IV/ Phân theo cơ cấu lao động
2.2.6. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh qua 3 năm 2006 – 2008.
Hà Tĩnh qua 3 năm 2006 – 2008.
Để thấy được quy mô và kết quả kinh doanh của Ngân hàng ta tiến hành xem xét một số khía cạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở bảng 2.
Qua bảng số liệu 2 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh có sự biến động rõ rệt, năm 2006 là 659,57 tỷ đồng, năm 2007 là 815,74 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 23,68 %, tương ứng tăng 156,17 tỷ đồng. Sang năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt mức tăng trưởng cao lên đến 1038,40 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 là 27,30 %, tương ứng tăng 222,66 tỷ đồng.
Nhìn chung qua 3 năm 2006 – 2008 thì tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên đáng kể, đây là một dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Song song với quá trình huy động vốn là quá trình sử dụng vốn. Đây là nghiệp vụ duy trì sự sống còn cho ngân hàng. Từ những nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó như thế nào là phù hợp, vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vừa bảo toàn được vốn mà lại góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh không ngừng gia tăng. Năm 2007 doanh số cho vay là 831,18 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 157,92 tỷ đồng tương ứng là 23,45 %. Doanh số tiếp tục tăng lên ở năm 2008 là 1052,53 tỷ đồng, tăng 221,35 tỷ đồng so với năm 2007, tăng tương ứng là 26,63 %. Điều này cũng rất phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh. Đặc biệt là khi Hà Tĩnh được công nhận là Thành Phố thì các dự án trọng điểm, các doanh nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nên nhu cầu vay vốn của người dân, của các doanh nghiệp ngày càng cao. Trong đó doanh số cho vay tăng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Bên cạnh đó thì tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay Trung, dài hạn qua 3 năm lại cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay Ngắn hạn. Cụ thể, năm 2007 tốc độ tăng của doanh số cho vay trung, dài hạn cao hơn năm 2006 là 120,36 tỷ đồng, tăng tương ứng là 47,54 %. Năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 186,69 tỷ đồng tương ứng tăng 49,98 %. Trong khi đó doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2008 so với năm 2007 là 34,66 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,57%.
Nắm bắt được nhu cầu vốn lớn của các doanh nghiệp, các cá nhân nên ngân hàng đã áp dụng được chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo được mức cân đối với các ngân hàng đóng trên cùng địa bàn. Nhờ vậy mà
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh qua 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh
2007/2006 2008/2007
+- % +- %
- Tổng nguồn vốn 659,57 815,74 1038,40 156,17 23,68 222,66 27,30 - Doanh số cho vay 673,26 831,18 1052,53 157,92 23,45 221,35 26,63 + Ngắn hạn 420,11 457,67 492,33 37,56 8,94 34,66 7,57 + Trung, dài hạn 253,15 373,51 560,20 120,36 47,54 186,69 49,98 - Doanh số thu nợ 582,16 749,23 944,85 167,07 28,69 195,62 26,10 + Ngắn hạn 356,27 377,65 405,79 21,38 6,00 28,14 7,45 + Trung, dài hạn 225,89 371,58 539,06 145,69 64,49 167,48 45,07 - Doanh số thu nợ HTNB 1,72 2,45 2,58 0,73 42,44 0,13 5,10 + Thu nợ HTNB gốc 1,72 2,26 2,57 0,54 31,40 0,31 13,71 + Thu nợ HTNB lãi 0,19 0,005 0,19 - 0,19 - DT từ dịch vụ, bảo hiểm 1,27 3,32 5,74 2,05 61,42 2,42 72,89 - Trích dự phòng rủi ro 1,50 5,20 7,50 3,70 2,30 44,23 - Kết quả kinh doanh 9,05 11,63 20,05 2,58 28,50 8,42 72,39 - Thu nhập BQ đầu người 0,11 0,13 0,21 0,02 19,45 0,08 63,56
ngân hàng đã tạo được mối quan hệ tốt với phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…có uy tín, đẩy mạnh hoạt động cho vay trên địa bàn.
Cùng với việc nâng cao doanh số cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất là công tác thu nợ. Việc cho vay và thu hồi nợ là hai mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, có liên quan với nhau vì nếu công tác thu nợ được thực hiện tốt, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn thì sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển của đồng vốn, tăng số vòng quay tạo ra giá trị thặng dư lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Năm 2007 doanh số thu nợ là 749,23 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 167,07 tỷ đồng tương ứng là 28,69 %, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 195,62 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,10 %. Qua số liệu trên ta thấy Chi nhánh rất quan tâm đến công tác thu nợ của khách hàng. Trong đó doanh số thu nợ tăng lên chủ yếu là trung, dài hạn. Đây là những doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức…đã làm việc lâu năm và trở thành khách hàng thân thiện với ngân hàng. Cụ thể doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 145,69 tỷ đồng, tương ứng là 64,49 %. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 167,48 tỷ đồng, tương ứng là 45,07 %. Trong khi đó tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn của năm 2008 so với năm 2007 là 28,14 tỷ đồng, tăng tương ứng là 7,45 %.
Có được kết quả như vậy trước hết phản ánh sự đúng đắn, chính xác của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các dự án cho vay. Mỗi khi các dự án này hoạt động có hiệu quả thì khách hàng có thể thu hồi được vốn vay để trả nợ cho ngân hàng và tiếp tục được vay vốn lần sau. Bên cạnh đó, gắn liền giữa trách nhiệm cho vay và thu hồi nợ buộc các cán bộ tín dụng cố gắng, nổ lực trong việc động viên, thúc giục khách hàng nhanh chóng trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng.
Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì không thể không tránh khỏi các khoản nợ xấu – đó là các khoản nợ mà ngân hàng không thể thu hồi về được. Nhưng Chi nhánh luôn quan tâm công tác thu nợ bằng các biện pháp, nghiệp vụ thích hợp nên đối với một số khoản nợ đã hoạch toán ngoại bảng kể cả gốc và lãi thì ngân hàng đã đạt được một số mặt tích cực. Doanh số thu nợ ngoại bảng năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 0,73 tỷ đồng, tương ứng là 42,44 %. Trong đó, thu nợ ngoại bảng chủ yếu là các khoản nợ gốc. Năm 2007 doanh số thu nợ ngoại bảng gốc tăng hơn so
với năm 2006 là 0,54 tỷ đồng, tăng tương ứng là 31,40 %, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 0,31 tỷ đồng, tương ứng là 13,71 %.
Kinh doanh tiền tệ là kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt nên ngân hàng không thể không tránh khỏi các loại rủi ro. Vì vậy, tất cả các ngân hàng đều phải trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định. Cùng với quá trình cho vay vốn ngày càng tăng thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh hàng năm đều trích lập các khoản dự phòng rủi ro phù hợp với các khoản vay đó. Cụ thể năm 2006 trích lập 1,50 tỷ đồng, năm 2007 là 5,20 tỷ đồng và năm 2008 trích lập 7,50 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 là 7,50 tỷ đồng, tương ứng tăng 44,23 %.
Từ những biện pháp, nghiệp vụ kinh doanh trên cho thấy Chi nhánh rất quan tâm đến vấn đề huy động vốn, sử dụng vốn và công tác thu nợ, trích lập các khoản dự phòng rủi ro. Nên kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã tăng lên rất rõ qua các năm. Năm 2006 kết quả kinh doanh đạt được là 9,05 tỷ đồng, năm 2007 đạt 11,63 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 2,58 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,50 % và năm 2008 kết quả kinh doanh đạt được là 20,05 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 là 8,42 tỷ đồng, tương ứng với 72,39 %. Một điều đáng quan tâm hơn là số lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh tăng lên qua 3 năm nhưng mà thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người đạt 0,13 tỷ đồng, năm 2008 đạt 0,21 tỷ đồng / người tăng hơn so với năm 2007 là 0,08 tỷ đồng. Điều này cho thấy việc kinh doanh của Chi nhánh đang ngày càng đạt hiệu quả cao. Đây là mặt tích cực mà Chi nhánh cần phải duy trì để ngày càng khẳng định hơn nữa vị trí của mình trên thị trường Tài chính Hà Tĩnh nói riêng và thị trường Tài chính cả nước nói chung.
• Một số thành tích đạt được và hạn chế còn tồn tại ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển _ Hà Tĩnh.
Một số thành tích mà Chi nhánh đạt được trong giai đoạn 2006 – 2008.
Giai đoạn 3 năm từ năm 2006 – 2008 Chi nhánh Hà Tĩnh đã có những bước tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn 2003 – 2005. Huy động vốn tăng 1,8 lần, dư nợ cho vay tăng 2,5 lần so với số thực hiện đến cuối năm 2005, thu dịch vụ ròng năm 2008 gấp 3,7 lần số thực hiện năm 2005, chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro thực hiện năm 2008 gấp 2 lần số thực hiện năm 2005…
Sau giai đoạn thực hiện tái cơ cấu, chất lượng tài sản có của Chi nhánh Hà Tĩnh đã tăng lên rõ rệt, cơ cấu tài sản ở mức khá phù hợp. Trong đó dư nợ vay chiếm khoảng 72% tổng tài sản có, tiền gửi tại H.O chiếm khoảng 18% còn lại là tài sản khác. Tài sản có sinh lời ở mức trên 90%. Dư nợ cho vay mức độ rủi ro tiềm ẩn giảm mạnh so với trước đây do cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đã thực hiện đúng chỉ đạo của Hội Sở Chính, tỷ lệ nợ xấu năm 2008 dưới 1%, các khoản dự thu không phát sinh nhiều số khó thu như trước đây.
Năm 2008 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh Hà Tĩnh cũng đã đạt được một số thành tích nổi bật. Đó là đã đạt được kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 50%, thu dịch vụ ròng đạt 3,7 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 84%. Chính sách lãi suất thực hiện linh hoạt theo chỉ đạo của Hội Sở Chính, được cấp ủy, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, chênh lệch thu chi đạt mức cao, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người vượt mức trên 100 triệu đồng, gấp 2 lần năm 2007, tập thể đoàn kết, nhất trí, không có các đơn thư khiếu kiện, nhiều khách hàng thuộc loại mạnh trên địa bàn đang quan hệ ở NHTM khác về đặt quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh…
Một số hạn chế còn tồn tại ở Chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008
Mặc dù đạt kết quả tăng trưởng khá cao ở các chỉ tiêu nhưng hoạt động trong 3 năm qua vẫn đang còn một số mặt tồn tại như sau:
- Giá đầu vào cao dẫn đến thu nhập từ huy động vốn thấp nhưng nguồn huy động vẫn bị sụt giảm do lãi suất của các NHTM trên địa bàn luôn cao hơn. Nguyên nhân do trước đây nguồn tiền gửi tổ chức đa số là không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhưng lãi suất thấp. Tuy nhiên hiện nay các NHTM lại tập trung cạnh tranh vào tiền gửi tổ chức nên đẩy lãi suất giành cho các đối tượng này lên mức cao, thậm chí còn cao hơn mức lãi suất huy động của dân cư. Mặt khác, do cơ chế mua bán vốn của BIDV tạo ra mức trần huy động và cho vay nên Chi nhánh không thể áp dụng như các NHTM khác để duy trì khoảng cách đầu ra - đầu vào.
- Hoạt động thu tiền mặt ngày càng phức tạp do lượng tiền mặt nộp hằng ngày, lượng khách giao dịch ngày càng tăng, tiền giả ngày càng nhiều, trong khi thiết bị không kiểm tra được nên phải kiểm tra bằng mắt thường dẫn đến thời gian kiểm đếm lâu ảnh
hưởng rất nhiều đến giao dịch với khách hàng, áp lực cho cán bộ là rất lớn. Đây là một trở ngại chưa thể khắc phục được trong ngắn hạn.
- Do lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều, các bộ phận như dịch vụ khách hàng, kho quỹ, quan hệ khách hàng, quản trị tín dụng xử lý sự vụ, tác nghiệp suốt cả ngày nên việc nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao kiến thức, kỹ năng giao dịch, tham mưu, đề xuất cho các cấp lãnh đạo còn rất hạn chế. Nhất là khi triển khai sản phẩm, dịch vụ mới áp dụng là rất lớn.
- Việc quản lý tham số sản phẩm tiền gửi hiện nay không thuận lợi cho Chi nhánh. Lãi suất huy động phải điều chỉnh kịp thời với diễn biến của thị trường nhưng mỗi lần như vậy Chi nhánh phải nhập tham số lãi suất vào phân hệ, fax văn bản đề nghị ra trung tâm Công nghệ thông tin, sau khi hội sở chính duyệt Chi nhánh download bộ mã sản phẩm về. Trong thời gian download thì các giao dịch online đều bị gián đoạn.