Quá trình đẻ của lợn: Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh Lợn nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 80)

phát triển hoàn chỉnh. Lợn nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn bị cho lợn đẻ dễ dàng đồng thời nó cũng giúp người chăn nuôi phát hiện để hộ lý đỡ đẻ cho chúng. Thời gian chửa của lợn trung bình 114 ngày (112 - 116 ngày). Quá trình đẻ của lợn được chia ra ở 4 thời kỳ:

- Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai và nước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung vào âm đạo. Do các co bóp mạnh màng thai vỡ, nước ối chảy ra làm trơn đường thai ra.

- Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con.

- Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 - 6 h, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 h nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho lợn mẹ.

- Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thường 2 -3 ngày. Thời gian đẻ của lợn thường từ 1 - 5 h để đẻ 9 - 14 con Theo các tác giả Whittemore (1998) và Hughes và CTV (1978) cho rằng thời gian đẻ của lợn nái từ 1-3 giờ là bình thương. Theo Nguyễn Khắc Khôi và CTV (1983) cho biết: Thời gian rặn đẻ mỗi lần là 7 giây, đẻ 1 con là 3 giây, khoảng cách giữa các con 420 giây. Lợn mẹ đẻ bình thư- ờng (1 - 2 h). Nguyên nhân gây đẻ do Oestrogen của nhau thai tăng tiết đột ngột, làm tăng độ mẫn cảm của cơ trơn thành tử cung với oxytoxin, giải phóng ức chế progesteron. Do adrenalin Corticosteroid của tuyến thượng thận tăng tiết, ức chế tiết progesterone. Do Prostagladin F2α

được tiết ra, thể vàng bị phá vỡ, Progesterone trong máu giảm nhanh. Do Relatin tăng tiết, kích thích tuyến yên tiết oxytoxine, tăng co bóp cơ tử cung. Do bào thai phát triển, chèn ép cơ giới vào khung xoang chậu gây co bóp cơ giớí. Do trilon B giảm, trilon A tăng, gây nên sự vận động mạnh của cơ tử cung. Lợn mẹ rặn mạnh, đẩy thai ra ngoài.

Bảng 4. 14. Thời gian đẻ của lợn

Thời gian (h) Giai đoạn đẻ Giai đoạn con ra Giai đoạn nhau ra

Bình thường 2 - 5 1 – 4 1 - 4

Không bình thường 6 - 12 6 – 12 > 12

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra/lứa và trọng lượng sơ sinh của lợn con

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 80)