Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh đồng nai đến năm 2015 (Trang 43)

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Chi Nhánh Đồng Nai. 2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực, trong đó động lực tăng trưởng chủ yếu từ các nước đang phát triển và mới nổi. Lạm phát các nước này có xu hướng tăng nhanh khiến các Ngân hàng Trung

ương điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt. Thị trường tài chính, tiền tệ biến

động phức tạp và cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu làm ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế. Trong nước, tổng thể vĩ mô nhìn chung ổn định, kinh tế phục hồi khá nhanh và ổn định, tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 6.7%, xuất khẩu ước tăng 23%, gần 4 lần so với kế hoạch. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10 nhưng khoảng cách giữa tỷ

giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21,500 đồng/USD Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở

hạ tầng còn yếu kém; hiệu quả đầu tư thấp; nhập siêu còn lớn; bội chi ngân sách cao, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Nửa đầu 6 tháng đầu năm kinh tế thế

giới đã từng bước phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn về tài chính. Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới kinh tế Việt Nam đã

và đang đối mặt với khá nhiều khó khăn: lạm phát tăng cao đã kìm hãm hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tình trạng nhập siêu tiếp tục căng thẳng, thị trường chứng khoán và bất động sản sụt giảm mạnh và biến động phức tạp khó lường của thị trường tài chính ngân hàng. Kết thúc 6 tháng đầu năm nền kinh tế vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận: dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 5.6% sản xuất công nghiệp ước 419 ngàn tỷ đồng, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm trước, khu vực dịch vụ dự kiến tăng 6.3%.

Trên địa bàn, mặt dù gặp không ít khó khăn, thách thức do biến động giá cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng và dịch heo tai xanh ảnh hưởng đến chăn nuôi. Song với sự phấn đấu tích cực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng đảm bảo mục tiêu đề ra: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn năm 2010 ước tăng 13.5% so với năm 2009, trong đó, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 14.7%; ngành dịch vụ tăng 14.7%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3.9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành năm 2010: công nghiệp - xây dựng 57.2%; thương mại, dịch vụ 34%; nông, lâm, ngư

nghiệp 8.7%. Thu nhập bình quân của người dân cũng cao hơn trước đây dẫn

đến gia tăng nhu cầu có các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm thẻ và các dịch vụ tài chính cá nhân. Đây là một thị trường mở cho các ngân hàng vốn hiện tại vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ.

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 vượt 27.5% dự toán trung ương giao, vượt kế hoạch đề ra.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 32,321 tỷ đồng, chiếm 42.7%GDP, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó vốn trong nước chiếm 48.2%, vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 51.8% tổng vốn đầu tư.

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt trên 1.5 tỷ USD (bao gồm đăng ký mới và dự án tăng vốn) vượt kế hoạch đề ra.

Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua cấp giấy chứng nhận đầu tư

52,000 tỷ đồng, vượt kế hoạch. Doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh là 20,000 tỷ đồng (bao gồm đăng ký mới và đăng ký tăng vốn), vượt kế hoạch đề

ra.

2.2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Cũng trong năm 2010, chúng ta thấy Chính phủ rất mạnh mẽ trong việc

đưa ra các giải pháp và chính sách để điều chỉnh thị trường. Vào đầu năm, gói kích cầu được áp dụng để giữ cho thị trường phát triển đúng nhịp. Gói hỗ trợ này

đã dừng triển khai vào nửa cuối năm và thay vào đó là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam cũng đã tháo bỏ mọi rào cản cho các ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khi gia nhập WTO. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ

không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh trong thị trường mở.

2.2.1.3 Môi trường văn hóa – Xã hội

Là 1 tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Tp.HCM, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáptỉnhBàRịaVũngTàu.

Theoquyhoạchtrongtương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi Biên Hòa- Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải - Gò Dầu, sân bay quốc tế Long Thành, hệ thống đường dẫn khí từ

Vũng Tàu đi qua tỉnh Đồng Nai về TP. Hồ Chí Minh, nâng cấp tỉnh lộ 769 nối quốc lộ 20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51... sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KTXH địa phương và khu vực.

Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp. Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được khai thác như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du lịch Bửu Long và nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58,000 học viên. Năm 2010, toàn tỉnh có 257 cơ sở y tế, 19 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực. Toàn tỉnh có 5,703 cán bộ y tế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đạt 22.5 cán bộ y tế/vạn dân. Trong đó số bác sỹ là 1,267 người.

2.2.1.4 Dân số - lao động

Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2,559,673 người. Trong đó:

- Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 855,703 người; Nông thôn là 1,703,970 người.

- Phân theo giới tính: Nam: 1,270,120 người, chiếm 49.62%; Nữ: 1,289,554 người , chiếm 50.38%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1.12%

- Thành phố Biên Hòa cách trung tâm Tp.HCM 30 km. Tổng diện tích tự

là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất nước Việt Nam. Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này.Vì là tỉnh lỵ của Đồng Nai nên hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đều nằm tại thành phố này. Hội Đồng nhân dân tỉnh quyết định dời trung tâm hành chánh hiện tại về Khu đô thị Tam Phước - Xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà.

- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2010 giảm xuống còn 2.6%. Cơ cấu lao

động năm 2010 là: khu vực công nghiệp - xây dựng 39.1%, khu vực dịch vụ

30.9%, khu vực nông nghiệp 30%.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2010 đạt 53%, tỷ lệ lao

động qua đào tạo nghềđạt 40%

2.2.1.5 Môi trường công nghệ - kỹ thuật

Công nghệ kỹ thuật rất quan trọng trong công tác điều hành, phát triển nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng đồng thời mang lại tiện ích cho khách hàng trong giao dịch. Với ngành ngân hàng, công nghệ hiện đại sẽ tạo ra bước đột phá trong việc khai thác các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống công nghệ của ngân hàng sẽ quyết định tính đa dạng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, khả năng phát triển mạng lưới, đa dạng hóa các kênh dịch vụ… Thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng Công Thương đã không ngừng trong việc nỗ lực nghiên cứu xây dựng, cung cấp tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

điện tử như Vietinbank ipay, mobile banking với dịch vụ này khách hàng được hỗ trợ thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua máy tính nối mạng internet và điện thoại di động một cách nhanh chóng, đơn giản, an toàn, thuận

tiện, các tiện ích của dịch vụ bao gồm: Truy vấn thông tin tài khoản và ngân hàng, chuyển khoản, gửi tiết kiệm, vay vốn, trả nợ vay qua mạng internet.

Đểđa dạng hóa và hiện đại hoá các phương thức thanh toán theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử, Vietinbank đã phối hợp với công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam - VNPAY triển khai thử nghiệm thành công dịch vụ Ví điện tử VnMart.

Việc ra đời ví điện tử VnMart sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thẻ E- Partner có thêm kênh thanh toán trực tuyến vô cùng thuận tiện, đồng thời tạo

điều kiện thuận lợi cho hàng ngàn doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các đối tượng khách hàng đầy tiềm năng trên thị trường.

2.2.2 Phân tích môi trường vi mô 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trên địa bàn Đồng Nai hiện nay có 46 tổ chức tín dụng với tổng số 237

đầu mối tổ chức tín dụng. Vietinbank CN Đồng Nai không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần mà còn cạnh tranh với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng của nước ngoài. Lĩnh vực huy động vốn và cho vay là 02 lĩnh vực chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả đi sâu phân tích 2 lĩnh vực này để đánh giá tình hình cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của VietinBank CN Đồng Nai so với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Số liệu so sánh giữa Vietinbank CN Đồng Nai với các ngân hàng trên địa bàn vào thời điểm 30/6/2011

Bảng 2.1Tình hình huy động vốn đến 30/6/2011của các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai Stt Tên TCTD Số dư huy động vốn(Đvt: triệu đồng) Thị phần (Đvt:%) 1 VietinBank – CN Đồng Nai 3,026,599 5.72

2 Vietinbank – CN Biên Hòa 1,759,227 3.33

3 Vietcombank – CN Đồng Nai 4,588,403 8.68 4 DaiABank Đồng Nai 3,515,235 6.65 5 Agribank – CN Đồng Nai 10,585,332 20.02 6 BIDV – CN Đồng Nai 1,983,828 3.75 7 Sacombank – CN Đồng Nai 3,112,369 5.89 8 Các ngân hàng còn lại 24,312,134 45.97 9 Tổng cộng 52,883,127 100.00

Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước

Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình huy động vốn của Vietinbank CN Đồng Nai đứng hàng thứ năm so với các ngân hàng trên địa bàn đặc biệt cách xa rất lớn so với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CN Đồng Nai. Với uy tín của ngân hàng cùng với chính sách chăm sóc và chế độ đãi ngộ đối với khách hàng trên địa bàn, những năm gần đây hệ thống ngân hàng công thương không ngừng phát triển thêm nhiều sản phẩm, nâng cao tiện ích của sản phẩm do

đó đã thu hút được ngày càng nhiều lượng khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Ngoài việc nâng cao tiện ích sản phẩm ngân hàng còn có những chính sách đối với khách hàng gắn bó lâu năm với ngân hàng, đồng thời có những chính sách

BIỂU ĐỒ SO SÁNH HUY ĐỘNG VỐN VIETINBANK CN ĐỒNG NAI SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐẾN 30/6/2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.72% 3.33% 8.68% 6.65% 20.02% 3.75% 5.89% 45.97% VietinBank – CN Đồng Nai Vietinbank – CN Biên Hòa Vietcombank – CN Đồng Nai DaiABank Đồng Nai Agribank – CN Đồng Nai BIDV – CN Đồng Nai Sacombank – CN Đồng Nai Các ngân hàng còn lại

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn đến 30/6/2011 của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. *Hoạt động tín dụng Bảng 2.2 Tình hình dư nợ các ngân hàng đến 30/6/2011 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Stt Tên TCTD Dư nợ (Đvt: triệu đồng) Thị phần (Đvt:%) 1 VietinBank – CN Tỉnh Đồng Nai 4,705,404 9.32

2 Vietinbank – CN Biên Hòa 1,767,008 3.50

3 Vietcombank – CN tỉnh Đồng Nai 5,423,409 10.74 4 DaiABank Đồng Nai 3,210,817 6.36 5 Agribank – CN tỉnh Đồng Nai 7,280,657 14.42 6 BIDV – CN tỉnh Đồng Nai 2,225,332 4.41

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ các ngân hàng đến 30/6/2011 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Stt Tên TCTD Dư nợ (Đvt: triệu đồng) Th(Đị phvt:%)ần 7 Sacombank – CN tỉnh Đồng Nai 2,132,436 4.22 8 Các ngân hàng còn lại 23,754,132 47.04 9 Tổng cộng 50,499,195 100.00

Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước

Theo bảng 2.2 ta thấy thị phần cho vay của ngân hàng công thương Đồng Nai đứng hàng thứ ba sau ngân hàng Agribank CN Đồng Nai và Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai. Ngân hàng có lượng khách hàng vay vốn với hạn mức cao như: Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai với hạn mức: 313 tỷ đồng Công ty cổ

phần Đồng Nai với hạn mức 300 tỷ đồng Tổng công ty thực phẩm công nghệ với hạn mức 286 tỷ đồng, Công ty cổ phần Hòa Việt với hạn mức 100 tỷ đồng, Công ty cổ phần mía đường La Ngà với hạn mức 110 tỷ, ngoài ra ngân hàng còn ký hợp đồng với các đơn vị hành chánh sự nghiệp, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, trường học… để giải ngân tín chấp cho các cán bộ

công nhân viên. Bên cạnh những thuận lợi như hạn mức cho vay cao và ổn định ngân hàng gặp khó khăn như: một trong những đơn vị trên không tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thì dư nợ sẽ giảm sút một cách đáng kể, những đơn vị nêu trên gặp khó khăn về vấn đề tài chính khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng làm tăng dư nợ xấu. Do vậy ngoài việc theo dõi tình hình hoạt động của các đơn vị trên ngân hàng luôn tìm thêm nhiều khách tốt trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau để giảm thiểu rủi ro.

BIỂU ĐỒ SO SÁNH DỰ NỢ CỦA VIETINBANK SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN 30/6/2011 9.32% 4.41% 4.22% 47.04% 6.36% 14.42% 3.50% 10.74% VietinBank – CN Tỉnh Đồng Nai Vietinbank – CN Biên Hòa Vietcombank – CN tỉnh Đồng Nai DaiABank Đồng Nai Agribank – CN tỉnh Đồng Nai BIDV – CN tỉnh Đồng Nai Sacombank – CN tỉnh Đồng Nai Các ngân hàng còn lại Hình 2.3 tình hình dư nợ đến 30/6/2011 của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ma trận hình ảnh cạnh tranh Từ bảng số liệu so sánh tình hình nguồn vốn và dư nợ trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai tác giả rút ra đối thủ cạnh tranh chính của Vietinbank CN Đồng Nai là ngân hàng Vietcombank CN Đồng Nai và ngân hàng Agribank CN Đồng Nai.

Đây là những ngân hàng có dư nợ và nguồn vốn huy động lớn hơn Vietinbank CN Đồng Nai, mạng lưới giao dịch rộng khắp tại các quận huyện trên địa bàn tỉnh. Tác giảđã sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định mức độ quan trọng và phân loại làm cơ sở cho việc thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Bảng 2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Vietinbank CN Đồng Nai

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh đồng nai đến năm 2015 (Trang 43)