Môi trường nhân sự

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên lao động gián tiếp tại công ty cổ phần frit huế (Trang 30 - 33)

2. Khu vực miền

2.2.1.2. Môi trường nhân sự

Bảng 7. Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với môi trường nhân sự

Chỉ tiêu N (trung Mean bình cộng)

Std. Deviation (độ lệch chuẩn)

1.Chia sẻ kinh nghiệm 47 3.28 0.902

2. Quan hệ tập thể 47 3.47 0.830

3. Hòa nhập tập thể 47 3.62 0.709

4. Uy tín lãnh đạo 47 3.47 0.856

5.Đề đạt ý kiến 47 3.28 0.949

6. Sự quan tâm của lãnh đạo 47 3.38 0.968

(Đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Phủ nhận hoàn toàn; 5: Đồng ý hoàn toàn) (Nguồn: số liệu điều tra năm 2008) Bên cạnh môi trường vật chất có sự tác động mạnh mẽ đến người lao động thì môi trường nhân sự còn có sự tác động quan trọng hơn. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên với lãnh đạo là một điều cần nghiên cứu kĩ.

- Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến mối quan hệ với đồng nghiệp của các nhân viên như thế nào. Một đơn vị muốn hoạt động tốt thì bên cạnh những nhân viên giỏi, có năng lực thì cần phải có sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau, có tinh thần làm việc tập thể, cùng nhau giải quyết những công việc, tiến hành những kế hoạch của công ty. Trong công việc không phải khi nào một cá nhân cũng có thể giải quyết mọi việc một cách dễ dàng, với mỗi nhân viên khác nhau lại có khả năng và cách thức giải quyết các vấn đề khác nhau do sự khác biệt về năng lực cũng như nhận thức và kinh nghiệm. Do

đó cần phải có sự chia sẻ kinh nghiệm trong công việc để giúp nhau cần tiến bộ. Về vấn dề này thì có 21 người chiếm 44.7% cho rằng trong công ty luôn luôn có sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau, 17.1% thì không đồng ý với điều này còn lại thì không có ý kiến. Điều này cho thấy vấn đề chia sẻ kinh nghiệm là một điều quan trọng nhưng nhân viên lại làm chưa tốt điều này. Có kết quả này có thể do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, có thể do người lao động chưa có tinh thần hợp tác cao, chưa có sự quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp như mức mong đợi hoặc cũng có thể là do tại Frit Huế công tác tư tưởng, tác động đến nhận thức của người lao động chưa được quan tâm đúng mức.

Nhưng quan hệ tập thể tại công ty thì được nhiều nhân viên hài lòng hơn với Trung bình cộng: 3.47 cho thấy số người chọn mức 4 đồng ý và mức 5 hoàn toàn đồng ý cũng chiếm nhiều ý kiến trong cuộc điều tra với 27 người chiếm 57.3%. Về vấn đề tạo điều kiện cho nhân viên mới phát triển thì Công ty cổ phần Frit Huế lại làm rất tốt, qua cuộc khảo sát thì có 66% đồng ý với ý kiến "Tập thể luôn quan tâm tạo điều kiện cho nhân viên mới phát triển" điều này cũng thể hiện rõ với mức Trung bình cộng: 3.36 chứng tỏ khi mới vào làm việc thì người lao động luôn được quan tâm và tạo điều kiện để hòa nhập vào tập thể, được đào tạo nghiệp vụ, kĩ năng công việc cần làm một cách rõ ràng để giúp họ thực hiện tốt các công việc của mình. Đây là một điều cần biểu dương, cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa tỷ lệ đồng ý với ý kiến này nhằm một phần nào đó thu hút tốt hơn những nhân viên mới có năng lực đến với công ty.

- Ngoài mối quan hệ với đồng nghiệp thì cũng cần xem xét đến mối quan hệ giữa nhân viên với các cấp lãnh đạo trong công ty bởi vì khi nhân viên mất lòng tin vào lãnh đạo, họ sẽ không còn nhiệt tình làm việc. Lấy được lòng tin ở người thân, bạn bè đã khó, “kiếm” lòng tin ở nhân viên còn khó hơn. Là một nhà lãnh đạo có tài, nhưng nhà lãnh đạo đó đã được nhân viên tin yêu chưa? Thường thì các nhân viên rất quan tâm đến những hành vi, cư xử hàng ngày của sếp. Nếu những hành vi cư xử này đúng mực, họ sẽ lấy sếp làm thần tượng, làm điểm tựa để phấn đấu. Nếu chúng đáng phê phán, nhân viên sẽ thấy mất lòng tin, dần dần họ sẽ chán ghét luôn cả doanh nghiệp, thậm chí chán cả công việc họ đang làm.

Nhà lãnh đạo giỏi là phải biết nhận ra điều này, và tìm cách thay đổi chính mình, để vực dậy niềm tin, tạo dựng nên uy tín trong công ty và uy tín đối với người lao động. Nhưng tại Frit Huế chỉ có 25 người chiếm 53.2% chấp nhận ý kiến họ luôn đánh giá cao uy tín của lãnh đạo tại công ty còn 7 người không đồng ý tức là họ không đánh giá cao uy tín của lãnh đạo chiếm 14.9%. Điều này cần phải xem lại cách thức lãnh đạo trong công ty, tác phong đạo đức cũng như sự gương mẫu trong công việc của họ như thế nào dẫn đến có một số nhân viên không đánh giá cao uy tín của lãnh đạo. Nếu trong thời gian tới không xem xét vấn đề này sẽ dẫn đến sự bất mãn đối với lãnh đạo và tệ hơn nữa là sự bất mãn đối với công việc.

Bên cạnh uy tín của lãnh đạo thì mối quan tâm của nhân viên là họ có dễ dàng đề đạt những yêu cầu phục vụ cho công việc của mình hoặc là những tâm tư, nguyện vọng cá nhân của người lao động nhằm mong muốn công ty tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động làm việc, tạo điều kiện để họ thể hiện năng lực và có sự cống hiến hết mình đối với công ty. Nhưng khi khảo sát yếu tố này ta thấy Trung bình cộng: 3.28 và chỉ có 20,5% chọn ý kiến ở mức 4 và 5. Điều này là một điều không hề tốt đối với doanh nghiệp trong vấn đề điều hành nhân sự. Chính những yếu tố này sẽ tạo ra một khoảng cách lớn giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo nên tâm lý e dè, lo sợ đối với lãnh đạo của mình dẫn đến tạo nên những áp lực trong công việc, bất mãn với lãnh đạo và cuối cùng dẫn đến suy giảm năng suất và hiệu quả lao động của chính bản thân mỗi nhân viên và của toàn tập thể.

Đứng trước tình hình này các nhà lãnh đạo của công ty cổ phần Frit Huế phải xem xét lại hệ thống tổ chức của chính doanh nghiệp mình, bản thân của mỗi nhà lãnh đạo cấp cao cũng như cấp trung gian để có hướng cải cách và điều chỉnh hành vi của chính bản thân mình cũng như cách thức điều hành và lãnh đạo trong công ty. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi khá lớn trong công ty, tạo nên sự hứng khởi cho người lao động trong công việc cũng như các nhà lãnh đạo có thể có được sự am hiểu đối với nhân viên, đối với người lao động trong công ty, hiểu được những nguyện vọng của họ để có thể giải quyết những điều đó một cách tốt nhất trên phương châm vừa có lợi cho công ty và vừa có lợi đối với bản thân người lao động, tạo nên một mối quan hệ tốt trong tập thể công ty.

Một người lãnh đạo giỏi bên cạnh những uy tín, kinh nghiệm quản lý...thì cần phải có sự quan tâm đúng cách đối với nhân viên về mọi mặt đặc biệt là trong công việc của họ. Khi nhân viên cảm nhận lãnh đạo luôn quan tâm đúng mức đến công việc của mình sẽ cố gắng hơn trong công việc, hài lòng hơn đối với nơi công tác và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nhưng phải hiểu quan tâm đúng mức là như thế nào. Tránh tình trạng quan tâm quá mức sẽ làm nhân viên cảm giác bị kiểm soát gắt gao sẽ làm họ khó chịu và mất đi sự tự tin cũng như tính sáng tạo trong công việc còn quan tâm một cách hời hợt sẽ làm nhân viên mất đi tính kỉ luật và không tạo đầy đủ điều kiện cho nhân viên phát triển. Đối với vấn đề quan tâm đến nhân viên này, tại Frit Huế chỉ có 21 người chiếm 44.7% cho rằng mình đã được lãnh đạo quan tâm đúng mức đến công việc. Còn 17% thì phản đối ý kiến này. Nguyên nhân của điều này là do lãnh đạo ở đây ít khi quan tâm, hỏi han công việc đối với từng nhân viên cụ thể, chưa hỏi rõ nguyện vọng và yêu cầu của nhân viên. Đối với mỗi nhân viên thì cách khuyến khích tốt nhất và thể hiện sự quan tâm đó chính là lời khen ngợi, khen ngợi là hoạt động có sức mạnh nhất mà nhà quản lý có thể làm. Khen ngợi nhằm vào việc củng cố hành vi, đưa nhân viên tiến tới gần mục tiêu của nhà quản lý hơn. Trong những bí quyết quản lý thành công như: đặt mục đích, khen ngợi, khiển trách..., thì khen ngợi là quan trọng nhất bởi nó sẽ là yếu tố giúp nhân viên nhận ra được đích cần đạt tới, khiến họ nhìn thấy được động lực phấn đấu và yêu thích công việc. Nhưng bên cạnh đó thì nhà quản lý cũng phải đưa ra những lời nhắc nhở, thậm chí có hình thức khiển trách hợp lý đối với những nhân viên chưa hoàn thành tốt công việc của mình. Vận dụng và thực hiện tốt những điều này sẽ giúp cho việc quản lý nhân viên ở công ty tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên lao động gián tiếp tại công ty cổ phần frit huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w