Áp dụng liệu pháp gen

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào ung thư (Trang 86 - 88)

VIII. Chẩn đoán và chữ trị ung thư VI.1 Dấu hiệu và triệu chứng

d.áp dụng liệu pháp gen

Liệu pháp gen được áp dụng bằng hai phương pháp:

d.1. Liệu pháp gen ex vivo

- Đây là phương thức chuyển gen thông qua các tế bào nuôi cấy invitro ngoài cơ thể.

- Công nghệ ghép gen, thay thế gen chữa bệnh bằng phương thức ex vivo bao gồm nhiều bước:

+ Lấy các tế bào của cơ thể nuôi cấy chúng invitro (trong ống nghiệm) + Tách chiết, phân lập gen chữa bệnh.

+ Chuyển gen chữa bệnh vào các tế bào nuôi cấy, chọn dòng và cho chúng tăng sinh.

+ Cấy ghép các tế bào này cho bệnh nhân

- Người ta sử dụng các tế bào của bản thân bệnh nhân để ghép cho bệnh nhân tự ghép), do đó không xảy ra hiện tượng đáp ứng miễn dịch chống tế bào ghép. Các gen chữa bệnh sẽ hoạt động ổn định và liên tục. Tuy nhiên chúng lại bị hạn chế ở chỗ không có đủ tế bào để nuôi cấy hoặc không đáp ứng kịp thời về nguồn tế bào. Vì vậy người ta vẫn phải sử dụng nguồn tế bào không tự thân như các sợi bào, tế bào da…

- Hiện nay có nhiều phương pháp để chuyển ghép gen như vi tiêm hoặc bắn gen trực tiếp nhưng thường là sử dụng các véctơ chuyển gen.…

- Phương pháp này đang được áp dụng để điều trị nhiều loại bệnh di truyền trong đó có bệnh ung thư. Để hoàn thiện kỹ thuật cấy ghép gen ex vivo các nhà công nghệ tế bào gốc đã cố gắng phân lập xác định các dòng tế bào gốc phôi cũng như tế bào gốc thân, nuôi cấy chọn dòng, lưu giữ lâu dài và khi cần có thể sử dụng.

d.2. Liệu pháp invivo

- Đây là phương pháp đưa trực tiếp gen chữa bệnh vào cơ quan đích của bệnh nhân như gan, tuỷ xương bị bệnh.

- Trong liệu pháp gen invivo người ta có thể dùng các vectơ để nạp gen. Các vectơ thường dùng là plasmid (loại ADN có trong tế bào vi khuẩn) hoặc là anđenovirus (virus chứa ADN) hoặc retrovirus (virus chứa ARN).

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào ung thư (Trang 86 - 88)