YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ CHUỒNG NUÔ

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 156 - 158)

1. Vị trí và địa điểm chuồng nuôi

Đối với những trại có quy mô lớn, thì việc chọn địa điểm là hết sức cần thiết. Nếu chọn địa điểm không thích hợp thì hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Vì vậy việc chọnđịa điểm phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Chọn nơi khô ráo và thoáng mát, dễ thoát nước, không ngập úng và có điều kiện mở rộng quy mô về sau.

- Là một vùng đất ở một khu riêng biệt cách nhà dân ít nhất 300m, xa trường học, bệnh viện, sân kho, đường giao thông, lò nung vôi gạch ít nhất là 200m. Chọn về hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc của xóm dân cư, chuồng lợn không nằm trước hướng gió của khu dân cư, ở vùng đất có nguồn nước tốt và những nơi không có mầm bệnh.

- Nơi có nguồn nước ngầm hoặc nước máy, có khu sản xuất rau xanh. - Nơi có đường vận chuyển thức ăn và vận chuyển phân bón ra.

2. Hướng chuồng

Chuồng lợn được xây dựng theo hướng Đông Nam là tốt nhất hoặc là mặt trời chạy giữa chuồng. Tránh các luồng gió Đông Bắc và Tây Nam.

3. Một số yêu cầu kỹ thuật trong kết cấu chuồng nuôi lợn

3.1. Nền chuồng

Nền chuồng phải cao hơn mặt đất khoảng từ 0,3 - 0,4m và được lát bằng gạch hay bằng bê tông, tốt nhất có thể nền bằng tấm nhựa. Nền có độ dốc hợp lý (từ 0,2 - 0,3%), không gồ ghề, không thấm nước, giữ nhiệt và bền chắc.

3.2. Cống rãnh

Việc thoát nước và phân ra ngoài chuồng là rất quan trọng. Vì vậy cần phải có đầy đủ cống rãnh và có độ dốc 3 - 4%, chiều rộng của rãnh 0,25 - 0,3m, hệ thống cống rãnh liên hoàn.

3.3. Lối đi lại trong chuồng nuôi

Lối đi cho ăn có độ rộng khoảng 1,2m và được tráng bằng xi măng sạch sẽ và khô ráo. Ngoài ra có lối đi ngoài để vận chuyển phân và thực hiện các thao tác khác, lối này có độ rộng từ 1,4 đến 1,5m.

3.4. Máng ăn, máng uống

Máng ăn và máng uống phải thiết kế để việc cho ăn và cho uống được dễ dàng, có phần ở ngoài và phần ở trong. Bề mặt của máng trơn nhẵn, dễ thoát nước, không cản trở khi lợn vào ăn, lòng máng xây lượn, không có góc cạnh, kéo theo chiều dài của chuồng và có lỗ thoát nước ở phía dưới.

3.5. Tường chuồng

Tường của chuồng lợn phải thiết kế thích hợp với khí hậu từng vùng và phương thức chăn nuôi lợn. Tường thường cao 1,2m phía trên có cửa mở và rèm để che, dưới chân tường có ô để thông gió.

3.6. Cửa chuồng

Việc thiết kế cửa phải đảm bảo vận hành được dễ dàng, cửa rộng 0,6m, làm bằng sắt và có bản lề để dễ mở ra vào.

3.7. Mái chuồng

Mái phải đảm bảo tránh hắt mưa vào chuồng, phải dài hơn từ bờ tường khoảng 0,6 - 0,8m, để mưa nắng không hắt vào trong chuồng. Khi thiết kế mái chuồng không chỉ chống mưa mà còn phải đảm bảo chống nóng cho đàn gia súc trong mùa hè.

3.8. Rãnh thoát phân và nước tiểu

Rãnh thoát phân và nước tiểu chạy dài theo chiều dài của chuồng nuôi, lòng cạn và xây lượn, rộng vừa đủ lọt xẻng, có độ dốc từ đầu nọ tới đầu kia là 0,2 - 0,3%.

3.9. Gian phục vụ

Tùy theo quy mô của trang trại để xây dựng gian phục vụ có diện tích to nhỏ khác nhau (như đã nêu ở phần 2.3).

3.10. Nhà chứa phân

Nhà chứa phân và nước tiểu gồm có hố phân và hố nước tiểu; Hố phân có dung tích: m Pxnxt V = V là dung tích t là số ngày để phân ở hố

P là lượng phân thải ra của 1 con trong 1 ngày và đêm m là trọng lượng riêng của phân 0,6 - 0,7

n là số lợn trong chuồng

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)