KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 79)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Thanh Chương là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An có diện tích đất tự nhiên là 112.886,78 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 90.059,59 ha (chiếm 79,78%) . Đây là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Sản xuất nông lâm ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Là một huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như có nguồn lực dồi dào, vị trí địa lý và giao thông tiện lợi cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học và giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp.

Qua điều tra về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, các công thức luân canh chính của huyện là: lúa - lúa; lúa - lúa - ngô; Lạc - đậu - ngô; Lạc - ngô; sắn - khoai, rau - rau. Các hạng đất chủ yếu là hạng II, hạng III, hạng IV.

Hiệu quả sử dụng đất của các nông hộ chịu ảnh hưởng của các nhân tố phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, loại đất, trình độ canh tác...Mỗi nhân tố có mức ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sử dụng đất đai của các nông hộ. Mức đầu tư của các hộ nông dân đối với từng công thức luân canh là khác nhau. Với mỗi hạng đất khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, nó phụ thuộc vào các CTLC được sử dụng trên hạng đất đó, đặc điểm thổ nhưỡng và tính chất đất.

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, người nông dân đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất. Không ngừng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ về giống, vốn, cho người dân tham gia các lớp tập huấn.

Tuy nhiên quy mô ruộng đất của huyện còn nhỏ lẻ phân tán manh mún, việc sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu.

Trình độ nhận thức và văn hóa của người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.

Diện tích đất canh tác của huyện có giảm nhưng do quá trình chuyển đổi các loại cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ làm cho hệ số sử dụng ruộng đất tăng lên. Qua điều tra tình hình sử dụng đất canh tác của 2 xã, một số diện tích đất người dân đã cơ cấu được 3 vụ mùa/năm.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất người nông dân phải tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu đáp ứng đầy đủ tưới tiêu cho ruộng đồng tạo điều kiện thuận lợi nâng cao năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế.

2. KIẾN NGHỊ

Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai ở huyện Thanh chương - tỉnh Nghệ An, để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Chương, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

*) Đối với nhà nước

- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời chính sách về đất đai để phù hợp với sự phát triển của từng vùng và từng địa phương.

- Phối hợp cùng với các cấp chính quyền khác, thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình để người dân có ý thức đầu tư sản xuất.

*) Đối với cấp chính quyền địa phương

- Cần đẩy mạnh công tác quy hoạch về sử dụng đất, tránh tình trạng sử dụng đất đai không đúng mục đích.

- Xác định nhu cầu đào tạo cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại địa phương.

- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi những mô hình sản xuất mới, cơ cấu cây trồng mới. Có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất khi ứng dụng quy trình sản xuất mới.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là hệ thống thủy lợi, cung cấp đầy đủ dịch vụ về giống, vật tư và các dịch vụ nông nghiệp khác cho hộ.

- Vận động người dân tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi để các hộ học hỏi kinh nghiệm.

*) Đối với người nông dân

- Tích cực chủ động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Thay đổi các phương thức canh tác truyền thống, lạc hậu bằng các hình thức luân canh, xen canh, gối vụ, đầu tư thâm canh cao để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

- Đầu tư sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý. Không ngừng cải tạo, bồi dưỡng đất để tăng khả năng sinh lợi cho ruộng đất.

- Mạnh dạn đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, tiếp cận thị trường, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w