Sự tiêu biến bào thai trong giai đoạn có chửa: Sự tiêu biến thai trong giai đoạn có chửa của lợn phụ thuộc vào nhiều nhân tố:

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 81 - 83)

của lợn phụ thuộc vào nhiều nhân tố:

+ Khoảng thời gian chết thai: Những nghiên cứu cho rằng 30 - 40% phôi bị tiêu biến mất giai đoạn đầu có chửa. Crombie (1970) chứng minh rằng dấu hiệu đầu tiên của phôi định vị ở tử cung là vào ngày thứ 13 sau khi phối, sự định vị và làm tổ được hoàn toàn là vào ngày thứ 24. Perry và Rowlands (1962) cho biết số phôi bị tiêu biến ở ngày 13 - 18 sau khi phối là 28,4% và ở ngày thứ 26 - 40 là 34,8%. Các kết quả nghiên cứu ở Phillippines (1967) cho biết số phôi bị tiêu biến ở ngày thứ 13 khoảng 41%, từ ngày 15 - 25 sau khi phối là 29,9% khi chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc không hợp lý. Scofield (1969) cho rằng sự tiêu thai trong giai đoạn có chửa khoảng 30 - 40%, trong khi Phillippo (1967) cho biết hầu hết các phôi bị chết chủ yếu ở ngày có chửa thứ 9 -16 của giai đoạn đầu có chửa và Golubec (19780 cho rằng giai đoạn một từ ngày chửa thứ nhất đến ngày thứ 13-14 gắn phôi vào sừng tử cung, số hợp tử có thể tiêu biến khoảng 25%.

Giai đoạn 2: Từ tuần chửa thứ 3 – 5 (hình thành các cơ quan chủ yếu và xuất hiện hình dáng của cơ thể), tiêu biến 5%.

Giai đoạn 3: Từ tuần chửa 5 đến lúc đẻ, mất 5% số thai. Giai đoạn 4: Lúc đẻ mất 5% số lợn con.

Vì vậy nếu 100% số hợp tử hình thành thì tới lúc đẻ chỉ còn 60% số lợn con. Do vậy Scofield (1969), Clegg và Lamming (1974) đã kết luận rằng giai đoạn 9 - 13 ngày sau khi phối là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của phôi, vì giai đoạn này một số lượng lớn phôi bị tiêu biến.

+ Sự hao hụt liên quan tới sự rụng trứng: Wrathall (1971) kết luận rằng tỷ lệ phôi sống giảm đi 1,24% cho mỗi tế bào trứng rụng tăng.

+ Sự hao hụt cố hữu: Sự hao hụt này mang đặc tính của các phôi tử, khoảng 50% hao hụt ở giai đoạn blastocyst (Wrathall, 1971). Những gen có hại từ bố mẹ truyền cho hợp tử (Bishop, 1964).

+ Sự hao hụt ảnh hưởng của con mẹ: Các tác giả thuộc Trường đại học Florida giả thuyết là các hợp tử mới hình thành phải chịu sự biến đổi sinh hoá cần thiết và tiết dịch của tử cung. Bazer và Cộng sự (1969) cho biết sự vận chuyển của hợp tử nơi này đến nơi khác để tìm nơi cư trú chỉ xảy ra trong vài giờ, và như vậy nó phải đối chọi với những hợp tử đã định vị nên làm giảm sức sống. Mặt khác theo Murry và CTV (1971) cho biết tổng số protein tử cung tiết tăng lên đạt đỉnh cao ở 15 ngày của chu kỳ động dục và giảm xuống ở 17 ngày. Stabenfeldt và CTV (1969) cho hay nồng độ Progesteron cao, trùng khớp với nồng độ tiết protein tử cung cao, sự tiết này có ảnh hưởng tới sự sống của phôi tử.

+ Ảnh hưởng của việc bổ sung hormone Steroid: Reddy, Mayer và Lasley (1958) cho biết số phôi sống ở 55 ngày sau khi phối tăng cao một cách rõ rệt khi tiêm bổ sung từ đầu giai đoạn có chửa một liều thấp progesteron để đảm bảo cân bằng. Nhiều thực nghiệm khác cũng cho biết mối liên quan giữa nồng độ progesteron trong máu lợn mẹ ở giai đoạn có chửa với tỷ lệ phôi chết là rất rõ rệt (Mayer và CTV, 1996). Tiêm progesteron cho lợn nái đầu giai đoạn chửa, nâng cao tỷ lệ sống của phôi (Sammelwitz, Dziuk, Nalbandow, Haines, Warnic, Wallace, Spies).

+ Ảnh hưởng của không gian tử cung: Sự biến đổi lớn về chiều dài và trọng lượng tử cung lợn mẹ từ đầu giai đoạn chửa (Perry và Rowlands, 1962; Dhindsa, Dziuk và Norton, 1967; Rigby, 1968; Varley và Cole, 1976). Nhưng không có sự liên quan giữa chiều dài sừng tử cung với số

phôi tử sống (Varley, 1976). Dziuk (1968) cho rằng tử cung chật hẹp không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi sống ở giai đoạn đầu có chửa, nhưng khoảng rộng tử cung có thể hạn chế sức sống của phôi sau 25 ngày có chửa.

+ Ảnh hưởng của vi khuẩn: Sự nhiễm vi khuẩn ở tử cung có thể là nguyên nhân làm tiêu biến hợp tử. Scofield (1969) cho biết có khoảng 50% số nái sinh sản và nái hậu bị đều có nhiễm vi khuẩn tử cung. Hai chủng vi khuẩn tìm thấy ở tử cung là E. coli và Staphylococus albus. Số con đẻ ra ít, giảm tỷ lệ thụ thai nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn (Evans, 1967). Khoảng 40% hợp tử tiêu biến do vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tử cung lợn mẹ trong giai đoạn phối tinh, hoặc từ tinh dịch lợn đực làm giảm tỷ lệ thụ thai (Reed 1969). Do vậy phải đảm bảo vệ sinh tốt khi lấy tinh, phối tinh là cần thiết.

+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức sống của phôi: Mối tương quan giữa dinh dưỡng và sức sống của phôi đã được các tác giả Brooks (1970), Scofield (1969, 1972), Anderson và Melampy (1972) tổng kết. Các loại thức ăn có ảnh hưởng đặc biệt là vitamin và khoáng, có thể gây nên tiêu biến cả lứa đẻ. Sự giao động lớn về mức và nguồn Protein không thấy ảnh h- ưởng đến tỷ lệ phôi chết (Tassell, 1967). Các thực nghiệm về mức năng lượng ăn vào có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của phôi kể từ giai đoạn động dục tới phối tinh hoặc ngay sau khi phối. Dutt và Chaney (1968) sử dụng 3 mức ăn ở giai đoạn phối tinh là 4,1; 2,4 và 1,2 kg/ ngày (ME là 51,2; 30,0 và 15,0 MJ), kết quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes cho biết rằng khi tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa (bảng 2. 17).Mức ăn cao trước động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes cho biết rằng khi tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa (bảng 2. 17). Mức ăn cao trước động dục đã nâng cao số tế bào trứng rụng.

Bảng 4. 15. Ảnh hưởng của mức ăn trước kỳ động dục tới số lượng trứng rụng

Mức ăn Cao Thấp

Số thí nghiệm 36 30

FI (MJDE/ ngày) 42,8 23,4

Số tế bào trứng rụng 13,7 11,8

Bảng 4. 16. Ảnh hưởng mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng tế bào trứng rụng (Hughes và Vanley, 1980).

Số nái TN (n) Ngày ăn cao trước động dục Tế bào trứng rụng tăng

6 0 – 1 0, 4

6 2 – 7 0,9

8 10 1,6

14 12 – 14 2,2

2 21 3,1

- Beltranena, Foxcroft, Aherne và Kirkwood (1991): tăng mức ăn trước kỳ phối giống, thì tăng nồng độ insulin trong máu. Theo các tác giả Cox, Barb, Kesner, Kraling, Matamoros và Rampacek (1990), khi tiêm insulin thì tăng kích thích não, tăng tiết LH. Meurer, Cox, Tubbs, (1991) cho rằng khi tăng insulin trong máu sẽ tăng số tế bào trứng rụng. Nhưng tăng mức ăn trong giai đoạn đầu của thời kì có chửa sẽ giảm tỷ lệ số phôi sống.

Bảng 4. 17. Ảnh hưởng của mức ăn ở tháng chửa đầu tới tỷ lệ phôi sống(Hughes, 1996)

Mức ăn (kg thức ăn/ ngày) Tỷ lệ phôi sống (%)

1,0 84

2,25 80

Khi tăng mức ăn cho lợn mẹ sau khi phối đã làm giảm tỷ lệ phôi sống đáng kể. Theo Dyck và CTV (1980) lượng ăn vào cao > 2,5 kg/ ngày trong 3 ngày đầu sau phối, đã giảm số phôi sống xuống 15%. Theo Hughes (1996) mức ăn cao ở giai đoạn đầu có chửa, làm giảm nồng độ progesteron trong máu nên làm giảm tỷ lệ số phôi sống. Đặc biệt đối với lợn nái tơ ảnh hưởng đó càng cao hơn.

Bảng 4. 18. Ảnh hưởng của mức ăn giai đoạn có chửa đến khả năng ăn vào, tăng trọng của lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con

Lượng thức ăn cho lợn mẹ trong giai đoạn chửa (kg/ ngày)

0,9 1,4 1,9 2,4 3,0

Tăng trọng lợn mẹ GĐ chửa (kg) 5,9 30,3 51,2 62,8 74,4

Lượng ăn vào GĐ nuôi con (kg/ ngày) 4,3 4,3 4,4 3,9 3,4

Tăng trọng lợn mẹ GĐ nuôi con (kg) 6,1 0,9 -4,4 -7,6 -8,5

Nghiên cứu của Froblish (1979) cho biết: Mức ăn ở giai đoạn chửa 10,8 Mcal ME/ ngày, tuy nâng cao tốc độ tăng trọng nhưng không nâng cao khả năng sinh sản so với mức ăn 5,4 Mcal ME. Nghiên cứu của Hoppe (1990): Với mức 6,0 Mcal ME đối với nái F1 (Y x LR) ở lứa đẻ thứ 4, vừa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và đáp ứng khả năng sinh sản của chúng. Ảnh hưởng của VTM và khoáng mạnh hơn so với ảnh hưởng của mức protein khẩu phần, chính vì thế khi nuôi dưỡng lợn nái chửa nên dùng tỷ lệ rau xanh trong khẩu phần thích hợp là cần thiết. Sự tiếp xúc của lợn nái với lợn đực trưởng thành trong thời kỳ chờ phối đều ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh sản, kết quả nghiên cứu của Hughes (1996) cho biết hàng ngày nếu đem đực giống vào chuồng lợn nái ở độ tuổi 165 - 190 ngày sẽ làm tăng hoạt động sinh dục của chúng. Ông cho rằng lợn đực giống ở các độ tuổi khác nhau tiếp xúc 30 phút/ ngày với nái hậu bị ở độ tuổi 164 ngày là có kết quả tốt nhất.

Bảng 4. 19. Ảnh hưởng của việc dùng lợn đực giống tiếp xúc đến sự thành thục về tính của lợn nái (tính theo tuổi của lợn đực giống)

Lô thí nghiệm Khoảng thời gian trước lúc động dục của

lợn nái khi có tiếp xúc với lợn đực giống (ngày)

Tuổi thành thục của lợn nái khi được tiếp xúc với đực

giống (ngày)

Không dùng đực - 206

Đực 6,5 tháng tuổi 42 203

Đực 11 tháng 18 182

Đực 24 tháng 19 182

Như vậy chỉ có lợn đực ở tuổi thành thục về tính tiếp xúc với lợn nái mới có tác dụng làm cho lợn nái hậu bị sớm thành thục về tính hơn.

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 81 - 83)