Nhược điểm hay không?

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào ung thư (Trang 78 - 79)

VIII. Chẩn đoán và chữ trị ung thư VI.1 Dấu hiệu và triệu chứng

nhược điểm hay không?

không?

Có nhiều ví dụ đưa ra rằng chẩn đoán ung thư bằng tầm soát không biết chắc có thực sự cứu mạng sống hay không và liệu lợi ích từ việc tầm soát có hơn hẳn nguy cơ của các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo và điều trị ung thư.

Ví dụ trong trường hợp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến, xét nghiệm PSA có thể phát hiện những ung thư nhỏ mà sẽ không bao giờ trở nên đe doạ đến tính mạng, nhưng khi đã được chẩn đoán tì sẽ dẫn đến điều trị. Tình trạng này gọi là chẩn đoán quá mức, đưa con người đối diện với nguy cơ các biến chứng của điều trị không cần thiết như phẫu thuật hay xạ trị. Những thủ thuật tiếp theo để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến (như sinh thiết tiền liệt tuyến) có thể gây ra các tác dụng phụ như chảy máu và nhiễm trùng.

Điều tri ung thư tiền liệt tuyến có thể dẫn đến việc đái són (mất khả năng kiểm soát dòng nước tiểu) và rối loạn cường dương (cương không đủ cho giao hợp).

Đối với ung thư vú, gần đây có những phê bình về chương trình tầm soát ung thư ở một vài nước đã gây ra nhiều bất cập hơn là lợi ích thu được. Đó là vì tầm soát phụ nữ trong quần thể rộng sẽ gây ra một số lớn dương tính giả cần khảo sát tiếp theo để loại trừ ung thư, dẫn đến tăng số lượng cần điều trị (hay số cần tầm soát) để phòng ngừa hay bắt gặp một trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm.

Vì những lý do này, điều quan trọng là lợi ích và nguy cơ của quá trình chẩn đoán và điều trị phải được cân nhắc khi tiến hành tầm soát ung thư.

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào ung thư (Trang 78 - 79)