MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI LỢN

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 152 - 156)

1. Các kiểu chuồng lợn ở nước ta

Cho tới nay việc thiết kế xây dựng chuồng trại cho lợn ở nước ta còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của các cơ sở, thường chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính khoa học nêu như trên.

Các loại chuồng nuôi phù hợp với từng loại lợn, phải đáp ứng các yêu cầu.

Thiết kế có kỹ thuật, có kinh tế, có mỹ thuật, đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt. Các nhà chăn nuôi đã đưa ra một số kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương như sau:

1.1. Kiểu chuồng K.45

Là một kiểu chuồng thiết kế có hai mái khác nhau, một mái ngắn và một mái dài, chỉ có một dãy chuồng, thích hợp cho lợn đực giống và lợn cách ly. Tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt, thông thoáng và điều hòa, không khí tốt, thích hợp cho những vùng khí hậu nóng

Kích thước của chuồng như sau (Mặt cắt ngang):

1.2. Kiểu chuồng K54

Là một kiểu chuồng có tính tổng hợp, bao gồm hai dãy đối xứng với nhau qua trục tâm giữa của chuồng, chuồng được kết cấu có 2 mái bằng nhau. Chuồng loại này có nhiều ưu điểm: Thuận tiện cho chăm sóc nuôi dưỡng, tiết kiệm mặt bằng bố trí chuồng, nhưng chuồng kiểu này lại có nhược điểm như tiểu khí hậu chuồng nuôi kém, ở những vùng có nhiệt độ môi trường ở ngoài cao, khả năng điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi kém. Ngoài ra còn có kiểu

chuồng K72 về cấu trúc giống như kiểu chuồng K54, nhưng có chiều ngang của kiểu này rộng

với khẩu độ là 7,2m. Hai loại kiểu chuồng này thích hợp cho nuôi lợn nái và lợn thịt, lợn con sau cai sữa.

Ngoài ra trong các nông hộ người nông dân có thể thiết kế chuồng trại cho lợn nái và lợn thịt theo các kiểu chuồng 2 bậc, lợn nái mức độ khác nhau về chiều cao giữa hai bậc từ 2- 3 cm, còn lợn thịt từ 15 -17 cm.

2. Một số kiểu chuồng nuôi khép kín và hiện đại ở nước ta

Trong chăn nuôi lợn công nghiệp có nhiều kiểu chuồng khác nhau nhưng hầu hết người chăn nuôi cũng thiết kế sao cho hợp với khí hậu của địa phương, giảm chi phí mà phải đảm bảo được tính bền vững và phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại lợn.

Hầu hết các dãy chuồng nuôi được thiết kế thành một hệ thống liên hoàn, trong một dãy và phân chia các khu vực cho từng loại lợn, có điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi.

2.1. Kiểu chuồng lợn nái đẻ và nuôi con

Khi xây dựng chuồng lợn nái đẻ và nuôi con cần phải được thiết kế có vùng cho lợn con và vùng cho lợn mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng lợn mẹ đè lên lợn con khi chúng nằm.

Có nơi tập ăn riêng (bổ sung thức ăn sớm). Chuồng nên thiết kế trên diện tích từ 4-6 m2, chia

thành 2 khu vực rõ rệt. Lợn nái nằm và di chuyển ở giữa với chiều rộng từ 60 -65 cm, dài 2,2 – 2,25 m, có khung không chế. Có máng ăn cho lợn mẹ và vòi uống nước tự động. Chú ý khi thiết kế các thanh chắn cần thiết phải để độ cao hợp lý tùy từng giống lợn ngoại hay nội. Hai bên vùng lợn nái nằm là lợn con hoạt động. Nền chuồng của lợn con nên thiết kế bằng nhựa hay gỗ. Nền chuồng của lợn mẹ nên bằng bê tông. Hình dưới đây chúng ta có thể thấy rõ cách thiết kế phân vùng khác nhau.

Hình 7.8. Chuồng chăn nuôi lợn nái đẻ và nuôi con

2.2.Chuồng lợn nái chửa

Chuồng lợn nái chửa nên thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ bằng phần của lợn nái đẻ nằm để di chuyển và nằm. Khi cần thiết cho vận động tự do chúng ta phải cho lợn ra các sân chơi để vận động. Chiều rộng 65 cm, chiều dài 225 cm, có máng ăn và vòi uống nước tự động.

Hình 7.9. Chuồng lợn nái chửa

2.3. Chuồng lợn nái chờ phối

Lợn nái khi chờ phối giống cần được nuôi thành từng nhóm, cứ 4-6 con/ô, có diện tích

5-6 m2 , có máng ăn chung hay phân biệt bằng ,máng ăn tự động cho từng cá thể. Vòi uống

nước tự động và có vị trí thuận lợi để vận động ở sân hay bãi chơi. Việc thiết kế chuồng lợn nái chờ phối cần thiết phải có tính liên hoàn và dễ tiếp xúc với lợn đực giống để điều khiển động dục cho lợn nái. Khi lợn nái phối giống có kết quả sẽ được chuyển đến nuôi ở các ô chuồng lợn nái chửa riêng lẻ để dễ theo dõi và nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai.

Hình 7.10. Chuồng chăn nuôi lợn nái chờ phối

2.4. Kiểu chuồng lợn đực giống

Khi thiết kế chuồng nuôi lợn đực giống chúng ta cần chú ý đến việc nuôi dưỡng và sửu dụng chúng để phối giống hay lấy tinh. Chuồng lợn đực giống nên thiết kế kiên cố, có

diện tích từ 5- 6 m2 , chúng phải được nhốt riêng lẽ từng con. Thành chuồng cao từ 1,4 m, nền

bằng bê tông chắc chắn, tránh nền gồ gề gây xây xát móng chân của lợn đực giống.

Hình 7.11. Chuồng nuôi lợn đực giống

2.5. Kiểu chuồng nuôi lợn thịt

Lợn thịt thường được nuôi trong các ô rộng và nuôi thành từng nhóm, lợn thịt nhỏ từ

16 – 20 con/ô, lợn thịt lợn từ 8-10 con/ô, mỗi ô từ 7 – 10 m2. Chuồng nuôi lợn thịt có thể thiết

kế đa dạng các kiểu, có nền có độ dốc tốt và dễ thoát nước. Máng ăn dài để con nào cũng ăn được tiêu chuẩn ăn của chúng. Có vòi uống nước tự động có thể 2 vòi.

Hình 7.12. Chuồng nuôi lợn thịt

3. Kiểu chuồng lợn chăn nuôi theo gia đình

Xu thế phát triển chăn nuôi lợn hiện nay là chăn nuôi trong các nông hộ, hơn 80% số hộ gia đình có chăn nuôi lợn là chăn nuôi lợn theo nông hộ. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 4 - 6 con, có những hộ nuôi từ 10 - 15 con lợn thịt và 1 - 2 lợn nái. Kiểu chuồng 2 bậc có thể áp dụng tốt ở khu vực chăn nuôi nông hộ, tuy nhiên xung quanh chuồng nên tạo ra một tiểu khí hậu chuồng nuôi mát về mùa hè và ấm về mùa đông.

Hình 7.13. Kiểu chuồng nuôi lợn nái hay lợn thịt ở khu vực chăn nuôi nông hộ

3.1. Chuồng nuôi lợn nái theo kiểu nông hộ

Chuồng nuôi lợn nái được thiết kế thành 2 bậc, bậc cao hơn để lợn mẹ nằm và bậc thấp hơn để chứa phân với nước tiểu, bậc trên cao hơn bậc dưới 10 cm. Có ô tập ăn riêng cho lợn con để bổ sung thức ăn sớm và khống chế số lần bú, có sân chơi bên ngoài để cho lợn con và lợn mẹ vận động khi thời tiết khí hậu tốt. Mái được che lợp bằng ngói hay bằng các loại lá tùy theo điều kiện của từng nơi. Máng ăn được thiết kế phía trong chuồng và dễ thoát nước để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng và vệ sinh. Vòi nước uống tự động hay máng nước cạnh máng ăn.

3.2. Chuồng nuôi lợn thịt

Có thể thiết kế kiểu chuồng 2 bậc. Bậc trên cao hơn bậc dưới 15 cm để cho lợn nằm. Bậc dưới thấp hơn là nơi thải phân và nước tiểu. Tùy theo điều kiện tự nhiên ở từng vùng để thiết kế thành chuồng ở dạng hở hay kín, xây bằng bê tông hay làm bằng khung sắt nhưng phải đảm bảo thông thoáng về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Máng ăn phải có chiều dài đủ để cho tất cả lợn có thể ăn cùng một lúc, tránh hiện tượng quá ngắn lợn dễ tranh dàng thức ăn và có thể xẩy ra xây xát.

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)