Tình hình Cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

và Phát triển Hà Tĩnh

Từ những ngày đầu mới thành lập tới nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như cách làm việc, sắp xếp và bố trí cán bộ phù hợp với các vị trí thích ứng với tình hình thực tế của chi nhánh, đáp ứng được nhu cầu và sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Thông qua bảng số liệu 1 ta thấy, đội ngũ lao động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh có sự biến động qua 3 năm 2006 - 2008. Năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 7 người tương ứng tăng 8,04%. Năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 6 người tương ứng tăng 6,38%. Tốc độ tăng lao động của năm 2008/2007 thấp hơn năm 2007/2006 là 1 người tương ứng với -1,66%. Do yêu cầu của nền kinh tế trên địa bàn

nói chung, đặc biệt là khi Hà Tĩnh được Nhà nước công nhận lên Thành Phố thì đã có rất nhiều dự án kinh tế trọng điểm, nhiều doanh nghiệp được xây dựng lên nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy, sự tăng lên của số lượng cán bộ công nhân viên là rất hợp lý. Trong số lượng lao động tăng lên thì số lượng lao động nữ luôn tăng nhiều hơn số lượng lao động nam và chênh lệch giữa số lượng lao động nam và nữ là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng lao động nữ của năm 2007/2006 là 10,40%, trong đó tốc độ tăng lao động nam của năm 2007/2006 là 5,13%. Nhưng đến năm 2008 thì tốc độ tăng về lao động nam lại cao hơn tốc độ tăng của lao động nữ là 1,65%. Bên cạnh đó số lượng lao động nữ lại cao hơn số lượng lao động nam, năm 2008 là 12 người. Điều này là do đặc thù của ngành Ngân hàng đòi hỏi bởi vì công việc ở đây chủ yếu là làm văn phòng. Ngoài ra, hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng còn đòi hỏi sự nhẹ nhàng, khéo léo trong giao dịch với khách hàng là cán bộ nữ.

Để phát huy tính hiệu quả trong hoạt động, ngân hàng thường có ít sự thay đổi trong số lượng cán bộ lao động gián tiếp, là những người phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng được trôi chảy. Điều này được thể hiện qua con số 22 lao động gián tiếp vẫn được giữ nguyên qua 3 năm, nên có thể giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí đào tạo cán bộ lãnh đạo cho hoạt động của ngân hàng. Nhưng số lượng lao động trực tiếp và lao động giản đơn lại có sự biến động qua 3 năm. Điều này cũng là do tình hình kinh tế của Hà Tĩnh ngày càng phát triển nhất là khi Hà Tĩnh lên Thành Phố. Số lượng lao động trực tiếp của năm 2007/2006 tăng lên 4,92%, năm 2008/2007 tăng lên 7,80%. Số lượng lao động giản đơn của năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006 là 4 người; năm 2008/2007 tăng lên 1 người tưng ứng với 12,50%.

Về mặt chất lượng: trình độ chuyên môn được nâng cao lên theo từng năm. Số

lượng cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số CBCNV của toàn chi nhánh. Cụ thể năm 2006 có 59 nhân viên chiếm 67,81%, năm 2007 có 67 nhân viên chiếm 71,27%, năm 2008 có 75 nhân viên chiếm 75,00%. Số lượng nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 13,56%, năm 2008/2007 tăng 11,94%. Trong khi đó số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp và khác lại giữ nguyên qua 3 năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh rất quan tâm đến vấn đề chiêu hiền, đãi sỹ, trọng người tài. Mặt khác, việc tuyển thêm cán bộ có trình

độ Đại học và trên Đại học và có chương trình nâng cao trình độ, chất lượng chuyên môn cho cán bộ của Ngân hàng là một việc làm rất đúng đắn của chi nhánh đưa ra, thúc đẩy quá trình hoàn thành các mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó chi nhánh cũng đã tạo điều kiện cho những cán bộ có trình độ thấp tham gia các lớp học do Ngân hàng cấp trên tổ chức hay của các trường Đại học như Đại học ngân hàng, Đại học kinh tế mở…Rõ ràng những người có trình độ thấp ít được tuyển dụng nhưng chi nhánh cũng không thể sa thải hoặc cho số cán bộ đó nghỉ hưu sớm được vì một số là những cán bộ đã công tác lâu năm nên chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc của họ rất cao mặc dù trình độ còn ở mức Trung cấp, Cao đẳng. Một nguyên nhân khác nữa là do những cán bộ này đã được đào tạo từ trước đó khi ngành ngân hàng chưa có mức Đại học mới chỉ đào tạo ngang trình độ Trung cấp.

Bảng 1: Tình hình lao động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Hà Tĩnh qua 3 năm (2006 - 2008) Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng trọngTỷ (%) Số lượng trọngTỷ (%) 2007/2006 (%) 2008/2007 (%) Tổng lao động 87 100 94 100 100 100 8,04 6,38

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w