TIẾP THỊ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI LỢN

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 146 - 149)

Hệ thống tiêu thụ thịt lợn tùy theo từng nước nhưng nói chung sản phẩm thịt lợn đều được tiêu thụ theo thị trường nội địa và xuất khẩu. Ở nước ta, thị trường nội địa chiếm đến 95 - 96%, thị trường xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế do yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm cao của một số nước phát triển như các nước trong khối EU, Mỹ, Nhật...Tuy nhiên, trong thời gian qua, thịt lợn nước ta cũng có thể xuất khẩu sang một số nước như Liên Xô, Đài Loan.

1. Tiếp thị

1.1.Thị trường địa phương

Thị trường là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay. Để phát triển chăn nuôi lợn và tiêu thụ sản phẩm của ngành này cần chú ý các vấn đề sau:

- Tìm hiểu và xác định khả năng tiêu thụ thịt lợn của nhân dân trong khu vực hiện tại và tương lai.

- Nhu cầu lợn con giống của khu vực và các khu vực xung quanh, đặc biệt hệ thống cung cấp giống lợn trong khu vực và cả nước.

- Xác định giá thịt lợn và giá bán lợn con giống (tùy theo sự biến động của thị trường). - Khả năng giết mổ thịt lợn của các lò mổ và khả năng xuất bán của các lò mổ đó

- Tập quán sử dụng thịt lợn của nhân dân ở vùng khác nhau (thành thị, nông thôn, miền núi...). - Vai trò thịt lợn trong khẩu phần ăn hằng ngày của nhân dân ta và thu nhập của người dân để dự tính.

1.2. Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu của chăn nuôi lợn liên quan đến: - Chính sách xuất khẩu của Nhà nước

- Khả năng xuất khẩu thịt lợn trong hiện tại và tương lai cho một số nước và xác định là nước nào, tiêu chuẩn đạt xuất khẩu như thế nào?

- Những hợp đồng xuất khẩu thịt lợn của các cơ quan nhà nước với các nước bạn. - Tiêu chuẩn thịt lợn xuất khẩu nói chung trên thị trường WTO và AFTA

1.3. Các hợp đồng được ký kết

Trong ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn có hai đối tượng: Hợp đồng với người mua và hợp đồng với các tổ chức sản xuất và chăn nuôi khác.

Hợp đồng với người mua:

- Giá cả thịt lợn hơi và lợn con giống

- Hạn chế thấp nhất những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm - Hạn chế những rủi ro trong quá trình chăn nuôi

Hợp đồng với các cơ sở chăn nuôi hay các cơ sở sản xuất khác ở trong hay ngoài khu vực:

- Liên hệ với các trại hay các hợp tác xã để trao đổi, mua bán. Theo dõi giá trị thị trường:

- Nắm được biến động giá và quy luật giá trên thị trường để điều hành kế hoạch xuất bán sản phẩm của trại

- Bảo hành chất lượng cho người mua - Chọn thị trường sản phẩm

2. Tính toán giá thành sản phẩm

Cách tính toán, người chăn nuôi phải căn cứ vào đầu vào và đầu ra qui thành giá trị tiền hiện hành (đồng). Tùy từng loại lợn, mỗi loại có một nhóm đầu vào và đầu ra khác nhau:

Lợn đực giống: Đầu vào bao gồm chi phí khấu hao con giống, chi phí khấu hao

chuồng trại, chi phí thức ăn, chi phí công lao động, chi phí dụng cụ và vật liệu pha chế tinh dịch, chi phí điện nước, vật liệu rẻ tiền mau hỏng và chi phí thuốc thú y. Đầu ra nếu phối trực tiếp tính qua lợn con, nếu sản xuất tinh dịch (thu nhập từ bán tinh) và phân bón.

Lợn nái sinh sản: Đầu vào bao gồm các chi phí: khấu hao con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, chi phí đực giống hay tinh dịch, phối giống, chi phí điện nước, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, chi phí thuốc thú y, thức ăn nuôi lợn con. Đầu ra thu nhập từ bán lợn con giống và phân bón.

Lợn thịt: Đầu vào bao gồm các chi phí con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, điện nước, liệu rẻ tiền mau hỏng, chi phí thuốc thú y. Đầu ra bao gồm thu nhập bán lợn thịt và phân bón.

Từ đầu vào và đầu ra, chúng ta tính được lãi từ chăn nuôi lợn

Đầu ra – Đầu vào= Lãi

VI. BÀI TẬP

1.Xác định quy mô và cơ cấu của 1 trại chăn nuôi lợn thịt có nhiệm vụ hàng năm sản xuất ra 1000 lợn xuất chuồng. Biết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:

Tỷ lệ loại thải lợn thịt lớn là 2% Tỷ lệ loại thải lợn thịt nhỏ là 8%

Thời gian nuôi lợn thịt nhỏ bằng thời gian nuôi lợn thịt lớn là 4 tháng.

2. Xác định quy mô cơ cấu của một trại chăn nuôi lợn nái sinh sản có nhiệm vụ sản xuất 1000 lợn con cai sữa trong một năm, biết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nh sau:

Tỷ lệ loại thải các loại lợn nái sinh sản là 25% Số lứa để của lợn nái kiểm định là 1,5 lứa/năm Thời gian nuôi lợn nái hậu bị là 6 tháng

Số lợn con cai sữa trong một năm của nái cơ bản là 14 con, của nái kiểm định là 10 con. 3. Xác định cơ cấu và năng suất của một trại lợn nái sinh sản có mặt thường xuyên 100 nái các loại. Biết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:

Tỷ lệ loại thải của lợn nái sinh sản các loại là 25%, số lứa đẻ của lợn nái kiểm định là 1,5 lứa/năm. Thời gian nuôi lợn nái hậu bị là 6 tháng. Số lợn con cai sữa của 1 nái cơ bản là 20 con/năm, nái kiểm định là 15 con/năm.

4. Xác định quy mô cơ cấu của một trại chăn nuôi lợn thịt có nuôi nái tự túc con giống có nhiệm vụ sản xuất 1000 lợn thịt xuất chuồng. Biết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:

Tỷ lệ loại thải lợn thịt nhỏ là 8% Tỷ lệ loại thải lợn thịt lớn là 2% Tỷ lệ loại thải các loại nái là 25%

Thời gian nuôi lợn thịt nhỏ bằng thời gian nuôi lợn thịt lớn là 4 tháng Số lứa đẻ của nái kiểm định là 1,5 lứa/năm

Thời gian nuôi lợn nái hậu bị là 6 tháng

Trong 1 năm 1 nái cơ bản sản xuất 15 lợn con cai sữa/năm và 1 nái kiểm định sản xuất 10 lợn con cai sữa/năm

5. Tại một trại chăn nuôi lợn thịt số liệu kiểm kê ngày 31-12-1994 cho biết tổng đàn lợn của trại 139 con, gồm 20 con 3 tháng tuổi, 22 con 4 tháng tuổi, 23 con 5 tháng tuổi, 25 con 6 tháng tuổi, 29 con 7 tháng tuổi, 20 con 8 tháng tuổi. Theo kế hoạch của trại mua vào 1995 lần lượt các tháng bổ sung cho trại như sau: 17, 18, 20, 27, 26, 29, 21, 23, 28, 27 và 29 con. Lợn 8 tháng tuổi thì xuất chuồng. Hỏi cuối năm 1995 đàn lợn ở cơ sở trên là bao nhiêu con? Số lợn thịt xuất chuồng là bao nhiêu con? Số ngày chăn nuôi trong năm của đàn lợn là bao nhiêu?

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)