IV.CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ CÔNG THỨC NUÔI LỢN THỊT

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 117 - 119)

III. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỢN THỊT

IV.CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ CÔNG THỨC NUÔI LỢN THỊT

Mc Meekan (1940) đã thí nghiệm chọn 1 đàn lợn cùng giống, đồng đều về các mặt, chia làm 2 lô, cho ăn cùng một loại thức ăn những có mức ăn khác nhau. Một lô cho ăn mức ăn cao từ sơ sinh đến 16 tuần tuổi sau đó chia làm 2 nhóm: một nhóm (nhóm 1) cho ăn mức ăn cao cho đến khi đạt trọng lượng 90 kg (khoảng 25 tuần), một nhóm khác (nhóm 2) cho ăn mức ăn thấp cho đến khi đạt trọng lợng 90 kg (33 tuần). Một lô cho ăn mức ăn thấp đến 16 tuần tuổi sau đó chia làm 2 nhóm: một nhóm (nhóm 3) cho ăn mức ăn cao cho đến khi đạt trọng lượng 90 kg (33 tuần), một nhóm (nhóm 4) cho ăn mức ăn thấp cho đến khi đạt trọng l- ượng 90 kg (43 tuần).

Khèi lîng Cao ThÊp Cao ThÊp (kg) 90 45 Cao 22,5 ThÊp 16 24 32 42 TuÇn tuæi

Khi lợn đạt trọng lượng 90 kg, người ta tiến hành mổ khảo sát. Kết quả cho thấy sản phẩm thu được khác nhau giữa các mức nuôi dưỡng khác nhau. Mức dinh dưỡng cao - cao cho sản phẩm nhiều nạc nhất, mức dinh dưỡng cao-thấp cho sản phẩm tương đối nhiều nạc, mức dinh dưỡng thấp - cao cho sản phẩm nhiều mỡ hơn, còn mức dinh dưỡng thấp - cao sản phẩm thu được có tỷ lệ mỡ cao nhất. Trong chăn nuôi lợn tùy theo điều kiện cụ thể và nhu cầu muốn lấy sản phẩm loại nào thì ta chọn 1 trong ba mức dinh dưỡng đầu: Cao - cao, cao - thấp, thấp - cao. Mức thấp đều thường không nên áp dụng bở vì không có hiệu quả và có thể bị lỗ về kinh tế, kéo dài thời gian nuôi, chất lượng thịt kém. Từ thí nghiệm trên ta có thể đề ra 3 ph- ương thức nuôi dưỡng như sau:

1. Phương thức nuôi lấy nạc

Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này cho sản phẩm nhiều nạc. Tỷ lệ nạc đạt từ 52 đến 60% trong thân thịt. Với phương thức nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn h- ướng nạc. Ví dụ: LD, DR, EDEL (DE), Pi.... Tuy nhiên để chăn nuôi đạt hiệu quả ở phương thức này cần có chế độ nuôi dưỡng tốt. Trong cả 3 giai đoạn sinh trưởng của lợn đều sử dụng mức dinh dưỡng cao, đặc biệt chú ý sử dụng một tỷ lệ protein cao trong khẩu phần. Ưu và nhược điểm của phương thức nuôi này là thời gian nuôi ngắn, trọng lượng xuất chuồng vừa phải, nuôi 4,5 tháng tuổi lợn có trọng lượng từ 95 đến 100 kg.

2. Phương thức nuôi lấy mỡ

Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này là cho sản phẩm nhiều mỡ. Tỷ lệ mỡ có thể lên đến 40-45% trong thân thịt. Với phương thức nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn hướng mỡ, chưa cải tiến. Ví dụ: Các giống lợn nội của nước ta, giống lợn Bershire... Ngoài ra thường áp dụng phương thức nuôi này để vổ béo lợn nái sinh sản loại thải. Khi nuôi dưỡng chú ý đến mức dinh dưỡng vừa phải, có hàm lượng protein thấp trong khẩu phần (CP: 12 - 10%). Giai đoạn cuối sử dụng một tỷ lệ tinh bột cao. Thời gian nuôi sẽ kéo dài từ 8 đến 10 tháng.

3. Phương thức nuôi thịt (nạc- mỡ)

Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này cho sản phẩm mỡ - nạc hoặc nạc - mỡ. Tỷ lệ nạc trong thịt xẻ đạt trên 40%. Với phương thức nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn cải tiến. Ví dụ: lợn lai F1 giữa lợn ngoại lai với lợn nội. Khi áp dụng phương thức nuôi này cần lưu ý đến chế độ nuôi dưỡng như nuôi ở mức protein từ 14 đến 15% trong khẩu phần. Thời gian nuôi dài hơn phương thức nuôi lấy nạc 7 đến 8 tháng, trọng lượng của lợn có thể đạt từ 110 đến 120 kg

3. Các công thức nuôi lợn thịt

3.1. Công thức thấp đều

Còn gọi là nuôi dè xẻn, lợn được nuôi với chế độ nuôi thấp về dinh dưỡng qua các giai đoạn phát triển. Lợn được ăn khẩu phần có giá trị dinh dưỡng thấp, hàm lượng protein, khoáng thấp so với yêu cầu của lợn. Thức ăn chủ yếu của lợn là thức ăn thô xanh. Hình thức chăn nuôi này phổ biến ở nước ta trong những năm trước đây (từ giai đoạn 1945 - 1970) và áp dụng công thức nuôi dinh dưỡng thấp, từ đó năng suất chăn nuôi lợn thấp và chất lượng thịt kém.

Tuy nhiên, chăn nuôi theo công thức này phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở các vùng khó khăn như miền núi, nông thôn và vùng xa. Nông dân có thể tận dụng được nhiều thức ăn thô xanh hay các thức ăn sẵn có. Lợn có tốc độ sinh trưởng phát triển chậm, kéo dài thời gian

nuôi, không kinh tế, sản phẩm thu được có chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

3.2. Công thức cao đến thấp đến cao (Cao – Thấp – Cao)

Đây là công thức nuôi với chế độ dinh dưỡng khác nhau ở 3 giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn, dinh dưỡng cao ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối, thấp ở giai đoạn giữa.

- Giai đoạn 1: Là giai đoạn sau khi lợn con cai sữa. Lợn đòi hỏi có chế độ dinh dưỡng cao, thức ăn ngon để tiêu hóa, đầy đủ protein và khoáng vitamin các loại đảm bảo cho lợn sinh trưởng phát triển tốt.

- Giai đoạn 2: Là giai đoạn nuôi lợn choai. Ở giai đoạn này lợn có khả năng tăng trọng nhanh, khả năng sử dụng thức ăn thô xanh tốt, nên trong khẩu phần ăn của lợn có thể cho tỷ lệ thức ăn thô xanh lên đến 50 - 60%, nhưng phải đảm bảo đủ protein cho lợn sinh trưởng phát triển bình thường.

- Giai đoạn 3: Là giai đoạn nuôi vỗ béo. Giai đoạn này lợn tăng nhanh về khối lượng cơ thể mà chủ yếu tích lũy mỡ do vậy khẩu phần ăn cần có lượng tinh bột cao.

Ưu, nhược điểm: Nuôi theo công thức này sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn khi nâng cao tỷ lệ thô xanh ở giai đoạn 2 nhưng không ảnh hưởng tới khả năng sinh truởng và phát triển của lợn theo 3 giai đoạn. Phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở một số vùng nông thôn mà chưa có khả năng đầu tư cao, tận dụng được thức ăn thô xanh và sản phẩm phụ nông nghiệp sẵn có ở địa phương, giảm chi phí thức ăn, cung cấp nguồn phân bón dồi dào cho trồng trọt. Nhưng thời gian nuôi vẫn còn dài, sản phẩm thu được có chất lượng chưa cao.

3.3. Công thức cao đều

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 117 - 119)