Tiến hành điều tra cơ bản về con giống ở các vùng, đồng thời phối hợp với các trường kỹ thuật nông nghiệp tiếp tục chọn điểm điều tra và sau tiến hành điều tra trên diện

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 34 - 35)

trường kỹ thuật nông nghiệp tiếp tục chọn điểm điều tra và sau tiến hành điều tra trên diện rộng. Qua các đợt điều tra cần phải nắm được tình hình chăn nuôi lợn của các vùng về con giống, thức ăn, kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh và chuồng trại, đầu tư chăn nuôi lợn. Cụ thể phải tính được tỷ lệ các loại giống trong tổng đàn, cơ cấu đàn lợn..

- Tiến hành bình tuyển và giám định, chọn những con lợn giống tốt (đực và cái), tiến hành chọn lọc loại thải theo đúng theo tiêu chuẩn của phẩm giống quốc gia đã ban hành (2001-2002).

- Nhập các giống lợn ngoại tốt cần thiết vào nuôi thích nghi, nhân thuần chủng và cho lai tạo với các giống lợn địa phương.

- Củng cố các cơ sở giống lợn tốt nhằm cung cấp con giống cho toàn vùng. Đặc biệt xây dụng các mô hình chăn nuôi lợn giống có chất lượng cao. Phát triển hình thức "vùng giống lợn nhân dân", có sự điều hành và đầu tư của nhà nước và các tổ chức dưới nhiều hình thức như tư nhân, gia công...

- Cũng cố và thành lập các cơ sở thụ tinh nhân tạo cho lợn có chất lượng cao, có kiểm tra chất lượng tinh dịch theo định kỳ, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

- Tiến hành tạo ra các dòng giống lợn tốt, cho giao dòng tăng ưu thế trong cùng một giống.

- Thiết lập một hệ thống quản lý công tác giống lợn dưới nhiều hình thức và theo các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương. Thiết lập hệ thống các trạm kiểm tra chất lượng con giống lợn và kiểm dịch động vật nghiêm ngặt. Bên cạnh đó xây dựng các cơ sở giống và các trung tâm giống lợn của nhà nước.

2. Hệ thống công tác giống lợn Việt Nam

Ở nước ta, hệ thống công tác giống lợn vẫn tồn tại theo các hình thức chăn nuôi lợn khác nhau:

2.1. Chăn nuôi lợn theo nông hộ

Đây là hình thức chăn nuôi cá thể mang tính truyền thống từ lâu đời ở Việt Nam, người nông dân chăn nuôi và sản xuất con giống tự phát và cung cấp cho nhau trong cộng đồng nông thôn thông qua các thị trường giống lợn ở địa phương. Hệ thống giống lợn này không có kế hoạch con giống, không được kiểm tra chất lượng con giống và thả nổi theo thị trường các địa phương.

2.2. Chăn nuôi lợn theo nông hộ bán thâm canh

Chăn nuôi lợn cá thể là một hình thức chăn nuôi đã có đầu tư chăn nuôi cao và có trình độ thâm canh tương đối tốt. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa có sự điều hành và quản lý của nhà nước hay các tổ chức chăn nuôi nào cả. Giống lợn được sản xuất ra theo hệ thống chăn nuôi này có chất lượng tương đối tốt nhưng vẫn mang tính tự phát, không có chiến lược hay kế hoạch chương trình con giống. Từ đó, hệ thống này vẫn xẩy ra tình trạng thiếu hay thừa con giống bất thường.

2.3. Chăn nuôi lợn công nghiệp có thâm canh cao

Đây là hình thức chăn nuôi có đầu tư lớn, hiện nay hình thức này tồn tại dưới dạng sở hữu của nhà nước hay của tư nhân có đầu tư lớn. Hiện nay, hình thức này đang được phát triển ở miền số tỉnh như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Đồng Nai.. Tuy nhiên, khi phát triển hình thức chăn nuôi này người chăn nuôi cần phải chú ý đến phòng bệnh cho đàn lợn và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)