu tăng từ mức lãi suất trung bình cao hơn.

Ngành cũng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế chung, vào những thời điểm nền kinh tế vận hành tốt thường tạo cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lạc quan hơn chính vì vậy làm tăng nhu cầu trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, ngành tài chính-ngân hàng bị ảnh hưởng một cách rất nặng nề, như quan sát gần đây trong năm 2008 thông qua cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn và trong năm 2001 sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 . Nhìn chung, ngành tài chính-ngân hàng hiển thị một mức độ biến động vừa phải trong ngành cụ thể như giá trị tuyệt đối của sự khác biệt về doanh thu trong 5 năm qua từ năm 2003-2008 là 8.5%.

5.6.4. Toàn cầu hóa

Mức độ toàn cầu hóa thấp tuy nhiên xu hướng của toàn cầu hóa đang gia tăng. Theo dữ liệu của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã đặt quyền cho những ngân hàng thương mại được bảo hiểm trong nước với tổng tài sản được hợp nhất là 300 triệu đô la Mỹ hoặc nhiều hơn vào cuối tháng 6 năm 2008, 15.1% của tổng tài sản được nắm giữ bên ngoài quốc gia. Hơn nữa, chỉ có 0.8% tổng số các chi nhánh hoạt động bên ngoài nước Mỹ. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại hoạt động tập trung phần lớn tại Hoa Kỳ và cấp độ toàn cầu hóa dự kiến sẽ thấp.

Tuy nhiên, theo quy luật tự nhiên các ngân hàng sẽ đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa. Điều này phần lớn tạo điều kiện thuận lợi bằng cách bãi bỏ một số các quy định ngày càng gia tăng của các nước trên toàn cầu. Hơn nữa, quy định của từng quốc gia đang trở nên đồng đều hơn, có tác dụng hạ thấp các rào cản đối với các tổ chức ngân hàng quốc tế để được xâm nhập vào thị trường tài chính- ngân hàng của một quốc gia. Theo tiêu chuẩn vốn quốc tế được đưa ra trong hiệp ước vốn Basel II nêu ra rất ít tiêu chuẩn hoạt động và vốn pháp định yêu cầu của một ngân hàng được chiếu theo quy định về vốn pháp định của nước mà ngân hàng đó tham gia.

Sự liên kết quốc tế đã điều chỉnh thị trường tài chính và các yêu cầu về vốn mở ra mức độ cạnh tranh quốc tế tăng lên và được củng cố. Tất cả các ngân hàng lớn dẫn đầu ngành đều có hoạt động toàn cầu và có hệ thống văn phòng, các chi nhánh được trải rộng qua nhiều quốc gia.

5.6.5. Sự thâm nhập hay rời ngành của các hãng lớn

Việc trong các năm 2009 và 2010 có hơn 200 Ngân hàng lớn nhỏ rời ngành làm thay đổi cấu trúc cạnh và là một cơ hội lớn cho các Ngân hàng còn lại khi khai thác được các khách hàng trước đây sử dụng sản phảm và dịch của các đơn vị kinh doanh đã rời khỏi ngành Ngân hàng.

5.6.6. Sự phát tán các bí quyết công nghệ

Sự phát tán của các bí quyết thông qua sự lan truyền giữa các khách hàng, cũng như việc sát nhập hay mua lại các Ngân hàng để lấy các bí quyết về công nghệ, họ nâng cấp khả năng tạo ra sản phẩm khác biệt và nổi trội của mình trong một nổ lực dài hạn để cạnh tranh đối đầu với các công ty mạnh hơn.

T m lại:

Những nhân tố, những thế lực tác động mạnh mẽ nhất đến sự thay đổi của ngành hay nói cách khác đó là các lực lượng dẫn dắt chính trong ngành Tài chính- Ngân hàng đó là: Mức tăng trưởng dài hạn của ngành; công nghệ và hệ thống công nghệ thông tin ngành; sự biến động của ngành; toàn cầu hóa; sự thâm nhập hay rời ngành của các hãng lớn; sự phát tán các bí quyết công nghệ.

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG

6.PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CẤP CÔNG TY

6.1. ĐA DẠNG HÓA CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn PNC luôn theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính. PNC luôn theo đuổi chiến lược kinh doanh tập trung này bởi vì:

- Đây là lĩnh vực kinh doanh truyền thống với kinh nghiệm hơn 150 năm của PNC, lĩnh vực mà PNC có lợi thế nhất cả về nguồn lực vật chất, công nghệ, tài chính, quản trị tổng quát, và mạnh về các năng lực cạnh tranh cốt lõi.

- Tầm triển vọng về kinh doanh lĩnh vực tài chính này tiếp tục mang lại lợi nhuận cao cho PNC:

+ Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường IBISWorld trong ngành Tài chính – ngân hàng tại Mỹ cho thấy: Trong 5 năm từ năm 1997-2002, quan sát tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm của lĩnh vực ngân hàng thương mại là 1.7%. Đây là một mức tăng trưởng tương đối vững chắc khi mà thực tế là ngành chịu tác động bởi cuộc suy thoái kinh tế trong năm 2001 và năm 2002 do các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, doanh thu trong 2 năm này đã giảm tương ứng là 5.9% và 7.3% mỗi năm. Tuy nhiên, lợi nhuận đã được quản lý để cải tiện với tốc độ tốt hơn, mở rộng 5.4% hàng năm trong giai đoạn này. Nhìn chung lĩnh vực này được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tài sản tốt (trung bình tăng trưởng hàng năm 5.3%), được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với các khoản thế chấp bất động sản và thương mại. Các ngân hàng cũng là những nhà cung cấp quan trọng cho tín dụng tiêu dùng, cho vay tiêu dùng xuất phát từ các ngân hàng phát triển với tốc độ ổn định trong suốt 5 năm. Theo đó, các ngân hàng cũng đạt được mức thu nhập cao từ phí dịch vụ tài chính cung cấp và gia tăng hiệu quả hoạt động, giúp cho ngành đạt được mức lợi nhuận tốt trong giai đoạn này.

+ Cũng theo IBISWorld dự đoán thì doanh thu ngành dự kiến sẽ tăng lại một tỷ lệ hàng năm hơi chậm trong 5 năm tới (2009-2014) so với những gì đã quan sát trong giai đoạn của 5 năm trước. Đến năm 2013, các ngân hàng thương mại được thiết lập để quan sát tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 3.3%, tăng từ 798,5 tỷ USD năm 2008 lên 941,2 tỷ USD vào năm 2013. Mức tăng trưởng được dự kiến sẽ đạt được trên cơ sở của sự tăng trưởng vững chắc về tổng tài sản trong ngành, dự kiến sẽ tăng với một tỷ lệ thực tế trung bình là 5,2% mỗi năm từ 11.43 nghìn tỷ USD năm 2008 đến 14.71 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2013. Theo đó, lợi nhuận ngành dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ thực tế trung bình hàng năm là 9% trong giai đoạn 5 năm, tăng từ 58,8 tỷ USD năm 2008 lên 90,35 tỷ USD vào năm 2013.

- Theo thống kê của FED năm 2008 cho thấy: chỉ có 0.8% tổng số các chi nhánh của các ngân hàng thương mại quốc gia của Mỹ hoạt động ở bên ngoài nước Mỹ. Điều này chứng minh các ngân hàng thương mại kể cả trong nước lẫn ngoài nước đều phần lớn tập trung hoạt đông tại Hoa Kỳ. Nghĩa là tiềm năng để phát triển lĩnh vực này còn rất cao tại Hoa Kỳ.

Tiền thân là một ngân hàng địa phương với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống, trải qua các giai đoạn phát triển PNC đã tạo lập cho mình với vị thế là một nhà cung cấp đa dạng nhất các sản phẩm và dịch vụ tài chính uy tín và chất lượng nhất tại Hoa Kỳ gồm: Ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp và các thể chế nhà nước, quản lý tài sản, ngân hàng thế chấp bất động sản, và các dịch vụ đầu tư toàn cầu. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà PNC cung cấp mang tầm quốc gia có mặt hầu hết khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ như: Pennsylvania, Ohio, New Jersey, Michigan, Illinois, Maryland, Indiana, Kentucky, Florida, Washington, D.C., Delaware, Virginia, Missouri, Wisconsin và Georgia.

Ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng bán lẻ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính như: Tiền gởi, cho vay, môi giới, tín thác, quản lý đầu tư, và các dịch vụ quản lý tiền mặt cho khách hàng tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ tại các thị trường khu vực khác nhau. Theo thống kê ngày 31 tháng 12 năm 2009, hệ thống ngân hàng bán lẻ của PNC gồm có 2.512 chi nhánh và 6.473 máy ATM, các mạng lưới chi nhánh được đặt chủ yếu ở Pennsylvania, New Jersey, Washington, DC, Maryland, Virginia,

Delaware, Ohio, Kentucky, Indiana, Illinois, Michigan, Missouri, Florida and Wisconsin.

Ngân hàng doanh nghiệp và các thể chế nhà nƣớc

Ngân hàng doanh nghiệp và các thể chế nhà nước cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính như: cho vay, quản lý ngân khố, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thị trường vốn, cho các doanh nghiệp bậc trung và các cơ quan chính phủ. Các sản phẩm cho vay gồm: Các khoản vay có bảo đảm và không có bảo đảm, tín dụng thư và cho thuê thiết bị. Dịch vụ quản lý ngân khố gồm: Tiền mặt và quản lý đầu tư, quản lý các khoản phải thu, các dịch vụ giải ngân, các dịch vụ chuyển tiền, báo cáo thông tin tài chính-thương mại, các dịch vụ thương mại toàn cầu. Các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thị trường vồn bao gồm: Ngoại hối, vốn phái sinh,

vay liên ngân hàng, các dịch vụ tư vấn sáp nhập và mua lại, bảo lãnh phát hành chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra, ngân hàng doanh nghiệp và các thể chế nhà nước còn cung cấp các dịch vụ cho vay thương mại, tư vấn bất động sản, các giải pháp công nghệ cho ngành tài chính bất động sản thương mại.

Ngân hàng thế chấp bất động sản

Ngân hàng thế chấp bất động sản được bắt nguồn trực tiếp từ các khoản vay thế chấp bất động sản được cầm cố chủ yếu đầu tiên trên cơ sở toàn quốc với sự hiện diện đáng kể của hệ thống các ngân hàng bán lẻ thực hiện chức năng này, và cũng bắt nguồn từ các khoản vay thông qua các đối tác liên doanh. Các khoản vay

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tập đoàn tài chính PNC (Trang 39)