Giữa trọng lượng sơ sinh và sức sống lợn con có liên quan rất chặt chẽ. Nghiên cứu của Whittemore (1998) cho rằng sự biểu thị đó theo công thức:
Tỷ lệ sống (%) = 75 x W 0,8 ; Tăng trọng (g/ ngày) từ sơ sinh tới 90 kg = 550 x W 0,3 Các yếu tố khác như:
+) Giống: Các giống lợn ngoại trọng lượng sơ sinh = 1,2 -1,5 kg/ con; Ỉ, Móng Cái, 0,4 - 0,6 kg/ con. Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới trọng lượng sơ sinh của lợn con.
+) Cá thể: Nếu con mẹ có tầm vóc lớn thì Pss cũng sẽ lớn hơn.
+) Số con đẻ ra/ lứa: Giữa số con đẻ ra/ lứa và Pss của lợn con tương quan âm.
Bảng 4. 21. Tương quan giữa số con đẻ ra/ lứa với trọng lượng sơ sinh của lợn (Mirgorot)
Số con/ ổ 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Pss (kg/ ) 1,43 1,23 1,22 1,18 1,20 1,19 1,17 1,13 1,08 1,04
Như vậy lợn mẹ đẻ với số con từ 11 - 12 con/ lứa là lý tưởng nhất và có năng suất sinh sản tốt nhất. Chính vì thế việc xác định thời điểm phối tinh thích hợp đã có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sinh sản của lợn nái. Số con đẻ ra/lứa càng cao thì trọng lượng sơ sinh càng giảm. Số lợn con nhỏ dưới mức trung bình sẽ tăng lên.
Như vậy phôi định vị ở đoạn giữa của tử cung có trọng lượng nhỏ hơn so với phôi định vị ở đoạn dưới hoặc ở trên. Cơ chế giải thích vẫn chưa được sáng tỏ.
Bảng 4. 22. Ảnh hưởng số con đẻ ra/ lứa tới tỷ lệ con nhỏ trong đàn
Số con/ ổ Pss (kg/ con) % lợn con < 0,8 kg
2 – 7 1,53 8,7
8 – 13 1,37 29,2
14 – 17 1,28 66,7
Bảng 4. 23. Ảnh hưởng của vị trí phôi ở tử cung tới trọng lượng của chúng
Vị trí Thời điểm 70 ngày (g) Thời điểm 110 ngày (g)
Phôi trên 178 1271
Phôi giữa 140 967
Phôi ở dưới 172 1132
+) Dinh dưỡng: Hillyer, Phillip (1980), Cromwell và TCV., (1982) cho rằng tăng thêm lượng thức ăn 1,36 kg trong 23 ngày chửa cuối, trọng lượng lợn con tăng 40g và trọng lượng ở 21 ngày sẽ tăng lên 170g.
IV. CÁC GIAI ĐOẠN SINH SẢN
1. Nuôi dưỡng
1.1. Nhu cầu về năng lượng
Nhu cầu năng lượng cho lợn nái chửa được xác định như sau:
Nhu cầu năng lượng = Năng lượng duy trì + năng lượng cho phát triển cơ thể mẹ + năng lượng cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan.
- Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W 0,75.
- Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ phụ thuộc vào sự tăng trọng của cơ thể mẹ trong giai đoạn có chửa. Trung bình trong giai đoạn có chửa lợn mẹ tăng trọng 20 kg. Để tăng trọng 1 kg trọng lượng cơ thể cần cung cấp 26 MJDE từ thức ăn.
- Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ và các tổ chức có liên quan có thể dùng phương pháp tính như sau: 80 ngày chửa đầu thai còn bé, nhu cầu đó không đáng kể, nên chủ yếu tính cho 34 ngày chửa cuối. Từ 80 ngày có chửa trở đi nhu cầu cho sự phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan + nhu cầu duy trì được tính gộp lại bằng 0,611 MJDE x W 0,75.
Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1 lợn nái chửa có trọng lượng lúc bắt đầu có chửa là 60 kg, trọng lượng lúc sắp đẻ là 95 kg. Trong 35 kg tăng trọng thì 15 kg tăng trọng của bào thai và 20 kg tăng trọng là của cơ thể mẹ.
Vì vậy nhu cầu năng lượng ở giai đoạn chửa đầu là: - Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x 60 0,75 = 10,8 MJDE.
- Năng lượng tăng trọng = 26 MJDE x 20 kg/ 115 = 4,5 MJDE --- Tổng cộng = 15,3 MJDE
Nhu cầu năng lượng ở tháng chửa cuối = 23,07 MJDE (gấp 1,5 lần so với giai đoạn đầu có chửa). Nguồn năng lượng cung cấp cho lợn nái chửa có thể từ cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột rễ củ và các phụ phẩm khác. Song hàm lượng bột sắn nên < 20%.
1.2. Nhu cầu protein cho lợn nái có chửa Mô hình tính toán:
Protein nhu cầu = Pro. duy trì + Pro. tăng trọng + Pro. phát triển thai + Pro. tử cung tuyến vú
+ Xác định nhu cầu protein duy trì:
Cho lợn nái chửa ăn khẩu phần không chứa protein. Sau đó thu nước tiểu, xác định hàm lượng N trong nước tiểu, từ đó xác định nhu cầu protein duy trì. Đối với lợn nái chửa các nghiên cứu cho biết lượng N trung bình trong nước tiểu 5 - 6 g/ ngày, từ đó suy ra nhu cầu protein duy trì cho lợn nái chửa là 50 - 60 g/ ngày.
- Nhu cầu protein cho tăng trọng:
Theo Whittemore (1985), trong giai đoạn có chửa lợn mẹ tăng trọng 20 kg (protein tích luỹ 3000 g), nên nhu cầu protein tăng trọng trung bình 26 g/ ngày.
- Nhu cầu protein cần cho sự phát triển tử cung lợn mẹ:
Theo Laslay, Whittemore nhu cầu protein tích luỹ hàng ngày ở tử cung của lợn mẹ như sau: 10 ngày có chửa, cần khoảng 3 g protein/ ngày.
50 " " 10 " 75 " " 20 " 75 " " 20 " 114 " " 50 "
Theo Whittemore (1998), lượng protein tích luỹ ở tử cung lợn mẹ trong giai đoạn chửa là: Pru = 0,0036 e 0,026t (t là ngày có chửa)
Ngày có chửa 20, 80 và 110: protein tích luỹ ở tử cung tương ứng 6, 29 và 63 g/ ngày. - Nhu cầu về lượng protein cần cho sự phát triển của tuyến vú:
Theo Whittemore (1984), nhu cầu protein cho phát triển tuyến vú là rất ít, nhu cầu này đạt cực đại khoảng 10 g/ ngày ở giai đoạn gần đẻ.
- Nhu cầu protein cho sự phát triển nhau thai: Whittemore (1998) cho rằng Protein tích luỹ hàng ngày ở tổ chức nhau thai là: Prmam = 0,000038 e 0,059 t
- Như vậy nhu cầu protein cho phát triển bào thai và các tổ chức liên quan sẽ được tính toán như sau: Trọng lượng sơ sinh cả ổ là 10 -12 kg, trọng lượng màng nhau, màng ối 2,5 kg, tử cung lợn mẹ là 3 kg, tuyến vú khoảng là 2 kg. Tổng tăng trọng 18 kg (protein tích luỹ 2,2 kg). Nhưng chủ yếu ở 34 ngày chửa cuối, do vậy trung bình hàng ngày ở giai đoạn chửa cuối, protein cần tích luỹ ở bào thai và các tổ chức có liên quan là 65 g/ ngày.
Như vậy nhu cầu protein của lợn nái ở giai đoạn chửa đầu 60 g + 26 g = 86 g/ ngày. Nếu như giá trị sinh vật học (BV) của protein là 60 % và lợn có tỷ lệ tiêu hoá 80%, thì nhu cầu protein cần cung cấp hàng ngày sẽ là: 86 / 0,6 / 0,8 = 179 g/ ngày. Ở giai đoạn chửa cuối nhu cầu protein sẽ là 60g + 26 g + 65 g = 151 g, theo các chỉ số trên thì lợn cần 236 g/ngày. Vậy nên khi cung cấp protein cho lợn nái chửa, chúng ta cần chú ý đến chất lượng protein, phải đảm bảo tỷ lệ protein động vật thích hợp, đảm bảo cân bằng axit amin. Theo Whittermore (1998) số lượng các a xít amin trong khẩu phần ăn của lợn nái chửa như sau : Lysine 70 g, Threonine 45 g, Methionine + Cystin 40 g, Triptophan 15g, Histidin 25g, Leucine 75g, Isoleucin 40g, Valin 50g, Tyrozine + phenylalanin 75g. Thức khẩu phần ăn của lợn có chứa khoảng 12 % protein thô có thể đủ cho nhu cầu cho lợn nái chửa nhưng tỷ lysine và Methionine + Cystin phải đảm bảo với mức 5% và 3,5% là tối thiểu.
1.3. Nhu cầu khoáng
Chất khoáng chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít trong cơ thể lợn (3 - 5% trọng lượng sống) và với hàm lượng mỗi loại rất khác nhau. Khoáng đóng vai trò rất quan trọng cho lợn nái chửa, vì sau 10 ngày có chửa, bào thai bắt đầu tích luỹ chất khoáng để hình thành bộ xương. Nếu thiếu khoáng lợn con đẻ ra/ lứa sẽ giảm đáng kể, tỷ lệ phôi chết cao hay yếu, khi đẻ run rẩy, phản xạ tìm vú mẹ chậm và yếu. Lợn mẹ cũng sẽ đẻ khó, dễ mắc chứng bại liệt sau đẻ. Chúng ta nên cho lợn ăn tỷ lệ một số chất khoáng như sau:
Bảng 4. 24. Tiêu chuẩn ăn cho lợn nái nội có chửa (TCVN - 1982)
Tuổi GĐ chửa Wkg lợn ĐVTA Pro.TH (g) Ca (g) P (g)
< 2 năm Kỳ 1 45 – 50 1,4 112 8,19 5,83 50 – 60 1,5 120 8,8 6,3 65 – 80 1,6 128 9,3 6,7 Kỳ 2 45 – 50 1,6 128 9,3 6,7 50 – 65 1,7 136 10 7 65 – 80 1,8 144 10,5 7,5 > 2 năm Kỳ 1 65 – 80 1,2 96 7,0 5,0 80 – 95 1,3 104 7,6 5,5 95 – 110 1,4 112 8,2 5,8 110 - 125 1,5 120 8,7 6,3 125 - 140 1,6 128 9,3 6,3 Kỳ 2 65 – 80 1,4 112 8,2 5,9 80 – 95 1,5 120 8,8 6,3 95 – 110 1,6 128 9,3 6,5 110 - 125 1,7 136 9,9 7,1 125 - 140 1,8 144 10,5 7,5
Ca 0,5 - 0,6%, P 0,5%, NaCl 0,5% trong VCK của khẩu phần. Đối với lợn nái chửa, VTM đóng vai trò rất quan trọng, vì khi thiếu chúng sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bào thai, thiếu trầm trọng có thể gây nên sẩy thai, chết thai, lợn mẹ sẽ gầy yếu, dễ bị bại liệt sau khi đẻ. Trong VTM thì đặc biệt quan trọng là nhóm A, D, E, K, B.
Bảng 4. 25. Tiêu chuẩn ăn cho lợn nái ở Việt Nam (TCVN 1547 - 1994)
Chỉ tiêu Các loại lợn và giai đoạn sinh trưởng
10 - 20 kg 20 - 50 kg 50 - 90 kg
Lai Ngoại Lai Ngoại Lai Ngoại
Nái chửa Nái nuôi con ME (kcal) 3200 3200 2900 3000 2900 3000 2800 3000 Protein (%) 17 19 15 17 12 14 14 16 Xơ thô (%) < 5 < 5 < 6 < 6 < 7 < 7 < 8 < 8 Ca (%) 0,7 0,8 0,6 0,7 0,4 0,5 0,7 0,7 P (%) 0,5 0,6 0,45 0,5 0,3 0,35 0,4 0,5 Lysine (%) 1,0 1,1 0,7 0,8 0,6 0,7 0,6 0,8 Methionine(%) 0,5 0,6 0,4 0,5 0,3 0,4 0,35 0,4
(Nguồn: Viện Chăn Nuôi, 2000)
1.4. Nhu cầu vitamin (VTM)
Vitamin có nhiều trong thức ăn động thực vật, nên nếu phối hợp khẩu phần có đủ rau xanh, protein và lợn được vận động, tắm nắng đầy đủ thì có thể thu nhận đủ VTM cần thiết. Thành phần dinh dưỡng/1 kg thức ăn hỗn hợp cho lợn nái chửa có thể như sau: DE = 3300 Kcal, CP = 14%, Ca = 0,75%, P = 0,50%, Mn = 20 ppm, Iod = 0,2 ppm, Se = 0,2 ppm, VTM B1 = 1,4 mg, VTM B12 = 4,1 mg, B5 = 16,5 mg, B12 = 0,014 mg.
1.5. Khi phối hợp khẩu phần cho lợn nái chửa cần chú ý - Khẩu phần đảm bảo 20 - 30% là thức ăn xanh, củ quả. - Không dùng các loại thức ăn kích thích.
- Không thay đổi thức ăn một cách đột ngột.
- Khẩu phần lợn nái chửa kỳ 2 phải có chất lượng tốt, chế biến tốt, dung tích nhỏ, dễ tiêu và nên chia nhỏ cho lợn ăn thêm bữa trong ngày.
2. Chăm sóc
2.1. Vận động
Vận động có tác dụng làm cho lợn nái khoẻ mạnh, 4 chân vững chắc, tránh quá béo trong thời gian chửa, lợn mẹ dễ đẻ sau này. Vì vậy đối với lợn nái chửa kỳ 1, cho vận động 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 - 1,5 h; Chửa kỳ 2 vận động 1 lần/ ngày; 7- 10 ngày trước khi đẻ ngừng vận động. Hạn chế vận động đối với những lợn bụng quá to, vú xệ, quét đất. Khi vận động, sân bãi phải bằng phẳng, không có vũng nước đọng, không quá trơn, quá dốc để tránh sẩy thai ở lợn.
2.2. Chuồng trại
Không sử dụng chuồng 2 bậc, không nhốt quá đông trong 1 ô chuồng. Chuồng đảm bảo luôn khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, thông thoáng. Trước khi đẻ 7 - 10 ngày nên chuyển tới chuồng chờ đẻ, nuôi cá thể.
2.3. Hộ lý đỡ đẻ cho lợn nái
- Chuẩn bị chuồng trại: Trước khi lợn đẻ 5 - 7 ngày, lơn nái chửa được kiểm tra và cho chúng tắm rửa sạch sẽ và chuẩn bị ổ đẻ cho lợn. Nếu chăn nuôi lợn công nghiệp, chúng ta phải di chuyển lợn mẹ lên chuồng đẻ (lồng đẻ) đã được vệ sinh sạch sẽ. Chuồng đẻ đảm bảo khô, sạch, ấm áp, thông thoáng, yên tĩnh, kín đáo, có hệ thống sưởi ấm, có rơm khô cắt ngắn độn chuồng.
- Chuẩn bị dụng cụ hộ lý đỡ đẻ cho lợn: Khi lợn sắp đẻ (có chửa ngày thứ 114) và thấy lợn biểu hiện các triệu chứng tha rác làm tổ, bồn chồn không yên, mắt đỏ, nước mắt nhiều hay đái ỉa vặt, bụng sa, mông sụt, có nhiều dịch nhầy tiết ra ở âm môn, dính rác. Tính tình trở nên giữ tợn. Đó là lợn sắp đẻ. Ta cần chuẩn bị dụng cụ hộ lý, đỡ đẻ cho chúng bao gồm: Một thúng, 1 khay có kéo, chỉ khâu, cồn Iode, kìm bấm răng, giẻ sạch, sổ sách ghi chép. Lợn thường đẻ vào ban đêm (80%) vì vậy phải trực để đỡ đẻ. Lợn đẻ con nào, bắt ngay con ấy ra, dùng giẻ sạch lau khô thân mình, bấm răng, cắt rốn, có chỉ khâu thắt rốn trước khi cắt, sát trùng, cân trọng l- ượng sơ sinh, rồi cho bú sữa đầu. Khi cho bú sữa đầu phải tiến hành cố định đầu vú cho chúng. Sưởi ấm ngay cho lợn con, đặc biệt về mùa đông.