KỸ THUẬT CHỌN LỢN GIỐNG ĐỂ NUÔI THỊT

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 111 - 112)

1. Căn cứ

Muốn chọn lợn giống để nuôi thịt cần phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau đây: - Dựa vào hướng chăn nuôi lợn (nuôi lợn thịt để lấy nạc, mỡ nạc hay mỡ…)

- Tùy theo thị hiếu của từng địa phương và thị trường tiêu dùng - Dựa vào điều kiện chăn nuôi của từng cơ sở

2. Phương pháp chọn lợn con để nuôi thịt

Thông thường khi chọn lợn con để nuôi lợn thịt, người ta dựa vào phương pháp chọn lợn theo các chỉ số mà các chỉ số này dựa trên hệ số di truyền của các tính trạng sau:

Độ dài thân thịt 0,59 Vùng thân 0,48 Độ dày mỡ lưng 0,49 Độ dày mỡ bụng 0,52 Số đốt sống 0,74 Tỷ lệ nạc 0,45 (Theo Esley, 1974) 3. Chọn công thức lai

Muốn chọn công thức lai cho từng vùng, phải biết được ưu và nhược điểm của từng giống lợn và ưu và nhược điểm của từng công thức lai.

* Đối với lợn nội nước ta: Chịu kham khổ tốt, ít mắc bệnh, dễ chăm sóc và nuôi dưỡng và tận dụng tốt thức ăn sẵn có của địa phương, nhưng chất lượng thịt thấp, tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn cao.

* Đối với lợn lai: Lợn tăng trọng nhanh, khả năng chống bệnh tương đối tốt, khả năng tận dụng thức ăn của địa phương tương đối tốt, dễ nuôi, phù hợp với thị hiếu người dân và chất lượng thịt cũng tương đối tốt (tùy công thức lai). Song khả năng chống bệnh kém hơn lợn nội và chất lượng thịt chưa cao. Theo một số tác giả ở nước ta nuôi lợn lai có khả năng tăng trọng cao hơn lợn nội từ 20 - 25%. Giảm chi phí thức ăn từ 0,5 - 0,7 ĐVTA/l kg tăng trọng.

* Đối với lợn ngoại: Lợn tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lượng thịt cao nhưng đòi hỏi chi phí cao và trình độ thâm canh chăn nuôi tốt. Các giống lợn ngoại nuôi ở nước ta cần đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như bảng 6.2.

Bảng 6.2. Tiêu tốn thức ăn và số ngày nuôi

Các giống lợn LD LD x LW ĐB x LW LW

Tăng trọng (g/ngày) 530 542 542 533

Tiêu tốn thức ăn (kg) 3,02 2,95 2,95 2,95

Ngày tuổi đạt trọng lượng 100 kg

162,2 155,8 155,8 160,6

Nguồn: Nguyễn Quang Linh và Henk Everts, 2002

Tuy nhiên nuôi lợn ngoại đòi hỏi khẩu phần có giá trị dinh dưỡng cao, protein khẩu phần từ 14 - 17%, năng lượng từ 3000 - 3100 kcal ME. Lợn ngoại dễ nhiễm nhiều bệnh tật và khả năng chịu kham khổ kém hơn các giống lợn nội khi nuôi ở điều kiện nước ta. Từ đó, căn cứ vào điều kiện chăn nuôi của từng vùng, người chăn nuôi có thể chọn các công thức lai khác nhau mới phát huy được ưu thế lai của từng con giống.

Ở các tỉnh miền Bắc các công thức lai có thể chọn như: LD x LW, LD, ĐB, ĐE x MC, Pi x MC hoặc PDu x LY. Các tỉnh ven biển miền Trung nên chọn các công thức lai LD x MC, ĐB x MC, LD x Yorkshire hoặc Pi x MC. Trong khi đó các tỉnh miền Nam, các công thức có thể sử dụng tốt như: ĐB, LD, ĐR x Thuộc Nhiêu, LD x Yorkshire, PiD x LY hoặc LY x HD.

4. Chọn từng cá thể lợn con để nuôi thịt

Ảnh hưởng của cá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng thịt của lợn thịt cũng cần được quan tâm một cách chặt chẽ. Trong cùng một giống, cùng lứa tuổi nhưng khả năng sinh trưởng và phát triển có khác nhau. Tuy nhiên, hệ số tương quan ảnh hưởng cá thể thấp và không chặt chẽ. Vì vậy khi chọn từng cá thể lợn để nuôi thịt, người chăn nuôi cần chú ý các điểm sau:

- Chọn qua từng đàn, từng ổ (thông qua bố mẹ) - Chọn từng cá thể (thông qua bản thân)

Một phần của tài liệu giao trinh chan nuoi heo (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)