ĐỊNH NGHĨA NGÀNH

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tập đoàn tài chính PNC (Trang 26)

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI

5. MÔI TRƢỜNG NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI HOA KỲ

5.1. ĐỊNH NGHĨA NGÀNH

Ngành tài chính – ngân hàng là ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính – ngân hàng, bao gồm một loạt các tổ chức quản lý và kinh doanh tiền bạc là ngân hàng (banking) và không phải ngân hàng (non-banking) như: các công đoàn tín dụng, các công ty kinh doanh thẻ tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính tiêu dùng, môi giới chứng khoán, các quỹ đầu tư và một số doanh nghiệp chính sách của chính phủ. Chức năng chính của các tổ chức này là quản lý, đầu tư,

chuyển nhượng, cho vay tiền và cung cấp cho khách hàng bằng các dịch vụ tư vấn tài chính bằng khả năng chuyên môn tài chính của họ.

Lĩnh vực dịch vụ tài chính đã góp phần tăng chỉ số GDP của Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua. Tầm quan trọng ngày càng tăng của lĩnh vực này trong tổng nợ quốc gia của nền kinh tế Mỹ và qua đó một phần tạo nên lợi thế so sánh toàn cầu của Mỹ trong việc sản xuất ra các dịch vụ tài chính.

Sơ đồ 9-1 bên dưới cho thấy tình hình biến động của lĩnh vực dịch vụ tài chính Mỹ qua các năm, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương nhận tiền gởi và thực hiện các khoản cho vay đã chiếm một phần ngày càng gia tăng trong GDP danh nghĩa của Hoa Kỳ, đóng góp này đã tăng lên đều đặn từ khoảng 2% vào năm 1977 (năm đầu tiên theo dữ liệu có sẵn) và khoảng 4% trong năm 2003 (năm gần đây nhất theo dữ liệu cho sẵn).

Tầm quan trọng ngày càng tăng của lĩnh vực dịch vụ tài chính phù hợp với người lao động Mỹ về một đất nước có lợi thế so sánh toàn cầu trong sản xuất các sản phẩm tài chính hiện đại. Điển hình như các công ty tài chính đã mở các văn phòng ở nước ngoài để phục vụ khách hàng ngoài nước (tức là xuất khẩu dịch vụ tài chính của họ). Từ năm 1997 xuất khẩu dịch vụ tài chính đã tăng nhanh hơn nhập khẩu, xuất khẩu tăng khoản 15 tỷ USD và nhập khẩu tăng chỉ có khoảng 5 tỷ USD. Thêm vào đó, năm 2004 xuất khẩu dịch vụ tài chính đạt 27 tỷ USD trong khi nhập khẩu các dịch vụ tài chính chỉ có 11 tỷ USD.

5.2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƢỢNG CẠNH TRANH

5.2.1. Rào cản xâm nhập vào ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Mặc dù những quy định về vốn pháp định và dự trữ bắt buộc, trung bình mỗi năm đã có 215 ngân hàng mới được thành lập kể từ năm 1977 theo thông tin của Tổ chức bảo hiểm tiền gởi liên bang (FDIC).

Tuy nhiên bởi vì số lượng ngân hàng sáp nhập và phá sản (trung bình 468 ngân hàng trong 1 năm) đã làm cho số lượng các ngân hàng mẹ trong toàn hệ thống ngân hàng giảm đi trung bình là 253 ngân hàng mỗi năm kể từ năm 1977 đối nghịch lại sự gia tăng rất lớn trong số lượng của các chi nhánh và văn phòng giao dịch.

Bản chất hoạt động của các tổ chức tài chính-ngân hàng là cung cấp các giải pháp về tiền cho khách hàng và nắm bắt các thông tin tài chính có liên quan của họ. Vì vậy khách hàng sẽ mở tài khoản đối với một tổ chức tài chính uy tín và có tiếng trong ngành. Đây là rào cản về việc trung thành nhãn hiệu của khách hàng đối với các ngân hàng có uy tín trong hệ thống, do vậy mà làm mất đi cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng xâm nhập vào ngành.

Hệ thống các ngân hàng đã được xây dựng, củng cố và thống nhất với nhau nhằm mục đích phục vụ tất cả các nhu cầu về tài chính của khách hàng trên cùng

một hệ thống ở các khu vực địa lý khác nhau. Việc củng cố và thống nhất này rất quan trọng làm thúc đẩy sự trung thành và tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu của các ngân hàng uy tín trong ngành. Hơn nữa những yêu cầu và quy định về việc gia tăng vốn đã làm tăng rào cản xâm nhập vào ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Hơn nữa, khách hàng đã quen với các nhà cung cấp nên có được nguồn vốn rẻ hơn và kiểm soát các đầu vào hiệu quả, kinh nghiệm vận hành các hoạt động nên có lợi thế về chi phí cố định. Các đối thủ muốn nhập cuộc phải chịu chi phí vốn lớn và sự trả đũa mãnh liệt của các công ty hiện tại. Do việc ứng dụng phần mềm dành cho khách hàng khác nhau nên chi phí chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác lớn. Những qui định chặt chẻ của chính phủ về nhập ngành.

Dựa vào các d liệu trên ta c th kết luận:

Rào cản gia nhập ngành tài chính-ngân hàng ở mức trung bình đến cao, bởi vì rất khó để xâm nhập vào trong ngành với tư cách là một ngân hàng cung cấp đầy đủ hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính, nhưng sẽ tương đối dễ dàng để mở một ngân hàng địa phương hay khu vực với việc cung cấp một cách hạn chế các sản phẩm tài chính.

5.2.2. Đe dọa sản phẩm thay thế (đối thủ cạnh tranh không cùng ngành).

Với sự phát triển của khoa học-công nghệ trên tất cả lĩnh vực và ngân hàng cũng không ngoại lệ đối với tầm ảnh hưởng bởi công nghệ mang lại chẳng hạn như ứng dụng công nghệ vào việc thanh toán.

Mobil được biết đến là công ty dầu khí lớn của Mỹ sau khi được sáp nhập với Exxon năm 1999. Tuy nhiên, trong năm 1996 Mobil đã kết hợp với Wayne/Dresser Industries, Texas Instruments và VeriFone để phát triển và đưa ra hệ thống thanh toán cải tiến có tên là Speedpass.

Lượng khách hàng của Mobil rất rộng lớn, Mobil sẽ hầu như không gặp khó khăn gì nếu thuyết phục tất cả các khách hàng của họ sử dụng Speedpass trong

thanh toán và đương nhiên Mobil sẽ dần lấn sân qua hoạt động kinh doanh trong ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Điều này tạo nên một mối đe dọa làm giảm thị phần của các ngân hàng hiện tại trong ngành.

Dựa vào các d liệu trên ta c th kết luận:

Thường thì các mối đe dọa này là cao khi đối thủ cạnh tranh khác ngành cung cấp các sản phẩm tài chính đặc thù, riêng biệt như hệ thống thanh toán được đề cập trên chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu tính chung thì mối đe dọa này lại không đáng kể khi mà các ngân hàng trong ngành hoạt động kinh doanh trên hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.

5.2.3. Năng lực thƣơng lƣợng của ngƣời mua

Có 3 yếu tố cần được xem x t khi đánh giá về năng lực thương lượng của khách hàng của ngành tài chính-ngân hàng đó là:

- Các sản phẩm cơ bản được cung cấp tương tự hay giống nhau bởi các ngân hàng trong ngành.

- Khách hàng đã nhận ra rằng những khoản tiền gởi của họ hay những khoản cho vay không những quan trọng đối với chính họ mà còn đối với ngân hàng nữa.

- Công nghệ Internet đã làm giảm chi phí của việc so sánh giá của việc nắm giữ một tài khoản trong nhiều ngân hàng trước khi gôm chúng lại thành một.

Với sự phát triển của công nghệ Internet đã giúp khách hàng có thể truy cập và so sánh giá giữa các ngân hàng khác nhau trong ngành bởi một cú nhấp chuột trong khoảng thời gian rất nhanh và chính xác. Điều này mang lại đe dọa cho các ngân hàng trong ngành bởi năng lực thương lượng của người mua mạnh hơn.

Tuy nhiên, năng lực thương lượng của ngân hàng sẽ không bị yếu đi trong trường hợp này, bởi vì ngân hàng đang nắm giữ và hiểu biết tất cả tiềm lực cũng như khả năng tài chính của khách hàng hiện tại này và đương nhiên là khách hàng này sẽ không muốn một bên thứ ba nào khác biết về khả năng tài chính của mình, thêm vào đó khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng nào uy tín và có tiếng nhất

mà họ tin tưởng để giao dịch tài chính. Như vậy năng lực của khách hàng sẽ lựa chọn “ngân hàng nào mà chi phí thấp nhất mà an toàn nhất”.

Hơn nữa, năng lực thương lượng của người mua trong ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ thấp khi bị khống chế bởi các biểu lãi suất của chính phủ cũng như biểu phí dịch vụ của các Ngân hàng lớn đưa ra.

Một yếu tố không k m phần quan trọng khi khách hàng quyết định mở tài khoản để gởi tiền hay cho vay với ngân hàng đó là: yếu tố về khả năng cung cấp đầy đủ hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, cộng với quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng trải dài trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Chính vì lí do đó mà khách hàng lại chọn những ngân hàng lớn có quy mô rộng khắp cả trong và ngoài nước để dễ dàng việc truy cập và sử dụng tiền của họ. Tuy nhiên, đối với số khách hàng khác thì lại cho rằng sẽ tốt hơn cho họ nếu giao dịch với các ngân hàng địa phương hay khu vực của họ bởi vì những nhu cầu tài chính của họ thì không phức tạp và mang tính cá nhân.

Dựa vào các d liệu trên ta c th kết luận:

Qua việc phân tích về năng lực thương lượng của người mua ở trên cho thấy năng lực thương lượng của người mua đối với ngành tài chính-ngân hàng là trung bình. Bởi vì mặc dù các sản phẩm đều trở nên thông dụng hóa ở các ngân hàng, tuy nhiên không phải tất cả các ngân hàng đều đáp ứng như nhau cho các nhu cầu của khách hàng và các mức độ khác nhau trong việc bảo đảm cũng như những mối lo ngại cá nhân khác nhau của khách hàng.

5.2.4. Năng lực thƣơng lƣợng của ngƣời bán

Nguồn tiền đầu vào để giúp cho ngân hàng kinh doanh được lấy vào từ 4 nguồn chính sau: (1)Tiền gởi của khách hàng, (2)doanh thu từ bán các tài sản thế chấp và các khoản cho vay khác, (3)bảo hiểm các chứng khoán dựa vào những khoản thế chấp(MBS), (4)khoản cho vay các tổ chức tài chính khác.

Bằng việc sử dụng 4 nguồn đầu vào trên, ngân hàng đảm bảo những khoản cung cấp cần thiết cho nhu cầu vay mượn của khách hàng trong khi vẫn duy trì được lượng tiền hợp lý nhằm đáp ứng cho nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của người gởi tiền vào ngân hàng.

Nguồn đầu vào đầu tiên của ngân hàng đó là các khoản tiền gởi của khách hàng, bắt đầu quy trình bởi việc phân tích đến thiết lập các mối quan hệ và kết thúc quy trình bằng các khoản tiền gởi của khách hàng vào ngân hàng thì ngân hàng cần có khả năng thương lượng thật mạnh. Tuy nhiên thông thường thì các khách hàng muốn yêu cầu ngân hàng cung cấp cho một khoản vay thì cần phải mở tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản sử dụng s c tại ngân hàng. Do vậy, trong trường hợp này năng lực thương lượng của người bán và người mua là như nhau.

Hai nguồn đầu vào của ngân hàng tiếp theo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đó là: doanh thu từ bán các tài sản thế chấp và các chứng khoán dựa vào những khoản thế chấp. Các sản phẩm này sẽ được ngân hàng bán đấu giá hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc sẽ được ngân hàng đầu tư bằng cách thương mại hóa trên phố Wall.

Nguồn đầu vào cuối cùng mà thỉnh thoảng các ngân hàng cần tìm kiếm đó là nguồn tài chính từ các ngân hàng khác hay những quỹ tài trợ khác, chẳng hạn như ngân hàng xuất nhập khẩu và một số ngân hàng khác cung cấp những nguồn tài chính rẻ cho hoạt động tài chính của những ngành đặc thù với những điều kiện đặc biệt. Những nguồn lực tài chính này sẽ có năng lực thương lượng cao.

Dựa vào các d liệu trên ta c th kết luận:

Bởi vì các nguồn lực tài chính trên có mạnh hay không còn phụ thuộc vào tình hình thị trường, do vậy mà năng lực thương lượng của người cung cấp sẽ ở mức từ trung bình đến cao. Giá của tài sản thế chấp hoặc các chứng khoán dựa vào những khoản thế chấp giao động theo sự biến động của thị trường, tuy nhiên thì giá

này cũng chịu ảnh hưởng bởi sức mạnh và quy mô của ngân hàng cũng như danh mục của tài sản thế chấp và các sản phẩm tín dụng có giá trị.

5.2.5. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Dựa vào biểu đồ trên thì ước tính có khoảng 9459 ngân hàng với quy mô 100 triệu USD trong tổng tài sản trở lên. Theo thống kê hiện có khoảng trên 93000 chi nhánh lớn nhỏ hoạt động tại Mỹ

Trong hầu hết các quốc gia thì có 4 hoặc 5 ngân hàng lớn giữ vị trí thống trị toàn ngành. Tuy nhiên Hoa Kỳ có cấu trúc cạnh tranh phân tán trong ngành tài chính – ngân hàng, cụ thể có khoảng 8000 ngân hàng thương mại, 1500 hiệp hội tiết kiệm và cho vay, 400 ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, 10.000 hiệp hội tín dụng. Ngành phân tán thường có rào cản nhập cuộc thấp và sản phẩm của nó thuộc loại hàng sơ cấp ít sự khác biệt, hai đặc tính này kết hợp lại với nhau ra khuynh hướng tăng giảm lợi nhuận có tính chu kì.

Bi u đồ thống kê số lượng ngân hàng tại Mỹ theo quy mô

Đối chiếu với dữ liệu của hơn 30 năm trước hệ thống ngân hàng đã được củng cố và hợp nhất đáng kể (đã có đến hơn 14000 ngân hàng năm 1974). Sự hợp nhất này đã hoàn thành 3 mục đích chính đó là: (1) Gia tăng độ bao phủ theo địa lý của các ngân hàng; (2) Gia tăng số lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách

hàng; (3) Tận dụng tính kinh tế theo quy mô làm gia tăng khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Lợi thế của các ngân hàng lớn khi tham gia vào thị trường quốc tế không những tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhờ tận dụng tính kinh tế theo quy mô mà còn thử nghiệm được một số sản phẩm mới ở nhiều thị trường khác có liên quan, trước khi chính thức đưa chúng về tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Chẳng hạn như Citibank đã triển khai hàng loạt các cuộc thử nghiệm dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động mới tại thị trường Philipin, Phần Lan, Nhật Bản và trì hoãn việc đưa dòng sản phẩm này về áp dụng trên thị trường Mỹ cho đến khi các cuộc thử nghiệm này thành công tuyệt đối.

Theo số liệu thống kê năm 2001 thì ngân hàng lớn nhất Mỹ có tổng tài sản chiếm 16%, top 3 ngân hàng lớn nhất chiếm 36%, top 10 ngân hàng lớn nhất chiếm 59% và top 80 ngân hàng lớn nhất chiếm 70% tổng tài sản toàn ngành. Theo đó, 5 ngân hàng lớn nhất chiếm 60% thị trường thẻ tín dụng tại Mỹ và 4 ngân hàng lớn nhất nắm giữ 39% tiền gởi của khách hàng (Bank of America, Citigroup (Citybank), JPMorgan Chase (Chase), và Wells Fargo).

Theo các số liệu thống kê và các dữ liệu trên cho ta thấy lực cạnh tranh trong ngành tài chính-ngân hàng ở Mỹ cao. Những top ngân hàng lớn này sẽ duy trì với vị trí dẫn đầu và sẽ tiếp tục bành trướng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thâu tóm, sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng khu vực hoặc địa phương để trở thành các ngân hàng quốc gia với sự hiện ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.

Lực cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành càng mạnh hơn khi có sự hiện diện của các ngân hàng toàn cầu trong ngành như: HSBC (Anh), tập đoàn tài chính Santander (Tây Ban Nha), Banco Bilbao Vizcaya Argentaria hay BBVA (Tây Ban Nha). Các ngân hàng toàn cầu này sẽ có lực cạnh tranh mạnh hơn trong việc cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt hơn với chi phí rẻ hơn nhờ dựa vào tính kinh tế theo quy mô và hiệu ứng của đường cong kinh nghiệm.

T m lại:

Qua việc phân tích cạnh tranh trong môi trường ngành bằng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter đã cho thấy: sức hấp dẫn của ngành Tài chính – Ngân

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược tập đoàn tài chính PNC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)