b. Phác hình mảng trang trí (Chữ, họa
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG
2/. Kỹ năng: Học sinh hiểu thêm về các danh họa trên thế giới, nâng cao kỹ năng phân tích tác phẩm, nhận biết được phong cách sáng tác của một số tác giả thuộc trường phái hội họa Ấn Tượng.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới tự
nhiên thông qua tranh vẽ, trân trọng đối với những thành tựu mà con người tạo dựng.
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về tác giả và tác phẩm liên quan đến bài học.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/. Kiểm tra bài cũ: (3/) GV kiểm tra bài tập: Vẽ tranh minh họa.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT phương Tây cuối TK 19 đến đầu TK 20. Để giúp các em nắm bắt kỹ hơn về thân thế, sự nghiệp của một số họa sĩ nổi tiếng của trường phái An Tượng, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái ấn Tượng”.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC T T G HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH NỘI DUNG
10/
- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ:
Ho
ạt động 1 :
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Mô-nê và tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc”.
+ Nhóm 1: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Ấn tượng mặt trời mọc” của họa sĩ Mô-nê.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - Quan sát GV phân tích tranh.
I/. Họa sĩ Clốt Mô-nê (1840 – 1926).
- Ông là họa sĩ tiêu biểu nhất của hội họa Ấn Tượng, là người hăm hở, miệt mài nhất với những khám phá về ánh sáng và màu sắc, có thể vẽ đi vẽ lại một cảnh rất nhiều lần Ông quan tâm đến vẻ tươi rói, rực rỡ của cảnh vật bằng nét bút phóng khoáng nhưng chính xác.
- Tác phẩm An tượng mặt trời mọc được vẽ năm 1827 tại cảng Lơhavơ. Bức tranh diễn tả cảnh buổi sớm mai tại hải cảng với sự mờ ảo của hậu cảnh, những nét bút ngắt đoạn, rời rạc trên sóng nước tạo nên sự sống động cho tác phẩm. Bức tranh tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Mô- nê. Ngoài ra họa sĩ còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như: Nhà thờ lớn Ruvăng, hoa súng, bãi biển Truvinlơ…
9/ ạtHo động 1 :
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Êduát Ma-nê và tác phẩm “Buổi hòa nhạc ở Tulerie”.
+ Nhóm 2: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Buổi hòa nhạc ở Tulerie” của họa sĩ Ma- nê
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - GV tóm tắt lại đặc điểm của tác phẩm. - HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - Quan sát GV phân tích tranh.
II/. Họa sĩ Êduát Ma-nê (1832 – 1883).
- Ông xuất thân trong giới thượng lưu, là họa sĩ bậc thầy đầy uy tín. Ông dẫn dắt các họa sĩ trẻ từ chối các đề tài hàn lâm khô cứng, hướng họ tới chủ đề sinh hoạt hiện đại. Tác phẩm của ông hoàn chỉnh kiểu cổ điển với nhiều nét phóng túng tưởng như tình cờ. - Bức tranh Buổi hòa nhạc ở Tulerie diễn tả quang cảnh ngày hội của giới tiểu tư sản Pari. Với cách tạo hình mới được coi là tác phẩm mở đường chống lại cách vẽ cổ điển. Ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như: Bữa ăn trên cỏ, Ôlanhpia
9/
Ho
ạt động 1 :
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Van-Gốc và bức tranh “Cây đào ra hoa”.
+ Nhóm 3: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Cây đào ra hoa” của họa sĩ Van-Gốc. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - GV tóm tắt lại đặc điểm của tác phẩm. - HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - Quan sát GV phân tích tranh.
III/. Họa sĩ Vanhxăng Van-Gốc (1853 – 1890).
- Ông xuất thân trong gia đình mục sư nghèo, là họa sĩ tiêu biểu của trường phái Hậu Ấn Tượng, là người có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ họa sĩ sau này. Tranh của ông có những nét đặc biệt, màu sắc rực rỡ phối hợp với hình, cộng với nét bút mạnh mẽ, không gian căng tràn đã tạo ra trong tranh đầy kịch tính. Tác phẩm tiêu biểu: Những người ăn khoai tây, cánh đồng ôvơ, hoa hướng dương, đôi giày cũ, cây đào ra hoa… - Bức tranh Cây đào ra hoa được vẽ năm 1889 lấy hình ảnh những cây đào ra hoa để nói lên vẻ đẹp của nông thôn nước Pháp. Với nét vẽ mạnh mẽ, chính xác, cách sử dụng màu độc đáo đã tạo nên sự lấp lánh của màu vàng trên toàn bộ bức tranh và tạo nên cái xao động, xào xạc của cánh đồng.
9/ ạtHo động 1 :
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Xơ-Ra và bức tranh “Chiều chủ nhật trên đảo Grăng Giát-tơ”. + Nhóm 3: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Chiều chủ nhật trên đảo Grăng Giát-tơ” của họa sĩ Xơ-ra.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - GV tóm tắt đặc điểm của tác phẩm. - HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết. - Quan sát GV phân tích tranh.
IV/. Họa sĩ Giêoócgiơ Xơ-ra (1859 – 1891).
- Ông là họa sĩ vẽ hình họa rất giỏi và đặc biệt chú trọng nghiên cứu, quan sát màu sắc trong thiên nhiên. Ông kiên trì chia mỗi mảng trong bố cục thành vô vàn các đốm nhỏ màu nguyên cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn, vì thế ông được gọi là cha đẻ của hội họa điểm sắc. Một số tác phẩm tiêu biểu: Chiều chủ nhật trên đảo Grăng Giáttơ, tắm ở Acmine, phòng ăn…
- Búc tranh Chiều chủ nhật trên đảo Grăng Giáttơ diễn tả cảnh sinh hoạt trên đảo có nước trong xanh, có sự đông vui, nhộn nhịp của con người, cảnh vật. Bức tranh không có đường nét, những mảng đậm nhạt mạnh mẽ mà chỉ có hàng vạn chấm nhỏ để tạo hình khối và ánh sáng. Không khí trong tranh rất thơ mộng, nhàn hạ trong nắng chiều vàng nhạt trên đảo.
3/ Hoạt động 1:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS quan sát tranh của một số họa sĩ và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, chất liệu và hình thức thể hiện của tác phẩm. - HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, chất liệu và hình thức thể hiện của tác phẩm.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo (1/).
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh hội họa An Tượng.
+ Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “vẽ Tĩnh vật”, sưu tầm tranh Tĩnh
Ngày soạn: 06.04.2008
Tiết: 30 Bài: 30 – Vẽ theo mẫu. * * * * * * * * * * * * * * * I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm màu sắc của mẫu và màu sắc trong tranh Tĩnh vật. Nắm bắt phương pháp vẽ màu trong tranh Tĩnh vật.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận biết màu sắc, biết lựa chọn màu hợp lý, hài hòa, thể hiện bài vẽ có phong cách và sắc thái tình cảm riêng.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh Tĩnh vật.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên: Tranh Tĩnh vật của họa sĩ và bài vẽ của HS năm trước, hình gợi ý cách vẽ, vật mẫu để HS vẽ theo nhóm.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh Tĩnh vật. Vật mẫu, chì , tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: 3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tiến hành vẽ Tĩnh vật lọ và quả. Để tiếp tục hoàn thiện kỹ năng vẽ Tĩnh vật và nắm bắt được đặc điểm về màu sắc trong tranh Tĩnh vật, hôm nay thầy, trò chúng ta lại tiếp tục cùng nhau nghiên cứu bài ”Tĩnh vật (Lọ hoa và quả) Vẽ màu”.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC T T
G HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH NỘI DUNG
5/ ạtHo động 1 :
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu một số tranh Tĩnh vật để HS quan sát và nêu cảm nhận vẻ đẹp về: Bố cục, hình ảnh, màu sắc trong tranh Tĩnh vật.
- GV phân tích trên tranh để HS nhận ra việc dùng màu trong tranh Tĩnh vật cần có cảm xúc, không nên quá lệ thuộc vào màu sắc thật của vật mẫu.
- GV giới thiệu mẫu vẽ và
-HS quan sát và nêu cảm nhận vẻ đẹp của tranh Tĩnh vật về: Bố cục, hình ảnh, màu sắc. - Quan sát GV phân tích tranh. - HS sắp xếp mẫu giống với tiết học trước.
I/. Quan sát – nhận xét.
- Vị trí đặt mẫu. - Đặc điểm của mẫu. - Ánh sáng tác động lên vật mẫu.
- Màu sắc của mẫu. - Đậm nhạt của mẫu. - Sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu nằm cạnh nhau.
- Màu sắc bóng đổ và màu sắc của nền.
TĨNH VẬT